Từ 1/9, gần 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị 'khai tử' vì những lý do sau
Từ 1/9, các ngân hàng sẽ đồng loạt xóa sổ gần 86 triệu tài khoản không xác thực sinh trắc học, ngăn chặn lừa đảo và làm sạch hệ thống tài chính.
Ngày 16/7/2025, báo Gia đình xã hội đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ 1/9, gần 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị 'khai tử' vì những lý do sau". Nội dung như sau:
Cuộc "đại phẫu" hệ thống tài khoản ngân hàng toàn quốc
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố con số gây chấn động: gần 86 triệu tài khoản ngân hàng không còn hợp lệ sau khi đối soát dữ liệu sinh trắc học trên toàn quốc. Trong tổng số khoảng 200 triệu tài khoản ngân hàng hiện có, chỉ còn hơn 113 triệu tài khoản cá nhân và hơn 711.000 tài khoản tổ chức được xác nhận đang hoạt động thực tế.
Động thái này nằm trong chiến lược làm sạch hệ thống tài khoản thanh toán, ngăn chặn các hành vi gian lận, giả mạo và rửa tiền vốn đang gia tăng mạnh trên nền tảng số.
Vì sao 86 triệu tài khoản sẽ bị "xóa sổ"?
Theo NHNN, các tài khoản nằm trong diện bị xử lý đều có một hoặc cả hai đặc điểm sau:
- Không được xác thực danh tính bằng sinh trắc học (vân tay, ảnh chân dung đối chiếu CCCD gắn chip hoặc VNeID)
- Không phát sinh giao dịch trong thời gian dài, thậm chí bị bỏ quên hoặc do kẻ xấu tạo ra phục vụ hành vi gian lận
- Hàng loạt hình thức lừa đảo như mạo danh tài khoản để nhận tiền từ nạn nhân, chuyển khoản rửa tiền hoặc chiếm đoạt tài sản qua ngân hàng điện tử thường được thực hiện thông qua các tài khoản "rác", không chính chủ.

Khi nào bắt đầu xóa tài khoản và ai bị ảnh hưởng?
Việc xóa sổ các tài khoản ngân hàng không xác thực danh tính sẽ chính thức được triển khai từ ngày 1/9/2025. Theo quy định mới, mọi tài khoản chưa thực hiện xác thực sinh trắc học và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài sẽ bị coi là không hợp lệ và bị xóa khỏi hệ thống.
Để đón đầu chính sách từ Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại lớn như BIDV, Vietcombank, VietinBank, Techcombank, VPBank… đã chủ động rà soát, đồng thời tiến hành khóa các tài khoản có dấu hiệu bất thường ngay từ bây giờ. Đây là động thái nhằm tăng cường bảo mật và đảm bảo an toàn hệ thống trước nguy cơ lừa đảo và rửa tiền đang gia tăng trong lĩnh vực ngân hàng số.
Xác thực sinh trắc học là cách duy nhất để giữ tài khoản
Việc xác thực sinh trắc học hiện đang được triển khai linh hoạt thông qua nhiều hình thức như: thao tác trực tiếp trên ứng dụng ngân hàng điện tử (mobile banking), thực hiện tại quầy giao dịch, hoặc thông qua hệ thống định danh điện tử eKYC. Đồng thời, các ngân hàng cũng đang tích cực tích hợp dữ liệu sinh trắc từ Căn cước công dân gắn chip và nền tảng định danh số quốc gia VNeID.
Tính đến ngày 13/6/2025, toàn ngành ngân hàng đã xác thực sinh trắc học cho 117 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân, tương đương gần 100% tổng số tài khoản có phát sinh giao dịch qua kênh số. Bên cạnh đó, đã có hơn 927.000 tài khoản tổ chức được xác thực, đạt tỷ lệ trên 70% trong tổng số tài khoản tổ chức đang hoạt động.
Đây không chỉ là "dọn dẹp" mà còn là "bước đệm" cho ngân hàng số
Việc làm sạch tài khoản ngân hàng là một phần trong Đề án 06 của Chính phủ, phối hợp giữa NHNN và Bộ Công an nhằm:
- Chuyển đổi số toàn diện ngành ngân hàng
- Đảm bảo tính hợp pháp, minh bạch trong giao dịch
- Phòng chống các hành vi rửa tiền, lừa đảo công nghệ cao
- Nâng cấp hạ tầng ngân hàng số phục vụ người dân và doanh nghiệp
Theo lãnh đạo NHNN, hiện nay hầu hết ngân hàng đã đạt trên 95% giao dịch thực hiện qua kênh số.
Cuộc "dọn dẹp" tài khoản lần này không chỉ giúp hệ thống ngân hàng trở nên minh bạch hơn, mà còn trực tiếp bảo vệ người dân trước các chiêu trò lừa đảo, giả mạo ngày càng tinh vi.
Nếu bạn còn tài khoản ngân hàng không sử dụng hoặc chưa xác thực sinh trắc học, hãy hành động trước ngày 1/9. Đừng để tài khoản bị khóa hoặc xóa, rồi lại mất thời gian xử lý hậu quả.
Tạp chí Người đưa tin ngày 15/7 cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ 1/9: Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ". Cụ thể như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, hiện cả nước có khoảng 200 triệu tài khoản ngân hàng cá nhân đã được mở, tuy nhiên chỉ 113 triệu trong số đó đã được xác thực danh tính bằng sinh trắc học.
Con số hơn 86 triệu tài khoản còn lại, vốn không phát sinh giao dịch trong thời gian dài, được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro và sẽ bị loại bỏ. Trên thực tế, nhiều ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Techcombank đã chủ động rà soát và khóa các tài khoản có dấu hiệu đáng ngờ trước khi quy định được áp dụng đồng bộ. Đây được xem là biện pháp mạnh nhằm làm sạch hệ thống tài khoản ngân hàng, đồng thời ngăn chặn tình trạng tội phạm công nghệ cao, gian lận tài chính trên môi trường số.
Song song với việc loại bỏ tài khoản không xác thực, các cơ quan chức năng cũng đang mạnh tay siết chặt các quy định pháp lý để tăng tính răn đe. NHNN đang xây dựng một kho dữ liệu tập trung về các tài khoản có dấu hiệu gian lận, đồng thời dự thảo nghị định nâng mức phạt đối với hành vi cho thuê, mượn tài khoản lên tối đa 200 triệu đồng, cao gấp 4-5 lần hiện nay. Ở góc độ cứng rắn hơn, Bộ Công an cũng đang đề xuất bổ sung quy định xử lý hình sự đối với các hành vi này.
Biện pháp xác thực sinh trắc học không chỉ áp dụng với tài khoản cá nhân. Kể từ ngày 1/7 vừa qua, các tài khoản doanh nghiệp cũng bắt buộc phải thực hiện định danh sinh trắc học của người đại diện hợp pháp để đủ điều kiện giao dịch. Hiện đã có khoảng 711.000 tài khoản tổ chức, chiếm 55% tổng số, đã hoàn thành việc đối chiếu thông tin theo quy định mới.
Cách xác thực sinh trắc học bằng CCCD gắn chip
Để xác thực sinh trắc học bằng CCCD gắn chip thì điện thoại của bạn phải có hỗ trợ NFC. Nếu điện thoại có hỗ trợ NFC thì bạn chỉ cần tìm đến mục giấy tờ tùy thân trên ứng dụng ngân hàng và sau đó làm theo hướng dẫn để quét CCCD gắn chip như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng ngân hàng mà bạn đang sử dụng trên điện thoại của mình lên
Bước 2: Đăng nhập tài khoản ngân hàng của mình
Bước 3: Cập nhật sinh trắc học
Thông báo yêu cầu cập nhật sinh trắc học sẽ nằm ngay trung tâm để người dùng có thể dễ dàng nhận thấy.
Hãy nhấn chọn vào thông báo Cập nhật sinh trắc học ngân hàng > Tiến hành đưa 02 mặt thẻ CCCD gắn chip của mình vào để chụp xác minh.