Mẹ trẻ vội đi vệ sinh, để con gái 5 tuổi trông cặp sinh đôi mới đầy tháng và bi kịch đã xảy ra ngay sau đó

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Theo thời gian, sinh con không chỉ là "sinh" mà còn phải "nuôi tốt, dạy tốt".

Ngày 14/7/2025, Tạp chí Thanh niên Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Mẹ trẻ vội đi vệ sinh, để con gái 5 tuổi trông cặp sinh đôi mới đầy tháng và bi kịch đã xảy ra ngay sau đó". Nội dung như sau:

Mai Tử là một người mẹ ngoài 30 tuổi, sống cùng chồng và con gái ở Chiết Giang (Trung Quốc). Cuộc sống của cô tuy không dư dả nhưng ấm áp và hạnh phúc. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vì áp lực sinh thêm con từ mẹ chồng.

Mẹ chồng lấy cớ phải có con trai để nối dõi và khuyên cô sinh thêm. Ban đầu, Mai Tử không đồng ý, nhưng dưới sự thuyết phục mềm mỏng xen lẫn ép buộc của mẹ chồng, cùng lời hứa "sẽ giúp trông con và hỗ trợ mua nhà", Mai Tử cuối cùng cũng xuôi lòng.

Chẳng bao lâu, Mai Tử mang thai đôi, lại còn là hai bé trai. Cả nhà mừng rỡ như mở hội. Ngày Mai Tử sinh, mẹ chồng Mai Tử xúc động đến rơi nước mắt, ngày nào cũng ôm cháu không rời. Nhưng niềm vui ấy chẳng kéo dài lâu. Không bao lâu sau, mẹ chồng than mệt, rồi thẳng thừng bỏ về quê.

Vừa hết tháng ở cữ, Mai Tử đã trở thành "siêu nhân mẹ", một mình chăm sóc ba đứa trẻ. Chồng cô tuy vẫn đi làm kiếm tiền nhưng vì công việc bận rộn nên không thể phụ giúp việc nhà.

Một ngày nọ, vì buồn đi vệ sinh đến mức không chịu nổi, Mai Tử đành nhờ cô con gái 5 tuổi của mình trông hai em mới đầy tháng. Cô không ngờ rằng chỉ vài phút ngắn ngủi ấy lại dẫn đến một tai nạn.

Vì không còn cách nào khác, Mai Tử phải để con gái 5 tuổi trông giúp 2 đứa trẻ sơ sinh

Nghe tiếng khóc thét vang lên, Mai Tử hốt hoảng chạy vào phòng thì thấy một bé sơ sinh nằm trên sàn, đầu sưng đỏ. Cô hoảng loạn, toàn thân run rẩy.

Cô con gái vừa khóc vừa giải thích: "Em khóc, con muốn bế em đi tìm mẹ, nhưng con không bế nổi…".

Tuy em bé không bị làm sao nhưng Mai Tử vẫn bị gia đình nhà chồng trách mắng

May mắn thay, sau khi đi viện kiểm tra, em bé không bị tổn thương nghiêm trọng. Nhưng điều khiến Mai Tử đau lòng hơn là phản ứng của mẹ chồng. Bà không hỏi han con dâu lấy một câu, mà lập tức quát mắng: "Cô làm mẹ kiểu gì vậy? Có mỗi đứa bé mà cũng không trông nổi à? Nếu cháu tôi bị làm sao cô có đền nổi không?".

Đối mặt với những lời trách móc vô lý, Mai Tử vừa tủi thân vừa bất lực, chỉ biết tự giễu: "Đều tại tôi quá ngốc, tin vào lời hứa của mấy người".

Một mình chăm nhiều con, làm sao để người mẹ không kiệt sức?

Một mình chăm sóc nhiều đứa trẻ cùng lúc là việc vô cùng vất vả. Vừa phải lo cho em bé, vừa để ý đến cảm xúc của con lớn, nhiều bà mẹ kiệt sức cả thể chất lẫn tinh thần. Trong tình huống này, ngoài việc điều chỉnh cảm xúc, người mẹ cần có phương pháp và kỹ năng hợp lý.

Lập thời gian biểu rõ ràng và phân công hợp lý

Sắp xếp thời gian hợp lý là chìa khóa giúp mẹ tiết kiệm sức lực. Đặt lịch cố định cho các hoạt động như ăn uống, ngủ trưa, tắm rửa, và vui chơi của từng đứa trẻ sẽ giảm bớt sự hỗn loạn và giúp trẻ hình thành thói quen đều đặn.

Nếu con lớn đã đủ tuổi, có thể giao cho con một số việc đơn giản như lấy tã, cầm bình sữa, vừa giảm bớt gánh nặng cho mẹ, vừa giúp con cảm thấy có trách nhiệm hơn.

An toàn là trên hết, phòng ngừa trước khi xảy ra

Trong quá trình chăm con, an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu. Nhà cần được trang bị các thanh chắn, rào chắn để tránh va đập, giường của trẻ phải có thanh chắn để ngăn bé ngã.

Hóa chất, thuốc, hoặc các vật nhỏ nguy hiểm cần được cất xa tầm tay trẻ. Nếu phải rời phòng trong thời gian ngắn, hãy đảm bảo trẻ ở nơi an toàn hoặc sử dụng các thiết bị như máy giám sát trẻ em để hỗ trợ.

Quan tâm đến cảm xúc và sức khỏe tâm lý của trẻ

Trong gia đình có nhiều con, nhu cầu tâm lý của trẻ dễ bị bỏ qua, đặc biệt là con lớn, có thể cảm thấy "bị bỏ rơi" khi có thêm em.

Hãy dành thời gian mỗi ngày để kể chuyện, chơi cùng con lớn, tăng cường kết nối giữa mẹ và con. Đồng thời, với các bé nhỏ, hãy thường xuyên ôm ấp, vuốt ve để trẻ cảm nhận được tình yêu của mẹ.

Nuôi con là một việc vô cùng vất vả (Ảnh minh họa)

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, đừng cố gắng gồng gánh

Không người mẹ nào là siêu nhân. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ đúng lúc là rất quan trọng. Nếu có ông bà giúp trông trẻ, dù chỉ vài giờ, cũng giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

Nếu điều kiện tài chính cho phép, có thể thuê người hỗ trợ chăm sóc trẻ hoặc tham gia các nhóm trao đổi kinh nghiệm nuôi con tại địa phương để chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.

Tận dụng công nghệ và công cụ để tăng hiệu quả

Ngày nay, có nhiều "công nghệ" hỗ trợ nuôi con, như máy giám sát trẻ em, máy cho ăn tự động, hay thiết bị ru ngủ, giúp giảm đáng kể công việc của mẹ.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng cách nuôi con "hàng loạt", như cho hai bé ăn hoặc tắm cùng lúc, để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả.

Chăm sóc bản thân, đừng bỏ quên chính mình

Trong áp lực nuôi con, điều dễ bị bỏ qua nhất là cảm xúc và sức khỏe của mẹ. Nhiều bà mẹ luôn "đặt con lên hàng đầu" mà quên rằng bản thân cũng cần nghỉ ngơi và giải tỏa. Hãy học cách chia sẻ, dù là với chồng, bạn bè, hay qua việc viết nhật ký, đọc sách để điều chỉnh tâm trạng.

Dù chỉ là 30 phút mỗi ngày để uống một tách trà nóng, xem bộ phim yêu thích, cũng có thể giúp giảm bớt lo âu và mệt mỏi. Nếu cảm thấy không thể chịu nổi, đừng cố gắng gồng mình. Hãy giao con cho người đáng tin cậy trông giúp một lúc, ra ngoài đi dạo, thư giãn, đôi khi đó cũng là cách chịu trách nhiệm tốt nhất với con.

Trước đó, báo Phụ nữ pháp luật cũng đã đăng tải thông tin: "Mẹ để con gái 4 tuổi trông cặp em trai sinh đôi 1 tháng tuổi đang ngủ, camera ghi lại cảnh tượng khiến ai nấy lạnh người". Cụ thể như sau:

Việc nuôi dạy con cái luôn là một hành trình đầy thử thách. Như người ta thường nói, sinh con thì dễ, nhưng nuôi dạy chúng lại khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là trong những gia đình đông con. Thật khó để bố mẹ có thể chăm sóc con tốt nhất suốt 24 tiếng mỗi ngày. Và bởi vì như thế nên có những tình huống dù không mong muốn, nhưng bố mẹ cũng không thể kiểm soát hay lường trước được, nhất là khi để các con tự trông nom lẫn nhau khi bận rộn.

Vương Liên (Trung Quốc) là một bà mẹ 3 con, cô vừa sinh đôi cặp bé trai cách đây 1 tháng sau khi có con gái đầu lòng đã được 4 tuổi. Vài ngày trước, chị Vương đăng tải đoạn video được trích ra từ camera gia đình và chia sẻ về câu chuyện xảy ra giữa các con đã thu hút lượng tương tác lớn trên các diễn đàn mạng xã hội, đặc biệt là nhận được sự quan tâm đông đảo từ các bậc phụ huynh.

Cụ thể chị Vương cho biết, chuyện xảy ra vào một buổi sáng, sau khi dỗ dành cặp sinh đôi ngủ xong thì chị đi vệ sinh. Lúc này, cô con gái 4 tuổi đã tình nguyện trông hai em trai giúp mẹ. Chị Vương dặn con gái không được làm ồn và chạm vào các em mà chỉ cần ngồi quan sát là được, và nếu có vấn đề gì thì gọi ngay cho mẹ. Bé gái gật đầu đồng ý, và chị Vương cũng yên tâm rời đi. 

Thế nhưng, ngay sau khi mẹ ra ngoài, cô bé lại tò mò, nghịch ngợm. Dù còn nhỏ và không đủ sức khỏe, cô bé vẫn cố gắng bế em trai lên. Kết quả là vì nhóc tỳ không đứng vững, nên đã bị ngã ra phía sau và để đầu em trai đập vào giường. Tiếng khóc của em sơ sinh bắt đầu vang lên, khiến cô chị hoảng sợ không biết phải làm gì.

Chị Vương nghe thấy tiếng khóc liền vội vàng chạy vào phòng kiểm tra. Ngay khi nhìn thấy cảnh tượng trước mắt, chị Vương hoảng sợ đến mức đứng không vững. Thấy mẹ, cô con gái 4 tuổi lập tức trốn vào một góc. Lúc này, chị Vương đã bế con trai sơ sinh lên dỗ dành, kiểm tra tình trạng của đứa trẻ thì thấy mặt con đỏ bừng, rõ ràng là em bé đã bị ngã một cú khá nặng. 

Sợ con trai xảy ra vấn đề nghiêm trọng, chị Vương đã đưa đứa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. May mắn là mọi thứ không quá lớn, kể từ sự cố này, chị Vương đã vô cùng tự trách bản thân vì đã chủ quan để các con tự trông nhau trong khi con còn rất nhỏ. 

Câu chuyện giống như một lời cảnh tỉnh đến nhiều bậc phụ huynh, xét cho cùng, trẻ nhỏ không có đủ khả năng phán đoán và trách nhiệm, thế nên đừng bao giờ trông đợi trẻ phải chăm sóc những đứa trẻ nhỏ hơn để tránh những bi kịch tương tự xảy ra. 

Làm sao để người mẹ có thể bớt lo lắng, công sức khi nuôi nhiều con?

- Đánh giá hợp lý khả năng của con và không để con đảm nhận những trách nhiệm quá mức

Khi đối mặt với hoàn cảnh nhà có nhiều con, nhiều bậc cha mẹ thường vô thức nhờ con lớn giúp chăm sóc các em nhỏ mỗi lúc bận rộn. Tuy nhiên, không ít anh chị lớn vốn dĩ chưa có khả năng chăm sóc em sơ sinh, vì khả năng nhận thức và thể chất chưa được phát triển đầy đủ.

Vì vậy, khi cha mẹ sắp xếp cho con lớn tham gia vào quá trình chăm sóc em nhỏ thì cần phải đặt ra những nhiệm vụ hợp lý, tùy theo độ tuổi và khả năng của trẻ, không nên dễ dãi để tránh những tình huống nguy hiểm như ở trên xảy ra.

- Tìm sự hỗ trợ từ gia đình hoặc xã hội để chia sẻ 

Khi một mình chăm sóc nhiều con, cha mẹ dễ rơi vào trạng thái kiệt sức, trầm cảm, làm việc quá sức trong thời gian dài có thể dẫn đến suy sụp về thể chất và tâm lý.

Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình hoặc xã hội, chẳng hạn như để ông bà, họ hàng, bạn bè và cả những người bảo mẫu chuyên nghiệp cùng phụ giúp và chia sẻ nhiệm vụ chăm sóc trẻ.

Nếu điều kiện gia đình cho phép, việc thuê bảo mẫu hoặc giúp việc có thể giảm bớt áp lực chăm sóc con một cách hiệu quả và giúp cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi, dành thời gian chăm sóc bản thân.

- Dạy các con cách tương tác an toàn với nhau

Mặc dù các anh chị nhỏ chưa thể chăm sóc em sơ sinh, nhưng cha mẹ có thể dần dần dạy trẻ một số kỹ năng tương tác đơn giản như cách chạm vào đầu em sơ sinh đúng cách, nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ để con có thể tham gia vào các hoạt động tương tác trong gia đình vui vẻ nhất và tránh những điều rủi ro không cần thiết.

Để con lớn cảm nhận được sự trách nhiệm, cách gắn kết và xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo mọi tương tác đều được thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ. Nhờ vậy các bậc phụ huynh mới có thể kịp thời ngăn con lớn thực hiện những động tác nguy hiểm với các em khi chưa có đầy đủ kiến ​​thức.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!