Từ 15/2:/2025: Người dân không vi phạm luật giao thông, CSGT vẫn còn quyền dừng xe kiểm tra trong 4 tình huống này

Theo quy định CSGT có quyền dừng xe người dân kiểm tra trong những tình huống này, ai cũng nên biết.

Theo bài đăng ngày 11/1 trên báo Văn học Nghệ thuật, có 4 trường hợp Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ.

Giấy tờ xe là gì?

Giấy tờ xe hay còn gọi là Cavet là đăng ký xe. Và những giấy tờ khác có liên quan tới chiếc xe như đăng kiểm, bảo hiểm của chiếc xe.

Từ nay trở đi khi đi ra ngoài người dân cần phải mang theo những giấy tới này để không bị phạt. Bao gồm những giấy tờ như: Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, Bảo hiểm xe, Đăng kiểm,...

Hiện nay có 4 trường hợp Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ:

Trường hợp 1: CSGT trực tiếp phát hiện, hay thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác thì được phép dừng phương tiện để kiểm tra.

Trường hợp 2: Việc dừng phương tiện kiểm tra được thực hiện theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp 3: Dừng xe theo văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra hay của cơ quan chức năng liên quan để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm.

Trường hợp 4: Dừng xe kiểm tra khi có tin báo, phản ánh, kiến nghị hay tố cáo của tổ chức cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện khi tham gia giao thông.

Trường hợp người dân được dừng xe kiểm tra giấy tờ

Dừng kiểm tra phương tiện ở làn dừng phương tiện khẩn cấp

CSGT được dừng kiểm tra phương tiện ở làn đường khẩn cấp khi tuần tra, kiểm soát cơ động trong trường hợp sau:

- Khi CSGT có phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ mất an toàn giao thông tức thời.

- Khi cần phải phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm.

- Khi có tin báo, tố giác tội phạm của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc.

- Khi có phát hiện dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc.

- Dừng phương tiện để thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.

Nguyên tắc cảnh sát giao thông khi dừng kiểm tra giấy tờ phương tiện

CSGT được kiểm tra giấy tờ trong tình huống nào?

CSGT kiểm tra phải đảm bảo các nguyên tắc dưới đây:

- Khi dừng xe cần đảm bảo an toàn đúng theo quy định pháp luật và không gây cản trở giao thông công cộng

- Cần đặt cọc tiêu và dây căng để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

- Cần phải đảm bảo đủ diện tích để lắp đặt các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ.

- Bố trí cảnh sát giao thông để hướng dẫn, điều hòa giao thông, đảm bảo an toàn giao thông.

- Trong trường hợp dừng xe trên đường cao tốc thì phải có biển báo đi chậm.

Cùng ngày, báo VnExpress cũng đăng tải bài viết: "Khi nào vượt đèn đỏ sẽ không bị phạt?, cập nhật thêm thông tin về quy định mới.

Cụ thể, Điều 11 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nêu người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Người điều khiển giao thông đường bộ được hiểu là cảnh sát giao thông hoặc người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông đường bộ.

Như vậy, trong quá trình trực tiếp kiểm soát hoặc điều tiết giao thông tại các ngã tư thì việc chỉ huy, điều khiển của cảnh sát giao thông là hiệu lệnh cao nhất. Bởi thế, nếu trường hợp đèn tín hiệu đã chuyển màu đỏ mà cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tại khu vực chỉ huy phân luồng cho phép di chuyển thì người điều khiển phương tiện phải tuân thủ và đây không bị xem là hành vi vi phạm.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu, có bị xử phạt?

Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định sẽ không xử phạt người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong "tình thế cấp thiết".

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, xe ưu tiên: gồm xe chữa cháy, xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe cảnh sát giao thông dẫn đường; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.

Trừ đoàn xe tang, các xe ưu tiên như trên đều không bị hạn chế tốc độ và được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được.

Như vậy, tài xế vượt đèn đỏ để nhường đường cho các xe ưu tiên sẽ thuộc trường hợp "tình thế cấp thiết" sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

 Người dân dừng chờ đèn đỏ ở Hà Nội, ngày 2/1. Ảnh: Giang Huy

Khi nào tài xế rẽ phải khi đèn đỏ mà không bị xử phạt?

Theo luật, khi có báo hiệu thể hiện bằng tín hiệu đèn mũi tên màu xanh hoặc biển báo phụ thì tài xế được phép rẽ phải khi đèn đỏ mà không bị xử phạt.

Trong một trường hợp khác, tại một số nút giao do sử dụng đèn tín hiệu thế hệ cũ, phải điều khiển thủ công. Điều này gây độ trễ khi chuyển đổi chu kỳ đèn giữa các khung giờ cao điểm và thấp điểm. Bởi thế, nhiều đèn đột ngột chuyển màu hoặc chuyển màu khi chưa hết thời gian đếm giây khiến người dân "vô tình vi phạm".

Cục Cảnh sát giao thông cho hay sẽ không xử phạt tại các trường hợp như này, vì thế người dân yên tâm sẽ không bị "xử phạt oan" trong trường hợp này.

Về đèn vàng, luật quy định, tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp. Nếu vượt đèn vàng cũng sẽ bị xử phạt tương tự vượt đèn đỏ về hành vi "không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu".

Theo Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ 1/1, người điều khiển ôtô không chấp hành đèn tín hiệu giao thông bị xử phạt 18-20 triệu đồng (quy định cũ 3-4 triệu đồng); với xe máy sẽ bị phạt 4-6 triệu (mức cũ 800.000-1 triệu đồng); với xe đạp, xe đạp máy bị phạt 150.000-250.000 đồng; người đi bộ vượt đèn đỏ cũng bị phạt 150.000-250.000 đồng, gấp 2,5 lần so với trước đây.