Chụp ảnh selfie với gấu con, du khách bị gấu mẹ tấn công đến ch:ết

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Một du khách người Italy chết thương tâm ở Romania sau khi chụp ảnh "tự sướng" với gấu con, một chuyến đi khám phá thiên nhiên đã kết thúc bằng bi kịch.

Ngày 14 tháng 6 năm 2025, tạp chí Người Đưa Tin đăng tải bài viết với tiêu đề "Du khách chết thảm sau khoảnh khắc chụp ảnh với gấu". Nội dung như sau:

Nạn nhân được xác định là Omar Farang Zin, 48 tuổi, đang điều khiển xe máy trên đường Transfagarasan nổi tiếng thì dừng lại gần khu vực Đập Vidraru ở Romania sau khi nhìn thấy một con gấu xuất hiện bên vệ đường.

Theo Armand Chiriloiu, Giám đốc Sở Lâm nghiệp Arges, Zin đã xuống xe và cho con gấu ăn, hành vi bị nghiêm cấm tại khu vực này. "Chiếc điện thoại của anh ấy được tìm thấy tại hiện trường, trong đó có nhiều bức ảnh chụp cận cảnh với con gấu ngay trước khi vụ việc xảy ra", ông nói với kênh Observator News .

Zin mỉm cười trước máy ảnh với một con gấu xuất hiện phía sau. (Ảnh: Omar Farang Zin/Facebook)

Một ngày trước vụ tấn công, Zin đã chia sẻ một album ảnh trên Facebook cá nhân, ghi lại nhiều lần tiếp cận và tạo dáng với các cá thể gấu hoang dã trong hành trình của mình. Trong một bức ảnh, anh còn mỉm cười trước máy ảnh với một con gấu xuất hiện phía sau, đội mũ bảo hiểm xe máy và mặc đồ bảo hộ đầy đủ.

Tuy nhiên, thiết bị bảo hộ không thể bảo vệ anh khỏi sự hung dữ của con vật. Theo BBC , con gấu đã kéo nạn nhân xuống một khe núi sâu khoảng 80 mét sau khi tấn công. Khi lực lượng cứu hộ đến nơi, Zin đã không qua khỏi.

"Chúng tôi tìm thấy thi thể với nhiều vết thương cực kỳ nghiêm trọng", ông Ion Sanduloiu, Trưởng Đội Cứu hộ núi quận Arges, nói. "Dù anh ấy có đội mũ bảo hiểm và mặc đồ bảo hộ, nhưng vẫn không đủ để bảo vệ".

Ông cũng nhấn mạnh rằng nạn nhân đã dừng xe ngay cạnh một biển báo lớn ghi rõ: "Không cho gấu ăn".

Vụ việc đã buộc chính quyền địa phương phải điều động thợ săn bắn hạ con gấu. Một thành viên đội cứu hộ, Dragos Onea cho biết: "Con gấu rất kích động. Nó còn bám theo chúng tôi và cố tấn công thêm vài lần trước khi bị khống chế".

Romania hiện là nơi có quần thể gấu nâu lớn nhất trong Liên minh châu Âu, với khoảng 10.400 đến 12.800 cá thể, theo ước tính của Bộ Môi trường nước này.

Các chuyên gia cảnh báo du khách tuyệt đối không tiếp cận, cho ăn hoặc cố gắng chụp ảnh gần gấu hoang dã, bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả bi thảm.

Cùng ngày, báo điện tử VTC cũng đăng tải bài viết với tiêu đề "Chụp ảnh selfie với gấu con, du khách bị gấu mẹ tấn công đến chết". Nội dung như sau:

Sự việc thương tâm xảy ra ngày 3/7, ông Omar Farang Zin (49 tuổi, du khách người Italy) bị một con gấu hung dữ tấn công và kéo xuống khe núi tại dãy Carpathian, miền trung Romania.

Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ sau khi ông chụp ảnh "tự sướng" với một chú gấu con và đăng tải lên Facebook với tâm trạng đầy hào hứng. Trong ảnh, người đàn ông này mỉm cười rạng rỡ bên con vật hoang dã, không hề lường trước mối nguy hiểm đang cận kề.

Theo cảnh sát và lực lượng cứu hộ Romania, họ nhận được tin báo về vụ tấn công từ một nhóm du khách và nhanh chóng triển khai việc tìm kiếm. Sau gần 1 giờ, thi thể của Omar được tìm thấy dưới khe núi sâu, mang dấu vết của cuộc vật lộn khốc liệt.

Chụp ảnh selfie với gấu con, du khách bị gấu mẹ tấn công đến chết - Ảnh 2.

Omar Farang Zin chụp ảnh selfie cùng gấu con.

Chỉ một ngày trước thảm kịch, Omar chia sẻ loạt ảnh chụp rất gần với một con gấu trưởng thành, được cho là mẹ của gấu con mà ông chụp cùng. Thậm chí trong một video, ông tỏ ra phấn khích khi quay cảnh con gấu đang tiến lại gần: "Con gấu kia kìa! Đẹp quá. Nó đang tiến về phía tôi".

Chụp ảnh selfie với gấu con, du khách bị gấu mẹ tấn công đến chết - Ảnh 3.

 

Chụp ảnh selfie với gấu con, du khách bị gấu mẹ tấn công đến chết - Ảnh 4.

Hình ảnh cận cảnh con gấu được nạn nhân chia sẻ 1 ngày trước khi qua đời.

Chính quyền địa phương xác nhận con gấu tấn công du khách đã bị tiêu hủy nhằm đảm bảo vệ an toàn cho cộng đồng.

Trước cái chết thương tâm của Omar, nhiều người bạn viết lời tưởng nhớ anh trên Facebook: “Tạm biệt Omar, tôi sẽ luôn nhớ đến bạn với nụ cười", "Omar là một người đàn ông tuyệt vời, anh ấy không nhất thiết phải đi theo con đường này". Một người bạn mô tả Omar là "bạn của mọi người vì mọi người đều yêu mến bạn".

Chụp ảnh selfie với gấu con, du khách bị gấu mẹ tấn công đến chết - Ảnh 5.

Omar trong hành trình du lịch khám phá thiên nhiên.

Vào tháng 7/2024, một cô gái 19 tuổi cũng bị gấu kéo khỏi đường mòn và thả xuống vách đá cao hơn 100 mét khi đang đi bộ đường dài cùng người yêu tại dãy núi Bucegi. Bạn trai của cô, nhân chứng duy nhất, kể lại khoảnh khắc kinh hoàng khi con gấu tóm lấy chân cô gái rồi biến mất sau vách núi. Khi đội cứu hộ đến nơi, con thú vẫn gầm gừ quanh thi thể nạn nhân.

Theo số liệu từ Bộ Môi trường Romania, trong hai thập kỷ, ít nhất 30 người thiệt mạng do gấu tấn công tại quốc gia này. Romania hiện là nơi cư trú của 10.000–13.000 con gấu nâu, con số cao nhất ở châu Âu và ngày càng xảy ra nhiều xung đột giữa gấu và con người, đặc biệt tại các thị trấn miền núi.

Hàng năm, truyền thông địa phương liên tục đưa tin về những vụ gấu tấn công người dân, phá hoại tài sản, thậm chí vào tận trung tâm thị trấn để lục tìm rác thải và thức ăn thừa.

Chụp ảnh selfie với gấu con, du khách bị gấu mẹ tấn công đến chết - Ảnh 6.

Con gấu được nhìn thấy trước khi tấn công ông Omar Farang Zin.

Các vụ gấu tấn công người gia tăng phần lớn do sự thay đổi môi trường sống của gấu. Hoạt động xây dựng, khai thác gỗ và biến đổi khí hậu khiến gấu mất dần nơi trú ngụ, buộc chúng phải tiến gần khu dân cư để sinh tồn. Thêm vào đó, hành vi của con người như tiếp cận quá gần gấu, cho ăn, chụp ảnh… càng làm tăng nguy cơ xung đột.

Các chuyên gia cảnh báo, du khách cần nhận thức rõ gấu dù trông có vẻ hiền lành thì vẫn là loài thú hoang nguy hiểm. Hành động tưởng chừng "vô hại" như selfie với gấu con có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc như trường hợp của Omar.

Chính quyền Romania đã tăng hạn ngạch tiêu hủy gấu từ 220 lên 481 con mỗi năm nhằm kiểm soát số lượng. Tuy nhiên, các nhà bảo tồn cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Những phương án bền vững hơn như xây dựng hàng rào điện, quản lý rác thải hiệu quả và nâng cao nhận thức cộng đồng mới là chìa khóa lâu dài để giảm thiểu xung đột.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!