Hà Nội lập vành đai còn TP.HCM sẽ 'cấm' xe xăng như thế nào?

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Không chỉ phân vùng những tuyến đường nội đô như Hà Nội, TP.HCM còn dự kiến lập 3 vùng phát thải thấp, đi cùng hàng loạt chính sách chuyển đổi phương tiện từ xe xăng sang xe điện nhằm thực hiện mục tiêu trở thành thành phố đầu tiên của cả nước đạt tỷ lệ 100% giao thông điện vào giai đoạn 2040 - 2050.

Theo báo Thanh niên ngày 14/7 có bài Hà Nội lập vành đai còn TP.HCM sẽ 'cấm' xe xăng như thế nào? Nội dung như sau:

Phân vùng phát thải thấp, 100% dùng xe điện

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ngành và đơn vị liên quan để lấy ý kiến về phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức phát thải cao tại các khu vực đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm khí thải.

 - Ảnh 1.

TP.HCM đang gấp rút xây dựng chính sách giao thông xanh ẢNH: NHẬT THỊNH

Theo thống kê của Sở Xây dựng, tính đến nay, TP.HCM đang quản lý hơn 9,6 triệu phương tiện, bao gồm hơn 1 triệu ô tô và gần 8,6 triệu xe máy. So với cùng kỳ năm 2024, số lượng ô tô tăng 9% và xe máy tăng 2%, cho thấy xu hướng gia tăng phương tiện cá nhân tiếp tục tạo áp lực lên hạ tầng giao thông và môi trường đô thị.

Trong Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông đang được xây dựng, TP.HCM dự kiến sẽ lựa chọn các khu vực như Cần Giờ, Côn Đảo và trung tâm thành phố để triển khai thí điểm việc khoanh vùng kiểm soát khí thải. Những khu vực này được đánh giá là có tiềm năng lớn trong việc chuyển đổi sang hệ thống giao thông sạch.

Về kế hoạch chuyển đổi giao thông phương tiện xanh ở Cần Giờ được nghiên cứu trước khi TP.HCM mở rộng, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất lộ trình thực hiện chính sách hỗ trợ như sau:

- Trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hỗ trợ 100% kinh phí khi chuyển đổi phương tiện giao thông cho các hộ nghèo; hộ cận nghèo được hỗ trợ 80% kinh phí. Đối với cá nhân, hộ gia đình khác, hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số đối với xe máy điện; duy trì lãi suất vay ưu đãi khi mua xe máy điện giảm xuống còn 4%/năm đối với cá nhân, hộ gia đình mua xe máy điện trả góp trong suốt thời gian vay.

- Trong giai đoạn 2026 - 2027: Phấn đấu mỗi hộ gia đình chuyển đổi ít nhất một phương tiện giao thông. Trong đó, hỗ trợ lệ phí trước bạ và lãi suất cho vay cố định cho tất cả cá nhân, hộ gia đình duy trì như giai đoạn 2024 - 2025.

- Từ 2028 - 2030: Thành phố sẽ khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình còn lại chuyển đổi phương tiện giao thông hoặc mua xe máy điện mới thông qua việc hỗ trợ lệ phí trước bạ và lãi suất cho vay cố định như trên.

Sau khi TP.HCM chính thức sáp nhập, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã đề nghị Tập đoàn Vingroup hỗ trợ thành phố nghiên cứu phương án tổng thể về giao thông xanh cho khu vực Cần Giờ và Côn Đảo. Chủ tịch TP.HCM gợi ý có thể triển khai mô hình giao thông xanh, phủ sóng 100% xe điện tại Cần Giờ và Côn Đảo. Cần Giờ là lá phổi xanh của TP, được định hướng phát triển thành khu du lịch sinh thái. Còn Côn Đảo cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng, có diện tích nhỏ, rất thuận lợi để triển khai giao thông xanh toàn diện.

 - Ảnh 2.

Cần Giờ có nhiều thuận lợi để thực hiện vùng phát thải thấp. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Chuyển đổi 400.000 phương tiện của shipper, tài xế công nghệ sang xe điện

Dự kiến trong tháng 7 này, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ trình UBND TP.HCM Đề án chương trình chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện cho lực lượng tài xế công nghệ và giao hàng. Sau đó, UBND TP.HCM sẽ thẩm định và gửi kiến nghị đến Trung ương. Sau khi có phản hồi từ Trung ương, TP.HCM sẽ có kế hoạch triển khai cụ thể, dự kiến bắt đầu áp dụng chính sách hỗ trợ, khuyến khích vào 1.1.2026.

Nhóm nghiên cứu dự kiến đề xuất những chính sách hỗ trợ từ thành phố cho tài xế công nghệ, giao hàng và cả người dân mua mới xe máy điện trong quá trình chuyển đổi này như sau:

- Hỗ trợ lãi suất cho vay theo Nghị quyết 198/NQ-QH về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, cá nhân kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh. Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân sản xuất và kinh doanh xe máy điện được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).

- Hỗ trợ bảo lãnh tín dụng cho các tài xế công nghệ và giao hàng và thực hiện các hỗ trợ pháp lý cho ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ xấu;

- Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xe máy điện phối hợp cùng ngân hàng thiết kế sản phẩm tín dụng cho vay chuyển đổi xe máy điện;

- Hỗ trợ tạo điều kiện cho kinh doanh trạm dừng nghỉ kết hợp sạc điện;

- Hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xe máy điện áp dụng các chính sách ưu đãi khuyến khích (tài xế công nghệ) TXCN và (giao hàng) GH chuyển đổi sang sử dụng xe máy điện;

- Hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu mua, thu đổi, xử lý tái chế, loại bỏ xe hai bánh chạy xăng cũ ra khỏi lưu thông;

- Hỗ trợ tạo điều kiện phát triển các địa điểm đổi pin, cung cấp pin sạc dự phòng cho TXCN và GH;

- Hỗ trợ tạo điều kiện phát triển các trạm sạc sử dụng năng lượng tái tạo, chú trọng giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời nạp nhiên liệu cho pin điện tại các địa điểm đổi pin, cung cấp pin sạc dự phòng cho TXCN và GH;

- Kiến nghị Trung ương miễn thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy đăng ký và cấp mới biển số lần đầu cho xe máy điện trong vòng 2 năm kể từ 1.1.2026.

- Kiến nghị Trung ương hoàn thuế giá trị gia tăng trên mỗi chuyến xe, hỗ trợ cho TXCN và GH sử dụng cung cấp dịch vụ bằng xe máy điện.

Nếu tất cả các đề xuất chính sách khuyến khích, hỗ trợ được chấp nhận, nhóm nghiên cứu dự kiến trong 2 năm có thể cơ bản chuyển đổi được trên 80% tài xế công nghệ và giao hàng 2 bánh sang xe điện. Sau đó, TP và Trung ương sẽ tiếp tục có những biện pháp quyết liệt để hạn chế xe xăng nói chung và có thể có lộ trình cấm hẳn xe xăng tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách và giao hàng.

 - Ảnh 3.

TP.HCM đang xây dựng chương trình chuyển đổi xe điện cho toàn bộ tài xế công nghệ 2 bánh và giao hàng. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

'Điện hóa' toàn bộ mạng lưới xe buýt

"Đổi màu" xe buýt là một trong những bước đi đầu tiên của TP.HCM trên hành trình xanh hóa giao thông. Hiện tại, TP.HCM đang tiến hành chuyển đổi xe buýt sang phương tiện sử dụng năng lượng xanh, với mục tiêu từ năm 2030, 100% xe buýt sẽ sử dụng điện hoặc năng lượng xanh. Theo lộ trình, 2711 xe buýt dự kiến sẽ chuyển đổi từ diesel sang điện, bao gồm 1.663 xe thay thế trên các tuyến hiện hữu và 1.108 xe đầu tư mới trên các tuyến mở mới.

Cụ thể, các tuyến buýt trợ giá sẽ được đấu thầu để chuyển đổi sang xe điện, với 32 tuyến sử dụng diesel (572 xe) sẽ được đấu thầu trong năm 2025 và chuyển sang xe điện vào năm 2027. Các tuyến buýt không trợ giá (bao gồm cả nội đô và liên tỉnh) sẽ được thay thế bằng xe điện, năng lượng xanh 100% khi đầu tư mới hoặc thay thế.

Tính đến nay, TP.HCM có 138 tuyến xe buýt với 2.221 xe, trong đó có 19 tuyến xe buýt điện (160 xe) và 18 tuyến xe buýt CNG (528 xe), chiếm 31% tổng số phương tiện sử dụng điện và nhiên liệu sạch. Sắp tới, TP.HCM dự kiến sẽ khai thác 37 tuyến xe buýt điện, sử dụng năng lượng xanh. Đây là 37 tuyến trong tổng số 55 tuyến xe buýt cần được tổ chức đấu thầu năm 2025.

Ngoài ra, TP.HCM còn có kế hoạch xây dựng các trạm sạc điện trên toàn địa bàn, với số lượng trụ sạc lớn và công suất cao, để đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp khi chuyển đổi sang sử dụng xe điện. Thành phố cũng đang nghiên cứu các chính sách hỗ trợ tài chính, như cho vay vốn ưu đãi, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giao thông xanh. 

Theo báo Tiền phong ngày 13/7 có bài Xe máy xăng sắp rút khỏi Vành đai 1: Người dân được hỗ trợ gì? Nội dung như sau:

Hơn 6,9 triệu xe máy

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hà Nội, tính đến hết tháng 4, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.

Trên thực tế, con số có thể cao hơn. Chưa kể xe của người dân các vùng lân cận vào Hà Nội làm ăn buôn bán hằng ngày.

Tại buổi làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, một đô thị không thể hiện đại được, không thể có một môi trường tốt nếu phát triển xe máy như hiện nay. Chính vì vậy, từ năm 2017, HĐND TP Hà Nội đã có dự lệnh về vấn đề xe máy nói chung và vùng phát thải thấp nói riêng.

Lãnh đạo TP Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ triển khai vùng phát thải thấp tại 4 quận nội đô (cũ), với các bước thực hiện được xem xét kỹ lưỡng. Trước mắt, sẽ áp dụng cho xe máy và tiếp tục nghiên cứu đối với ô tô.

'Không làm bây giờ thì không bao giờ làm được'

Người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội cũng cho biết, Chính phủ Nhật Bản, Liên minh châu Âu, các nước phát triển cũng đang tích cực hỗ trợ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phát triển giao thông công cộng; khẳng định Hà Nội sẽ nỗ lực cao nhất trong việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện, vì một thành phố xanh sạch đẹp, văn minh.

"Không làm bây giờ thì không bao giờ làm được. Nếu không quyết tâm thì không biết khi nào Hà Nội mới phát triển đô thị văn minh, sạch đẹp được như các thành phố lớn của Nhật Bản cũng như nhiều nước trên thế giới", ông Trần Sỹ Thanh nói.

Sẽ hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện?

Tại kỳ họp thứ 20 cuối năm 2024, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.

Trong vùng phát thải thấp, cơ quan chức năng sẽ cho phép các phương tiện giao thông không phát sinh khí thải, xe cơ giới thân thiện môi trường, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, xe ưu tiên và phương tiện giao thông có giấy phép lưu thông của cơ quan có thẩm quyền được lưu thông.

Hà Nội sẽ cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp. Hạn chế hoặc cấm xe máy, xe mô tô không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 và ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 lưu thông vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thời điểm hoặc khu vực.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ đề xuất ban hành các loại phí và lệ phí đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có phát thải lưu thông trong vùng phát thải thấp.

Hà Nội cũng sẽ đề xuất chính sách hỗ trợ người dân sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, phương tiện giao thông không phát thải.

Trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội vào trung tuần tháng 12/2024, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Thành phố sẽ làm việc với các nhà sản xuất có chương trình giảm giá, hỗ trợ người dân đổi xe máy cũ lấy xe máy mới hoặc xe điện để giảm thiểu ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố”.

Cần đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân

Đồng tình về lộ trình cấm xe máy chạy xăng, PGS.TS Bùi Thị An (đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) khẳng định: Chỉ đạo của Thủ tướng là phù hợp với xu hướng chung của cả nước trong việc giải quyết vấn đề về môi trường, đặc biệt với Thủ đô càng có ý nghĩa quan trọng.

"Hà Nội là thành phố đông dân, ô nhiễm không khí gần như ở mức báo động, giao thông cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm. Khi Thủ tướng chỉ đạo như vậy tôi thấy rất tốt", bà An nói.

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Thị An cũng nhận định Hà Nội cần chuẩn bị nguồn kinh phí đáng kể hỗ trợ thay thế xe cho người dân, chuẩn bị hạ tầng cho xe điện... Lộ trình cần triển khai phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích cho người dân Thủ đô.

Chỉ thị 20 của Thủ tướng lưu ý Hà Nội thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình đến ngày 1/7/2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1. Từ ngày 1/1/2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2. Từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

 

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!