Vụ "nàng tiên cá" co giật dưới đáy bể: Hé lộ sự thật bất ngờ ít người biết

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Dưới vẻ ngoài rực rỡ, người biểu diễn phải chịu đựng nhiều ảnh hưởng về sức khỏe: viêm tai, rụng tóc, dị ứng, cảm lạnh, mất kinh, chân tay phồng rộp, phù nề. Một số người làm việc quá sức đến mức suy nhược.

Ngày 15 tháng 7 năm 2025, chuyên trang Góc Nhìn Pháp Lý đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Vụ "nàng tiên cá" co giật dưới đáy bể: Hé lộ sự thật bất ngờ ít người biết". Nội dung như sau:

Theo Dân Trí, hồi tháng 4, dư luận Trung Quốc xôn xao khi đoạn clip ghi lại cảnh một nữ diễn viên co giật dưới đáy bể tại khu vui chơi Thế giới Đại dương Thái Nguyên nằm ở tỉnh Sơn Tây lan truyền trên mạng.

Cô gái được cứu sau gần 5 phút vùng vẫy dưới nước. Sau đó, nạn nhân kể với Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) rằng, khi đang trồi lên lấy hơi, dòng nước bất ngờ làm bật mặt nạ và tràn vào miệng cô.

Khi chân vịt tuột ra, cô không còn khả năng đạp nước để nổi lên mặt bể.

Cô gái một mình co giật dưới đáy bể gần 5 phút mới được giải cứu, làm dấy lên tình trạng mất an toàn của những người đang làm nghề này.

"Cứ tưởng bể chỉ sâu 3m thì cứu người trong vòng 20 giây vẫn kịp. Nhưng chỉ cần có sự cố nhỏ xảy ra như rơi mặt nạ, bị chuột rút, đều nguy hiểm tới tính mạng", Lâm nói.

Hiện cô làm việc tại một bể thủy cung ở Thâm Quyến. "Nàng tiên cá" cho biết, nhiều thủy cung tiết kiệm chi phí, không bố trí nhân viên cứu hộ, không có quy trình cấp cứu rõ ràng.

nang-tien-ca-co-giat-duoi-day-be-lat-tay-bi-kich-an-sau-anh-hao-quang-o-trung-quoc2-15534813-1752501024.jpg
Nhiều "nàng tiên cá" từng gặp nạn nghiêm trọng dưới nước. Ảnh: Sohu.

Tạp chí Tri Thức - Znews cho hay, để trở thành “nàng tiên cá”, ngoại hình là yếu tố gần như bắt buộc. “Vòng eo nhỏ, ngực đầy, cao 1,68-1,72 m, chưa từng sinh con, Đó là những tiêu chuẩn ngầm của nghề”, Ximen, một diễn viên ở thành phố Thanh Đảo, tiết lộ. Ngược lại, với các “nam tiên cá”, chỉ cần có cơ bụng là đủ.

Dưới vẻ ngoài rực rỡ, người biểu diễn phải chịu đựng nhiều ảnh hưởng về sức khỏe: viêm tai, rụng tóc, dị ứng, cảm lạnh, mất kinh, chân tay phồng rộp, phù nề. Một số người làm việc quá sức đến mức suy nhược.

“Chúng tôi xuống nước ít nhất 6 lần mỗi ngày. Lần nào về cũng phải gội đầu. Kết thúc một ngày, tóc đầy mùi hải sản và nước thải sinh vật”, Ximen chia sẻ.

Trước đây, nghề này có thể mang lại thu nhập khoảng 15.000 nhân dân tệ/tháng (gần 2.100 USD). Nhưng hiện nay, nhiều nơi chỉ trả 5.000-8.000 nhân dân tệ (tức khoảng 700-1.100 USD), thậm chí hủy buổi diễn mà không báo trước.

Một số thủy cung còn chuyển sang thuê diễn viên nước ngoài với đãi ngộ cao hơn, khiến các nghệ sĩ trong nước bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Đáng chú ý, phần lớn người biểu diễn là lao động tự do, không hợp đồng, không bảo hiểm.

“Miễn có người diễn là được, còn ai thì không quan trọng”, tiên cá Ximen thẳng thắn nói.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa có quy định pháp lý riêng cho ngành biểu diễn tiên cá. Năm ngoái, chính quyền trung ương đã mở chiến dịch kiểm tra an toàn các hoạt động lặn, nhưng chưa có khung pháp lý cụ thể áp dụng cho loại hình biểu diễn dưới nước này.

“Chúng tôi bị đối xử như đồ dùng một lần. Hết giá trị là bị thay thế”, Lin Yan, một diễn viên tiên cá ở Thâm Quyến, chia sẻ.

Theo VnExpress, một số chuyên gia bày tỏ lo ngại về việc ở liên tục dưới nước, thở từng hồi không liên tục và biểu diễn bên cạnh những con rùa. Đầu tiên là mức giới hạn cho thời gian nhịn thở. Các nghiên cứu đã xác định mốc thời gian an toàn đối với những vận động viên bơi đồng diễn. Theo Teresa Alentejano, huấn luyện viên bơi đồng diễn nổi tiếng thế giới kiêm nhà nghiên cứu sinh lý, một công trình năm 1995 kết luận mức giới hạn là 40 giây. Nhờ ống mềm, các nàng tiên cá không bao giờ phải nhịn thở lâu hơn mức đó.

Jim Chimiak, giám đốc y khoa của tổ chức phi lợi nhuận Divers Alert Network, bơi ở độ sâu 6 mét không đáng ngại. Áp lực nước, nơi các nàng tiên cá biểu dẫn, chỉ gấp 1,5 lần áp lực đối với cơ thể người khi ở trên cạn, do đó không cần giảm áp. Tuy nhiên, thợ lặn cần chú ý giữ cho áp lực ở tai giữa và ống tai cân bằng thông qua động tác nuốt để tránh bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Cơ thể của các nàng tiên cá có thể không kịp khôi phục lượng dầu tự nhiên bị nước rửa trôi. Vết rách hoặc nứt nẻ trên da có thể kéo theo nhiễm khuẩn. Họ cũng cần bổ sung nước đầu đủ bởi mỗi lần xuống nước sẽ khiến họ đi tiểu nhiều hơn thường lệ.

Nhịp tim của vận động viên bơi đồng diễn giảm nhanh khi họ bắt đầu nhịn thở, dù họ đã trải qua quá trình luyện tập. Đó là cách cơ thể tự đánh lừa để thở ít hơn. "Khi nhịp tim thấp hơn, cơ thể hiểu rằng cần ít oxy hơn và do đó cần cung cấp ít oxy hơn", Alentejano giải thích.

Trước đó, 12 tháng 7 năm 2025, báo Dân Trí cũng đăng tải bài viết với tiêu đề ""Nàng tiên cá" co giật suốt 5 phút dưới đáy bể mới được giải cứu". Nội dung như sau:

Phía sau ánh hào quang

Lướt nhẹ trong làn nước với bộ đồ nàng tiên cá, Lâm Diên có cảm giác như đang bay. Cô hít một hơi thật sâu, lặn xuống độ sâu 3m và bơi theo nhịp điệu của bản nhạc, thổi bong bóng về phía lũ trẻ đang chăm chú dõi theo từ bên kia chiếc bể hình trụ.

"Nàng tiên cá"co giật gần 5 phút dưới đáy bể mới được cứu (Nguồn: RT).

Dù là một “trải nghiệm cổ tích” với Lâm, cô gái ngoài 20 tuổi cũng như khán giả nhỏ tuổi của mình, màn trình diễn dưới nước này tiềm ẩn vô số hiểm họa.

Trong bối cảnh ngành biểu diễn này tại Trung Quốc dần mất đi các quy chuẩn huấn luyện và an toàn, những rủi ro đe dọa các diễn viên đóng vai “nàng tiên cá” và “chàng tiên cá” ngày càng trở nên đáng báo động.

Hồi tháng 4, dư luận Trung Quốc rúng động khi đoạn video ghi lại cảnh một nữ diễn viên co giật dưới đáy bể tại khu vui chơi Thế giới Đại dương Thái Nguyên nằm ở tỉnh Sơn Tây lan truyền trên mạng.

Nàng tiên cá bị co giật dưới nước trước khi được giải cứu (Ảnh cắt từ clip).

Cô gái được cứu sau gần 5 phút vùng vẫy dưới nước. Sau đó, nạn nhân kể với Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) rằng, khi đang trồi lên lấy hơi, dòng nước bất ngờ làm bật mặt nạ và tràn vào miệng cô.

Khi chân vịt tuột ra, cô không còn khả năng đạp nước để nổi lên mặt bể.

Cô gái một mình co giật dưới đáy bể gần 5 phút mới được giải cứu, làm dấy lên tình trạng mất an toàn của những người đang làm nghề này.

"Cứ tưởng bể chỉ sâu 3m thì cứu người trong vòng 20 giây vẫn kịp. Nhưng chỉ cần có sự cố nhỏ xảy ra như rơi mặt nạ, bị chuột rút, đều nguy hiểm tới tính mạng", Lâm nói.

Hiện cô làm việc tại một bể thủy cung ở Thâm Quyến. "Nàng tiên cá" cho biết, nhiều thủy cung tiết kiệm chi phí, không bố trí nhân viên cứu hộ, không có quy trình cấp cứu rõ ràng.

Một nữ diễn viên ở Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông), nghệ danh là Tây Môn, kể rằng đồng nghiệp của cô từng bị kẹt trong bể ngoài trời hơn 2 phút, buộc phải cởi đuôi khi bơi lên bờ trong trạng thái không còn trang phục. Những tình huống như vậy khiến không ít người bỏ nghề.

Ngay cả việc mặc bộ đuôi silicon cũng đã là cực hình. Lâm chia sẻ, cô phải đi tất chống trơn rồi mới luồn mình vào chiếc đuôi nặng như 10kg. Thời gian chuẩn bị mất tới 30 phút, trong khi mỗi màn biểu diễn chỉ kéo dài vài phút.

Áp lực lớn nếu trót yêu nghề

Theo Tây Môn, hiện phần lớn những người đóng vai "nàng tiên cá" ở Trung Quốc phải chấp nhận làm tự do, không có hợp đồng lao động, không bảo hiểm và không được đảm bảo an toàn.

Điều duy nhất bị quản lý khắt khe đó là ngoại hình của diễn viên. Các nàng tiên cá cần đạt tiêu chuẩn eo thon, ngực lớn, chiều cao lý tưởng từ 1,68m đến 1,72m, không nhận phụ nữ từng sinh con vì ảnh hưởng tới vóc dáng.

Những diễn viên đóng nàng tiên cá tại các thủy cung ở Trung Quốc gặp nhiều áp lực về công việc và chế độ đãi ngộ (Ảnh: News).

"Tuổi tác cũng là rào cản. Thị trường có hạn. Cứ một người trẻ được chọn cũng có nghĩa một người lớn tuổi hơn sẽ bị loại", một diễn viên ở Thanh Đảo nói.

Trang điểm bị cấm do lo ngại hóa chất gây hại cho sinh vật biển. Vì thẩm mỹ, một số nơi còn cấm dùng kính lặn, buộc diễn viên phải mở mắt, điều chỉnh biểu cảm, tóc bồng bềnh. Công việc lâu dài gây ảnh hưởng lớn tới cơ thể.

Nhiệt độ nước trong bể thường từ 26 đến 28°C. Mức này thấp hơn nhiều so với nhiệt độ 33°C ở ngưỡng lý tưởng. Đôi khi các diễn viên phải chấp nhận chịu lạnh hơn khi hệ thống sưởi gặp trục trặc, nhất là bể ngoài trời.

"Người ta ưu tiên giữ sức khỏe cho cá và các sinh vật trong bể, chứ không phải con người", Lâm nói.

Công việc lặn liên tục khiến sức khỏe của các diễn viên ảnh hưởng nghiêm trọng như viêm tai, rụng tóc, hỏng da.

Trước đó, đây là công việc mang lại mức thu nhập tốt cho các diễn viên. Mức thu nhập bình quân khoảng 15.000 tệ (55 triệu đồng)/người. Tuy nhiên đến nay do sự cạnh tranh của thị trường, tiền thu lao của diễn viên cũng sụt giảm chỉ khoảng 8.000 tệ/tháng (30 triệu đồng). 

Hiện một số thủy cung nổi tiếng còn chuyển sang thuê diễn viên nước ngoài với mức đãi ngộ cao, khiến sự cạnh tranh trong nước càng khốc liệt.

Năm 2024, chính phủ Trung Quốc mở cuộc thanh tra toàn quốc về an toàn thể thao dưới nước, bao gồm biểu diễn tiên cá. Các tổ chức lặn bắt buộc phải có giấy phép, diễn viên phải có chứng chỉ, nơi làm việc phải có biển báo và nhân viên an toàn chuyên môn. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định riêng cho biểu diễn tiên cá.

 

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!