Bố vợ lên thành phố mừng sinh nhật cháu, nửa đêm thấy con rể ăn vụng ngoài phòng khách mà mắt đỏ hoe

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Lúc đó, mắt tôi đỏ hoe.

Báo Thời báo VHNT có bài viết: "Bố vợ lên thành phố mừng sinh nhật cháu, nửa đêm thấy con rể ăn vụng ngoài phòng khách mà mắt đỏ hoe", nội dung như sau:

Tôi là một lão nông chính hiệu. Vợ tôi mất sớm, nhà chỉ còn hai cha con rau cháo nuôi nhau qua ngày. Tôi chẳng có tài cán gì đặc biệt, chỉ giỏi làm mấy sào ruộng, nuôi được vài con cá nhỏ.

Nhưng ơn trời, con gái tôi rất ngoan. Con bé học giỏi lắm, lại còn biết đỡ đần việc nhà từ tấm bé. Sau này thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng, tôi mừng đến mức cười tủm tỉm cả ngày. Ai hỏi có chuyện gì vui, tôi chỉ cười hiền khô: "Có đứa con như thế, tôi không vui sao được?"

Nói vậy thôi, chứ tôi bắt đầu làm việc quần quật không ngừng nghỉ. Cày ruộng nhà mình xong lại đi làm thuê cho người ta, ai thuê gì tôi cũng nhận, chỉ cốt để dành dụm được chút tiền đóng học phí cho con.

Ra trường, con bé đi làm và cứ đều đặn hàng tháng gửi tiền về cho tôi. Tôi thường gọi điện bảo con mau kiếm bạn trai đi. Chẳng bao lâu sau, con bé thật sự dắt một chàng trai về ra mắt. Cậu ấy cũng xuất thân nông thôn, nhưng từ hồi sinh viên đã biết khởi nghiệp, giờ đã làm chủ một công ty rồi.

Chàng rể quý

Ban đầu tôi hơi nghi ngờ, sợ cậu ta chỉ giỏi nói miệng. Nào ngờ, vừa bước chân vào nhà, cậu ta đã lăn xả vào làm hết việc này việc kia. Tôi nói: "Cháu làm chủ công ty, đâu quen làm những việc nhà nông này. Cháu cứ để đó bác làm được rồi." Nó chỉ cười hiền: "Con cũng xuất thân nhà nông mà bác, nên mấy việc này con đều biết làm hết."

Ở chơi mấy ngày, nhìn cách cậu ta cư xử, tôi hoàn toàn yên tâm và đồng ý cho hai đứa cưới nhau. Đám cưới diễn ra ở quê, chẳng phô trương gì, chỉ mời người thân ruột thịt thôi. Sau đám cưới, con rể đưa cho tôi một tấm thẻ rồi bảo: "Tiền mừng cưới con xin gửi bố, chúng con cũng thêm vào đây chút tiền biếu bố dưỡng già." Mấy hôm sau rảnh rỗi ra ngân hàng kiểm tra, tôi giật mình suýt ngất khi thấy bên trong đó có những 300 triệu đồng. Cả đời tôi chưa từng thấy nhiều tiền đến vậy. Tôi vội gọi cho con gái và con rể, nói không thể nhận số tiền lớn này, nhưng con rể chỉ nhẹ nhàng bảo: "Bố à, mình là một nhà mà. Vợ chồng con sống ở thành phố, ít khi ở bên bố, lỡ bố cần tiền mà không ai hay thì sao? Bố cứ cầm lấy mà phòng thân, sau này chúng con vẫn sẽ gửi thêm."

Con đã nói vậy thì tôi đành nhận. Tôi vốn tưởng con gái lấy chồng rồi thì sẽ không có nhiều thời gian cho cha già nữa. Ai ngờ đâu, thằng rể lại hay chạy xe về quê thăm tôi, mang theo bao nhiêu là quà cáp, thuốc men, không để tôi thiếu thốn thứ gì.

Nỗi lo thầm lặng và sự thật bất ngờ

Sau này con gái sinh cháu, tôi cũng lên thành phố ở cùng mấy hôm để chăm sóc con. Gần đây là sinh nhật cháu ngoại, tôi lục khắp các cửa hàng trong làng, gom được bao nhiêu đồ chơi trẻ con đem lên làm quà cho cháu. Nhưng khi đến nơi, tôi lại bất ngờ. Trên bàn ăn toàn những món đạm bạc, thậm chí còn không có cả bánh sinh nhật. Cháu tôi buồn rầu nói: "Lâu rồi con không được ăn thịt. Bố mẹ bảo ăn thế này mới tốt cho sức khỏe."

Tôi nghĩ chắc tụi trẻ bây giờ theo lối sống hiện đại, ăn uống thanh đạm là chuyện thường tình. Tôi cũng không để tâm nhiều. Nhưng mấy ngày liền vẫn là những món thanh đạm đó, chính tôi cũng bắt đầu thấy ngán. Đêm đó, bụng cồn cào, tôi định ra bếp tìm gì đó ăn. Vừa mở cửa phòng, tôi thấy con rể đang một mình ăn mì tôm trong đêm tối.

Tôi chết lặng. Con rể thấy bố vợ cũng giật mình rồi cười trừ, hỏi tôi có ăn không để nó nấu một bát mì tôm cho tôi. Sau đó, tôi ôn tồn hỏi chuyện: "Thực ra bố có chuyện này để trong lòng cũng lâu rồi. Có phải các con đang gặp khó khăn gì không? Cơm canh thì đạm bạc, mấy hôm nay bố thấy con toàn ngủ ở phòng khách, thức tới tận khuya."

Gặng hỏi mãi thì con rể cũng khai thật: "Công ty con đang gặp chút khó khăn. Con đã vét hết tiền trong nhà ra để xoay xở nên dạo này mới phải ăn uống đạm bạc như thế. Đêm con phải làm thêm, sợ gây ồn nên mới ra sofa ngủ."

Tình cha và niềm tin

Nghe chuyện, tôi lấy ngay cái thẻ nó từng đưa ra: "Sao con không nói sớm? Tiền này bố chưa đụng một đồng nào, con cứ lấy mà dùng." Nó lắc đầu, giọng vẫn bình thản: "Tiền đó con tặng bố rồi, đã tặng thì không lấy lại. Con đưa tiền cũng để vợ con yên tâm. Còn chuyện công ty, con tin sẽ ổn lại thôi." Tôi nghẹn giọng: "Người lớn chịu được nhưng trẻ con thì không. Nó đang tuổi lớn mà con." Nó mỉm cười: "Bố, chỉ là tạm thời thôi ạ. Không bao lâu nữa sẽ qua hết thôi. Bố cứ yên tâm."

Lúc đó, mắt tôi đỏ hoe. Tôi không nói thêm gì, chỉ lặng lẽ xua tay: "Thôi được, các con đã quyết như thế, bố cũng không cản. Nhưng từ hôm nay, bố sẽ ở đây và sẽ là người đi chợ, nấu cơm. Công việc cần phải làm nhưng không thể bỏ bê sức khỏe được."

Từ hôm đó, bữa cơm trong nhà lại có thịt, có cá, có rau có quả đủ đầy. Chưa đầy nửa tháng sau, công ty của thằng rể đã vượt qua khó khăn. Cuộc sống dần trở lại bình thường. Lúc ấy, tôi mới rời thành phố. Trên đường về quê, lòng tôi nhẹ tênh, vì biết con gái mình có một người chồng thật sự đáng tin và tử tế.

Báo Thanh Niên Việt có bài viết: "Tôi bỏ về nhà mẹ đẻ sau khi bị chồng nói một câu đau điếng, nhưng vừa tới nơi, bố mẹ đã khiến tôi phải quay về nhà chồng giữa đêm", nội dung như sau:

Tôi và chồng mới cưới được vỏn vẹn hơn hai tháng. Người ta vẫn nói, vợ chồng mới cưới thì phải ngọt ngào, quấn quýt như hình với bóng, nhưng riêng tổ ấm của tôi, từ ngày dọn về chung một nhà đã chẳng ngớt những trận cãi vã. Chồng tôi, tên Kha, là tuýp người sống cực kỳ lý trí, còn tôi lại hoàn toàn ngược lại, dễ bị chi phối bởi cảm xúc. Mỗi khi có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ cần một cái ôm thật chặt, một lời dỗ dành nhẹ nhàng là trái tim tôi đã mềm nhũn ra rồi. Thế nhưng Kha, anh ấy lúc nào cũng chỉ đưa ra những lý lẽ, phân tích đúng sai rành mạch, khiến tôi vừa thấy kiệt sức vừa tủi thân ghê gớm.

Tối hôm ấy, cũng chỉ vì một chuyện nhỏ xíu thôi. Tôi nhờ Kha rửa bát hộ vì hôm ấy tôi bị đau bụng, nhưng anh ấy vẫn dán mắt vào điện thoại, buông một câu lạnh tanh: "Đau bụng nhẹ thế này mà đã không làm nổi, sau này sinh con thì sao lo nổi nhà cửa?".

Thực ra, tôi đã đau âm ỉ cả buổi chiều rồi, trong người mệt lả và khó chịu vô cùng, bữa tối cũng chỉ ăn được vài miếng. Chồng đã không hỏi han gì khiến tôi buồn bĩu môi rồi. Giờ lại thêm câu nói vô tâm đó khiến nỗi uất ức trong lòng tôi dâng trào đến tận cùng. Tôi chẳng nói thêm lời nào, lặng lẽ vào phòng thu dọn đồ đạc, rồi gọi xe ôm về nhà mẹ đẻ trong đêm. Tôi nghĩ, ít ra về nhà mình, tôi sẽ được vỗ về, được che chở. Tôi muốn mẹ ôm tôi vào lòng, muốn bố nổi giận thay vì con gái bị chồng làm khổ. Tôi chỉ mong có ai đó bênh vực tôi, dù chỉ một chút thôi cũng đủ.

Khi tôi lên xe, chồng tôi còn không thèm ngó theo, vẫn điềm nhiên "cày nốt" trận game trên điện thoại.

Bất ngờ từ điểm tựa cuối cùng

Khi tôi về tới nơi, mẹ tôi mở cửa. Vừa nhìn thấy tôi xách vali lỉnh kỉnh bước vào, mẹ đã sững sờ. Sau khi nghe tôi kể vắn tắt câu chuyện, mẹ trầm ngâm một lúc rồi gọi bố xuống.

Bố tôi không hề mắng mỏ ngay, ông chỉ hỏi một câu nhẹ nhàng nhưng đầy sức nặng: "Con thấy việc bỏ nhà chồng về đây là đúng hả?".

Tôi ấm ức đáp: "Con cũng chỉ là con gái, cũng cần được quan tâm, được yêu thương chứ ạ. Chẳng lẽ lấy chồng rồi là phải nhịn nhục hết mọi thứ sao?".

Bố tôi hạ giọng, nhưng lời nói vẫn đanh thép: "Không ai bảo con phải nhịn hết. Nhưng chuyện vợ chồng, không có chuyện nhỏ nào là không thể bỏ qua. Cái nhà này không phải là khách sạn để con hờn dỗi là xách đồ về ở đâu con nhé."

Mẹ tôi cũng tiếp lời: "Ngày xưa mẹ giận bố mày, cũng từng nghĩ đến chuyện bỏ về ngoại. Nhưng rồi mẹ nghĩ lại, mỗi lần bỏ đi là đẩy cuộc hôn nhân đến gần hơn với bờ vực đổ vỡ. Thế nên mẹ phải nhịn, phải kìm lòng lại vì nghĩ tới tương lai của cả gia đình."

Tôi ngồi yên trên ghế, lòng tôi như chìm xuống vực sâu không đáy, cái vali vẫn nằm trơ trọi ở cửa, tôi còn chưa kịp mở ra. Sao không ai hiểu cho tôi hết, sao ai cũng muốn "lên lớp dạy đời" tôi vậy? Bố mẹ thấy tôi như vậy cũng không hề bênh vực, khiến tôi có cảm giác mình đơn độc không còn nơi nào để về nữa.

Tôi không nhớ mình đã ngồi đó bao lâu, cũng không nhớ đã đi bộ bao nhiêu bước chân trong đêm để bắt xe quay trở lại. Khi tôi lặng lẽ mở cửa về lại căn phòng của hai vợ chồng, đèn vẫn sáng nhưng Kha đã đi ngủ từ bao giờ.

Tôi thay đồ, cũng trèo lên giường nằm, nhưng chúng tôi quay lưng vào nhau. Tại sao những cặp đôi khác, những tháng đầu tân hôn lại tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và yêu thương nhau không hết, còn tôi thì lại phải chịu đựng nỗi tủi nhục này? Chẳng lẽ tôi đã sai ở đâu đó rồi sao?

Nguồn:

https://arttimes.vn/gia-dinh/bo-vo-len-thanh-pho-mung-sinh-nhat-chau-nua-dem-thay-con-re-an-vung-ngoai-phong-khach-ma-mat-do-hoe-c59a64020.html

https://thanhnienviet.vn/toi-bo-ve-nha-me-de-sau-khi-bi-chong-noi-mot-cau-dau-dieng-nhung-vua-toi-noi-bo-me-da-khien-toi-phai-quay-ve-nha-chong-giua-dem-209250703212411576.htm

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!