Nguy kịch vì dùng thuốc giảm cân, collagen 'xách tay'

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Đây tiếp tục là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa từ việc tự ý sử dụng thực phẩm chức năng để giảm cân trôi nổi trên thị trường.

Ngày 4 tháng 7 năm 2025, báo Thanh niên đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Nguy kịch vì dùng thuốc giảm cân, collagen 'xách tay'". Nội dung như sau:

Ngày 4.7, Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận và điều trị thành công một nữ bệnh nhân bị phản ứng nặng sau khi sử dụng các sản phẩm giảm cân và collagen không rõ nguồn gốc. Bệnh nhân là bà L.T.A.T (40 tuổi, ở phường Hạnh Thông, TP.HCM).

Theo lời kể, bà T. đã sử dụng các sản phẩm giảm mớ bụng và collagen do người quen giới thiệu, được quảng cáo là hàng "xách tay" từ nước ngoài với giá từ 300.000 - 400.000 đồng/hộp.

Nguy kịch vì dùng thuốc giảm cân, collagen 'xách tay' - Ảnh 1.

Bệnh nhân khi đến Bệnh viện Quân y 175. Ảnh BV

Sau khoảng một tháng sử dụng để giảm cân, thải độc, tăng cường miễn dịch và cải thiện làn da thì bà bắt đầu nổi ban đỏ ở tay, sau đó lan ra mặt, chân và toàn thân. Các biểu hiện trở nên nghiêm trọng với mụn nước, sẩn mủ, viêm niêm mạc, đau rát khi ăn uống.

Bệnh nhân được đưa vào khoa Da liễu – Dị ứng, Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng nguy cấp.

Tại đây, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu phát ban dát sẩn, hồng ban đa dạng - một dạng phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng.

Các sang thương da xuất hiện khắp người, bao gồm hồng ban phù nề vùng bụng, cổ, mặt; mụn nước kèm mụn mủ nhiễm trùng; niêm mạc miệng viêm đỏ, loét, khiến ăn uống hạn chế. Kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu tăng cao, men gan và các chỉ số viêm đều ở mức đáng lo ngại, chức năng gan - thận suy giảm.

Bệnh nhân được chẩn đoán phát ban dạng dát sẩn, nghi do dị ứng với các chế phẩm giảm cân và collagen không rõ thành phần, sử dụng trên nền tăng huyết áp. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng có thể tiến triển thành hội chứng Stevens-Johnson hoặc hội chứng Lyell - hai biến chứng dị ứng thuốc cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Sau gần 2 tuần điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân cải thiện rõ rệt, hết sốt, ăn uống bình thường, tổn thương da lành dần. Bệnh nhân đã được xuất viện trong tình trạng ổn định.

Nguy kịch vì dùng thuốc giảm cân, collagen 'xách tay' - Ảnh 2.

Bác sĩ Danh Bảo Khánh, khoa Da liễu - Dị ứng, Bệnh viện Quân y 175 thăm khám bệnh nhân. Ảnh BV

Bác sĩ Danh Bảo Khánh, khoa Da liễu - Dị ứng, cho biết: "Đây là một trường hợp điển hình cho thấy việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp, giảm cân không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến phản ứng thuốc nghiêm trọng. Dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất kỳ ai, mức độ rất khó lường, thậm chí tử vong nếu chậm trễ điều trị".

Bác sĩ Khánh nhấn mạnh, người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng theo lời khuyên từ người quen hoặc quảng cáo trên mạng. Việc dùng bất kỳ sản phẩm nào cũng cần có chỉ định, hướng dẫn từ nhân viên y tế. Đặc biệt, những người có bệnh nền như tăng huyết áp, tim mạch, gan thận… càng cần thận trọng khi dùng thêm bất kỳ sản phẩm hỗ trợ nào.

Cùng ngày, tờ báo này cũng cung cấp thêm thông tin từ vụ việc trên với tiêu đề "Bác sĩ cảnh báo nguy hại khi tự ý dùng 'thuốc giảm mỡ', thực phẩm chức nâng". Nội dung như sau:

Rước họa sau khi dùng "thuốc giảm mỡ, giảm cân" không rõ nguồn gốc

Khoa Da liễu - Dị ứng, Bệnh viện Quân y 175 vừa tiếp nhận điều trị cho chị L.T.A.T (40 tuổi, ở phường Hạnh Thông, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng sốt cao kéo dài, tổn thương da nghiêm trọng, đau rát niêm mạc miệng khiến ăn uống khó khăn. Khai thác bệnh sử cho thấy chị T. đã sử dụng các sản phẩm được quảng cáo là "thuốc giảm mỡ bụng" và collagen không rõ nguồn gốc. Sản phẩm được quảng cáo là thải độc, tăng cường miễn dịch, làm đẹp da… mua qua người quen với giá 300.000 – 400.000 đồng/hộp.

Sau khoảng một tháng dùng, chị T. bắt đầu nổi ban đỏ ở tay rồi lan toàn thân, kèm mụn nước, viêm loét niêm mạc miệng, cơ thể mệt mỏi và sốt cao. Tại khoa Da liễu - Dị ứng, Bệnh viện Quân y 175, các bác sĩ chẩn đoán chị bị phát ban dạng dát sẩn - hồng ban đa dạng nghi do dị ứng thuốc giảm mỡ, collagen chưa rõ nguồn gốc trên nền tăng huyết áp.

Bác sĩ cảnh báo nguy hại khi tự ý dùng 'thuốc giảm mỡ', thực phẩm chức năng - Ảnh 1.

Người bệnh bị nổi ban đỏ ở tay rồi lan toàn thân, kèm mụn nước, viêm loét niêm mạc miệng sau khi dùng "thuốc giảm mỡ". ẢNH: BSCC

Qua thăm khám, các bác sĩ ghi nhận mạch của chị T, nhanh, huyết áp cao, da nổi tổn thương đỏ thẫm hình bia bắn, mụn nước, sẩn mủ, niêm mạc miệng viêm đỏ, nuốt đau. Xét nghiệm cho thấy bạch cầu tăng cao, men gan tăng, suy thận và viêm nhiễm toàn thân.

Sau gần 2 tuần điều trị tích cực bằng phác đồ chống dị ứng, thuốc ức chế phản ứng miễn kháng sinh, thuốc ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể, thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch chống bội nhiễm, nâng đỡ tổng trạng, điều trị các triệu chứng, chăm sóc tại chỗ tổn thương da và niêm mạc, sức khỏe của chị T. dần hồi phục, sức khỏe ổn định và được xuất viện.

Tương tự, trước đó chị T.V.K. (35 tuổi, ở TP.HCM) cao 1,55 m, nặng 80 kg, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện mỡ máu, gan nhiễm mỡ, rối loạn giấc ngủ. Mỗi ngày, chị uống 250 ml trà giảm cân mua từ người quen với hy vọng giảm cân nhanh chóng. Ngày đầu tiên uống trà, chị tiêu chảy 3 lần, cơ thể rệu rã. Nghĩ thuốc đang có tác dụng, chị tiếp tục uống theo hướng dẫn. Đến ngày thứ 6, chị giảm 3 kg, mắt trũng, 2 má hóp lại, tiêu chảy nặng hơn. Sau đó, chị K. ngất trong nhà vệ sinh, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Hay như trường hợp chị T.Y. (38 tuổi) lo sợ béo phì khiến thân hình mất cân đối, lên mạng tìm mua thuốc giảm cân để uống. Sau khi uống một hộp đầu, chị Y. giảm được gần 4 kg nhưng thấy mệt mỏi, ăn uống ít hơn, cảm giác lạnh 2 chân. Sau khi uống khoảng hơn 2 hộp thì chị Y. giảm được 7 kg. Qua hộp thứ 3, chị thấy kết quả chậm hơn, cơ thể mệt mỏi nên ngưng thuốc. Sau ngưng thuốc giảm cân khoảng nửa tháng chị Y. bị đau bụng, nôn ói. Ra tiệm thuốc mua thuốc dạ dày để uống nhưng không hiệu quả, nhập viện cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt.

 - Ảnh 2.

Máu và mỡ bệnh nhân tách thành 2 lớp sau thời gian uống trà giảm cân. ẢNH: BSCC

Không tùy tiện dùng thuốc, thực phẩm chức năng.

Thạc sĩ - bác sĩ Danh Bảo Khánh, Khoa Da liễu - Dị ứng, Bệnh viện Quân y 175, cho biết phát ban dát sẩn và hồng ban đa dạng là một bệnh da cấp tính, nguyên nhân do thuốc khá phổ biến, đặc trưng bởi các tổn thương đa dạng trên da và niêm mạc. Bệnh có thể tiến triển thành hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng Lyell, đây là những thể nặng nhất của dị ứng thuốc có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa các tổn thương da và niêm mạc lan rộng, ngăn ngừa các biến chứng và hạn chế tỷ lệ tử vong.

Từ trường hợp điển hình này, bác sĩ Khánh khuyến cáo người dân, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc haythực phẩm chức năng nào, dù là theo lời khuyên của người quen hay các quảng cáo hấp dẫn trên mạng xã hội. Thuốc chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết và phải tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ; thực phẩm chức năng cần được sử dụng một cách thận trọng, chỉ khi cơ thể thật sự cần bổ sung và phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc, chất lượng, cũng như tư vấn y tế.

"Hãy luôn nhớ rằng, dị ứng thuốc có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ thời điểm nào và diễn tiến có thể rất nhanh, nguy hiểm. Khi có dấu hiệu bất thường như phát ban, sốt, nổi mụn nước, loét miệng, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời", bác sĩ Khánh nhấn mạnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Từ Kim Thanh, Trưởng khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, việc giảm cân cần đạt hiệu quả về khỏe đẹp, do đó người dân nên chú ý chế độ dinh dưỡng, thể dục, việc sử dụng thuốc hỗ trợ cần lựa chọn sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt cấp phép. Ngoài ra nên kiểm tra chức năng gan thận định kỳ để theo dõi.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!