Quét nhà bỗng tìm thấy sổ tiết kiệm tưởng mất vài năm trước, ra ngân hàng lấy tiền thì được thông báo: Đã rút 4 đợt, tài khoản 0 đồng
Người ký nhận rút tiền lộ diện, chủ nhân sổ tiết kiệm tức không nói nổi.
Ngày 04/07/2025, Thanh niên Việt đưa tin "Quét nhà bỗng tìm thấy sổ tiết kiệm tưởng mất vài năm trước, ra ngân hàng lấy tiền thì được thông báo: Đã rút 4 đợt, tài khoản 0 đồng". Nội dung chính như sau:
Trong một lần dọn nhà, người phụ nữ họ Tăng, sống tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc bất ngờ tìm được cuốn sổ tiết kiệm tưởng đã mất từ vài năm trước. Khi mở sổ ra xem, bà Tăng thấy số tài khoản vẫn còn 10.500 NDT (khoảng 36,6 triệu đồng). Điều này khiến bà vô cùng mừng rỡ, liền sắp xếp công việc để đến ngân hàng rút tiền về.
Tuy nhiên, khi đến ngân hàng, giao dịch viên đối chiếu thông tin trong sổ tiết kiệm và hệ thống rồi thông báo với bà trong tài khoản không có đồng nào. Giao dịch viên cho biết, số tiền 10.500 NDT (khoảng 36,6 triệu đồng) còn lại trong sổ của bà Tăng đã được rút ra trước đó, thông tin vẫn còn lưu lại trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời, nhân viên này cũng cho bà Tăng xem các chứng từ liên quan đến việc rút tiền tiết kiệm.
Tuy nhiên, bà Tăng nói rằng sổ tiết kiệm này luôn được cất giữ kín ở nhà. Nhiều năm nay bà thậm chí còn quên mất, nên không thể có chuyện bà lấy ra để mang đi rút tiền. Ngoài ra, trong cột xác nhận đã rút của sổ tiết kiệm cũng không có ghi chú nào liên quan đến việc này.
Mặc dù vậy, giao dịch viên kiểm tra lại nhiều lần vẫn xác định trong tài khoản bà Tăng hiện đã không còn tiền. Lúc này, bà Tăng yêu cầu được gặp quản lý ngân hàng để hỏi rõ về sự việc. Sau khi kiểm tra, người quản lý giải thích với bà Tăng rằng số tiền thực sự đã được rút ra dưới danh nghĩa của bà. Theo người quản lý, có khả năng nhân viên phụ trách thời điểm đó đã sơ suất không ghi lại kết quả giao dịch vào sổ cho bà. Tuy nhiên, phía ngân hàng vẫn lưu giữ hồ sơ, giấy rút tiền và biên lai có chữ ký của bà Tăng.
(Ảnh minh họa)
Bà Tăng không đồng ý với lời giải thích này và khăng khăng yêu cầu ngân hàng phải trả lại cho bà đúng 1 0.500 NDT (khoảng 36,6 triệu đồng) ghi trên sổ tiết kiệm, nếu không bà sẽ đưa vụ việc ra tòa.
Cả văn phòng tư pháp địa phương, phòng hòa giải cộng đồng đã tổ chức các buổi hòa giải và hy vọng 2 bên có thể tìm được cách giải quyết đơn giản hơn.
Ngân hàng cũng cung cấp các hồ sơ gửi và rút tiền tương ứng cùng các giấy tờ liên quan khác. Các chứng từ và biên lai cho thấy tiền gửi trong sổ tiết kiệm thực sự đã được rút trong 4 đợt. Trong biên lai do ngân hàng xuất trình cũng có chữ ký của bà Tăng.
Mặc dù đại diện ngân hàng và bà Tăng đều tham gia nhưng không bên nào chịu nhượng bộ. Cuối cùng, bà Tăng tuyên bố sẽ đệ đơn kiện ngân hàng lên tòa án, yêu cầu ngân hàng trả lại tiền tiết kiệm cho mình.
Về đến nhà, bà Tăng họp gia đình, thông báo mình sẽ tham gia vụ kiện, cần một người con phụ giúp thảo đơn kiện đồng thời hỏi ý kiến phía luật sư nên trình bày đơn từ thế nào, chuẩn bị những giấy tờ gì để "làm đến cùng".
Thấy tình hình căng thẳng, con trai cả bà Tăng lúc này mặt mũi tái xanh, đành thú nhận: Số tiền đó là do vợ con rút.
Bà Tăng suýt ngã ra đất. Thì ra bấy lâu bà "nuôi ong tay áo", tại sao lại lấy trộm giấy tờ tuỳ thân, giả chữ kỹ lại còn lấy cả sổ tiết kiệm của bà làm mất để đi rút sạch tiền?
Vợ chồng người con cả quỳ xuống, con dâu khóc lóc thú nhận thời điểm đó đầu tư thua lỗ, tình cờ nhặt được sổ tiết kiệm của bà nên đã nảy lòng tham. Dự định sẽ trả lại dưới một hình thức khác khi tình hình tài chính ổn định, không ngờ đến nay, bà lại tìm thấy được cuốn sổ đấy... Lấy danh nghĩa người nhà, vợ chồng con cả mong bà đừng làm lớn chuyện để giữ thể diện, sẽ tìm cách hoà giãi với phá ngân hàng.
Qua sự việc này, phía ngân hàng cũng nhắc nhở người dân sau khi gửi tiền phải lưu giữ kỹ các chứng từ liên quan và sổ tiết kiệm. Đặc biệt, không được giao sổ tiết kiệm cho người khác hoặc làm mất, điều này sẽ dẫn đến các rắc rối khi xác minh số tiền trong tài khoản.
Đặc biệt, sau khi rút tiền cần kiểm tra lại và yêu cầu nhân viên giao dịch cập nhật đầy đủ thông tin trong sổ tiết kiệm, tránh việc xảy ra không đáng có như trong sự việc này.
Ngày 1/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Chính thức: Từ ngày 1/7, những tài khoản này sẽ bị ngừng giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng". Nội dung như sau:
Đúng như lộ trình đã được thông báo, kể từ hôm nay, ngày 1/7/2025, hai quy định quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức có hiệu lực, tác động trực tiếp đến hàng triệu người dùng. Theo đó, nhiều tài khoản ngân hàng của tổ chức sẽ bị tạm dừng giao dịch trực tuyến và thẻ ATM công nghệ từ sẽ chính thức bị "khai tử".
Tài khoản doanh nghiệp bị "đóng băng" nếu chưa cập nhật sinh trắc học
Kể từ hôm nay, các giao dịch chuyển tiền, rút tiền trên kênh ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking) của các tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan, hộ kinh doanh) đã chính thức bị tạm dừng nếu người đại diện theo pháp luật chưa hoàn thành việc cập nhật thông tin sinh trắc học (dữ liệu khuôn mặt, vân tay) với ngân hàng.
Quy định này được thực hiện theo Thông tư số 17/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các giao dịch tại quầy cũng có thể bị ảnh hưởng nếu giấy tờ tùy thân của người đại diện, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đã hết hiệu lực mà chưa cập nhật lại.

Để khôi phục giao dịch, người đại diện theo pháp luật của tổ chức cần ngay lập tức thực hiện việc xác thực sinh trắc học. Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, ACB... đều đang hỗ trợ khách hàng cập nhật qua hai hình thức:
Trực tiếp tại quầy giao dịch: Người đại diện hợp pháp mang theo giấy tờ tùy thân đến bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch nào của ngân hàng để thực hiện.
Trực tuyến qua App ngân hàng: Áp dụng đối với công dân Việt Nam có Căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Giấy tờ cần chuẩn bị:
CCCD hoặc CCCD gắn chip (còn hiệu lực) đối với công dân Việt Nam.
Hộ chiếu bản gốc/bản công chứng (còn hiệu lực) đối với người nước ngoài.
Lưu ý quan trọng: Các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cảnh giác với lừa đảo. Nhân viên ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu, mã OTP hay thông tin cá nhân qua các đường link lạ.

Thẻ ATM từ chính thức ngừng hoạt động trên toàn hệ thống
Cũng từ hôm nay, một thay đổi lớn khác đã có hiệu lực: Toàn bộ thẻ ATM công nghệ từ đã chính thức ngừng được chấp nhận để thực hiện giao dịch trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Điều này có nghĩa là những thẻ từ chưa được chuyển đổi sang thẻ chip sẽ không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bao gồm:
Rút tiền, gửi tiền tại máy ATM và CDM.
Thanh toán tại các máy POS ở cửa hàng, siêu thị.
Thực hiện các giao dịch liên ngân hàng.
Trong nhiều trường hợp, thẻ có thể bị khóa hoàn toàn. Người dùng đang sở hữu loại thẻ này cần ngay lập tức liên hệ với ngân hàng phát hành để thực hiện chuyển đổi sang thẻ chip nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ. Việc chuyển đổi này nhằm tăng cường tối đa an ninh, bảo mật cho chủ thẻ và tuân thủ lộ trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng của quốc gia.