Phát hiện dầu đậu nành có mùi dầu diesel, phanh phui cơ sở sản xuất dầu ăn giả doanh thu 25 tỷ đồng, tịch thu 720kg nguyên liệu thô bốc mùi

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Nhận tin báo của người dân về dấu hiệu bất thường ở một loại dầu ăn mang nhãn hiệu nổi tiếng, cảnh sát Trung Quốc đã tiến hành điều tra.

Ngày 03/07/2025, Đời sống Pháp luật đưa tin "Phát hiện dầu đậu nành có mùi dầu diesel, phanh phui cơ sở sản xuất dầu ăn giả doanh thu 25 tỷ đồng, tịch thu 720kg nguyên liệu thô bốc mùi". Nội dung chính như sau: 

Tháng 6/2020, Đội Bảo vệ Thực phẩm, Dược phẩm và Môi trường của Cục Công an Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) nhận được báo cáo từ người dân về việc mua phải dầu đậu nành giả tại một cửa hàng tạp hoá. Loại dầu này dù mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng khi nấu lên lại bốc khói nhiều và có mùi giống dầu diesel. Điều này khiến người dân nghi ngờ về chất lượng.

 

Kiểm tra thông tin từ nhà sản xuất, cơ quan kiểm định chất lượng xác nhận đây là dầu giả. Qua quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện một băng nhóm tội phạm đứng sau hoạt động sản xuất và phân phối dầu ăn giả. Nhóm này do đối tượng  Hứa Mưu Lượng cầm đầu, chịu trách nhiệm mua dầu đậu nành số lượng lớn từ các nguồn không rõ ràng, dầu thừa từ các nhà hàng, khách sạn.

Sau đó, dầu đóng gói vào các chai nhỏ, dán nhãn giả của các thương hiệu nổi tiếng và phân phối ra thị trường. Các thành viên khác, bao gồm anh em của Hứa Mưu Lượng phụ trách đóng gói, thu tiền và giao hàng.

Một cơ sở sản xuất dầu giả của nhóm đối tượng

Để tránh bị phát hiện, băng nhóm này liên tục thay đổi địa điểm sản xuất. Chúng thuê 6 ngôi nhà ở các làng xung quanh Cáp Nhĩ Tân, luân phiên sử dụng để sản xuất dầu giả. Lý do dầu đậu nành có mùi giống dầu diesel là do các đối tượng dùng thùng dầu diesel cũ để vận chuyển dầu ăn giả giữa các cơ sở sản xuất nhằm né tránh sự nghi ngờ của cơ quan chức năng.

Sau hơn 4 tháng điều tra, cảnh sát Cáp Nhĩ Tân đã nắm rõ thông tin về hoạt động của băng nhóm. Tháng 10/2020, một chiến dịch truy quét được triển khai. Lực lượng chức năng bắt giữ 6 đối tượng, tịch thu 720 kg nguyên liệu thô bốc mùi dầu cũ, hơn 400 kg dầu chưa đóng gói, 700 hộp bao bì nhãn hiệu giả và nhiều tang vật khác. Đường dây này ước tính có doanh thu hơn 7 triệu NDT (25 tỷ đồng).

Điều kiện sản xuất dầu giả không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Cảnh sát Cáp Nhĩ Tân khuyến cáo mọi người chỉ nên mua thực phẩm tại các cửa hàng uy tín, chú ý phân biệt hàng thật, hàng giả thông qua thông tin trên bao bì. Nắp chai dầu ăn thật rất chắc chắn trong khi nắp chai giả sẽ rơi ra chỉ bằng một động tác cậy nhẹ. Bên cạnh đó, dầu đậu nành thật có độ trong suốt, màu sắc đẹp còn dầu giả thường có màu đục. Các cửa hàng kinh doanh cũng được yêu cầu chọn nguồn hàng chính hãng, tránh tiếp tay cho hành vi phạm pháp vì lợi nhuận nhỏ. 

Ngày 25/06/2025  VTC đưa tin "Dùng dầu ăn hay mỡ lợn tốt hơn?". Nội dung chính như sau: 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều người tin rằng ăn mỡ lợn dễ tăng cân và mắc bệnh chuyển hóa hơn so với dầu thực vật. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa chính xác.

Dầu và mỡ đều là chất béo, nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ. Thiếu chất béo trong khẩu phần, trẻ có nguy cơ biếng ăn, chậm lớn, còi xương và thường xuyên ốm vặt.

Dầu thực vật chứa nhiều axit béo không bão hòa, không có cholesterol, giàu vitamin E, K nên dễ hấp thụ. Tuy nhiên, dầu lại dễ bị oxy hóa, đặc biệt khi đun ở nhiệt độ cao có thể bị biến chất, gây mùi khét và tạo ra các hợp chất có hại.

Dầu và mỡ đều là chất béo, nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ. (Ảnh minh hoạ)

Dầu và mỡ đều là chất béo, nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt với trẻ nhỏ. (Ảnh minh hoạ)

Trong khi đó, mỡ lợn chứa axit béo không no, ít bị biến đổi dưới tác động của nhiệt, vì vậy thích hợp dùng để chiên rán. Loại chất béo này còn giàu vitamin D, B và khoáng chất, giúp cơ thể hấp thu canxi, hỗ trợ xây dựng tế bào não và màng tế bào thần kinh.

Một số nghiên cứu cho thấy, mỡ lợn còn có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Đáng chú ý, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cả dầu và mỡ đều cung cấp năng lượng như nhau, khoảng 9 calo mỗi gram. Việc cho rằng ăn mỡ dễ béo hơn là thiếu cơ sở. Vấn đề nằm ở liều lượng tiêu thụ và cách chế biến, không phải bản thân loại chất béo.

Tuy vậy, mỡ lợn cũng chứa nhiều axit béo bão hòa. Ăn quá nhiều có thể gây thừa chất, không tốt cho người mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc rối loạn chuyển hóa.

Chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp linh hoạt giữa dầu và mỡ, thay vì loại bỏ hoàn toàn một trong hai. Với món ăn chiên rán ở nhiệt độ cao, nên dùng mỡ để hạn chế nguy cơ sinh chất độc. Ngoài ra, không nên sử dụng lại dầu mỡ đã qua chiên rán nhiều lần, vì sẽ sản sinh ra các hợp chất có hại cho sức khỏe.

Bữa ăn hợp lý là bữa ăn cân bằng: chất béo từ nhiều nguồn (dầu, mỡ, bơ, vừng, lạc...), chất đạm, chất xơ, vitamin và đủ nước. Thay vì tránh mỡ lợn như “kẻ thù”, hãy hiểu đúng để dùng đúng.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!