7 đại học Việt Nam vào tốp 2.500 đại học hàng đầu thế giới

Một số ngành học của các trường ĐH ở Việt Nam có vị trí cao bất ngờ trong bảng xếp hạng uy tín này.

Mới đây, báo Đời Sống Pháp Luật đăng tải bài viết "Không phải FTU, NEU, đây mới là 7 trường ĐH của Việt Nam vào top thế giới theo nhóm ngành, chung bảng xếp hạng với Harvard, MIT" có nội dung như sau:

Một số ngành học của các trường ĐH ở Việt Nam có vị trí cao bất ngờ trong bảng xếp hạng uy tín này.

Ngày 10/4, tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) công bố bảng xếp hạng các trường đại học thuộc top đầu thế giới phân chia theo nhóm ngành. Theo đó 5 nhóm lĩnh vực lớn và 55 ngành nghề cụ thể của 1.556 trường đại học trên toàn thế giới được QS xếp hạng, bao gồm cả các trường danh tiếng như Harvard, MIT, Stanford….

Năm nay, ĐH Duy Tân góp mặt ở 2 nhóm lĩnh vực Kỹ thuật và công nghệ cùng Khoa học xã hội và Quản lý. So với năm ngoái, số lượng trường ĐH góp mặt vào các lĩnh vực lớn có sự sụt giảm.

Sinh viên ĐH Duy Tân tham gia các hoạt động ngoại khóa. Ảnh: Fanpage ĐH Duy Tân

Cụ thể trong bảng xếp hạng các ngành nghề, ĐH Quốc gia TP.HCM là trường đại học của Việt Nam có nhiều ngành học nhất nằm trong danh sách của QS. 11 ngành học đó bao gồm Kỹ thuật hóa học (401-430); Khoa học máy tính (451-500); Kỹ thuật Điện, Điện tử (351-400); Kỹ thuật Dầu khí (51-100); Nông-Lâm nghiệp (401-450); Hóa học (351-400); Khoa học Môi trường (451-500); Toán học (351-400); Vật lý và Thiên văn học (601-640); Kinh doanh và Quản lý (501-550); Kinh tế và Kinh tế lượng (451-500). Trong đó, Kỹ thuật Dầu khí của trường là ngành học có thứ hạng cao nhất trong số các ngành học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng này.

Theo sau, trường ĐH Duy Tân với 6 ngành học nằm trong bảng xếp hạng của QS, gồm Kiến trúc (151-200), Khoa học máy tính (351-400); Kỹ thuật Điện, Điện tử (351-400); Y học (501-550); Khoa học Môi trường (351-400); Quản trị dịch vụ du lịch và giải trí (101-150).

Trường ĐH Quốc gia Hà Nội có 5 ngành học, Khoa học máy tính (501-550); Kỹ thuật Điện, Điện tử (451-500); Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Sản xuất (501-530); Kỹ thuật Dầu khí (101-150); Toán học (351-400).

ĐH Bách khoa Hà Nội có 4 ngành học, gồm Khoa học máy tính (451-500); Kỹ thuật Điện, Điện tử (351-400); Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Sản xuất (451-500); Toán học (401-450)

Trường ĐH Tôn Đức Thắng có các ngành Khoa học máy tính (604-650); Kỹ thuật Điện, Điện tử (301-350); Toán học (201-250). Trong đó ngành Toán học của Tôn Đức Thắng có thứ hạng cao nhất trong số các ĐH của Việt Nam cùng nằm trong danh sách này.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng

Trường ĐH Kinh tế TP HCM có sự góp mặt của ngành học Kinh tế và Kinh tế lượng với thứ hạng (301-350), tăng so với năm 2023.

Trường ĐH Cần Thơ có ngành Nông - Lâm Nghiệp nằm trong bảng xếp hạng này với thứ hạng 401-450. So với năm 2023, vị trí này bị sụt giảm.

Quacquarelli Symonds (QS) là một trong những tổ chức xếp hạng uy tín nhất thế giới. Bảng xếp hạng theo lĩnh vực học thuật của QS dựa trên nhiều tiêu chí, bao gồm:

- Danh tiếng học thuật của trường đại học.

- Uy tín của trường đại học theo đánh giá của các nhà tuyển dụng.

- Số lượng trung bình trích dẫn trên một bài báo của trường đại học.

- Chỉ số H-index về năng suất nghiên cứu khoa học và mức độ ảnh hưởng của các công bố của trường đại học.

- Chỉ số IRN (Mạng lưới Nghiên cứu quốc tế) về hiệu quả trong hợp tác với các đối tác quốc tế của trường đại học.

Tiếp đến, báo Tuổi Trẻ thông tin thêm trong bài đăng "7 đại học Việt Nam vào tốp 2.500 đại học hàng đầu thế giới". Cụ thể như sau:

Việt Nam có 7 đại học được vào bảng xếp hạng này. Theo đó, ĐH Quốc gia Hà Nội được xếp hạng 1.211 trên thế giới.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp thứ 2 ở Việt Nam, xếp hạng thứ 1.422 trên thế giới. Các thứ hạng tiếp theo là Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội xếp hạng 1.549, ĐH Quốc gia TP.HCM xếp hạng 1.550, Trường ĐH Y Hà Nội xếp hạng 2.061, ĐH Cần Thơ xếp hạng 2.285…

URAP là tổ chức xếp hạng thành lập năm 2010 bởi Đại học kỹ thuật Trung-Đông, một đại học công lập rất uy tín của Thổ Nhĩ Kỳ, được Times Higher Education (THE), Anh quốc xếp hạng 601-800 thế giới.

Đơn vị phụ trách phân tích dữ liệu và thực hiện việc xếp hạng là Khoa trắc lượng thông tin thuộc đại học này, một khoa chuyên môn về khoa học dữ liệu.

Dữ liệu dùng để xếp hạng là cơ sở dữ liệu Web of Science (ISI, Clarivate); cơ sở dữ liệu khoa học hàng đầu thế giới. URAP phân tích nhiều tiêu chí khác nhau về thành tựu học thuật của các đại học; trong đó, tập trung vào 6 tiêu chí chính:

1. Số lượng công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao trong năm gần nhất: chiếm 21% tổng số điểm;

2. Số lượng trích dẫn của các công trình trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao trong 5 năm gần nhất: chiếm 21% tổng số điểm;

3. Tổng số lượng công trình nghiên cứu được công bố quốc tế trên ISI trong 5 năm gần nhất: chiếm 10% tổng số điểm;

4. Tỉ trọng công bố trong 23 chuyên ngành theo Web of Science so với mức trung bình của thế giới: chiếm 18% tổng số điểm;

5. Tỉ trọng công bố trong 23 chuyên ngành theo Web of Science và trích dẫn so với mức trung bình của thế giới: chiếm 15% tổng số điểm;

6. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học: chiếm 15% tổng số điểm.

Các đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng

Theo các chuyên gia, việc sử dụng cơ sở liệu khoa học uy tín hàng đầu thế giới (ISI), cách đánh giá khách quan bởi một tổ chức khoa học làm cho URAP đang trở thành một trong những bảng xếp hạng đại học tin cậy.

Theo TS Lê Văn Út - trưởng phòng quản lý phát triển khoa học và công nghệ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, URAP sử dụng bộ tiêu chí đánh giá khoa học và khách quan, chẳng những về số lượng công bố khoa học mà chất lượng các công trình khoa học cũng được đặt lên hàng đầu.

Bảng xếp hạng này không quan tâm đến hoạt động 'lấy phiếu tín nhiệm kín' với chuyên gia được lấy phiếu là ai hay tiêu chuẩn để chọn chuyên gia lấy phiếu như thế nào, liệu chuyên gia được chọn có am hiểu và ứng xử khách quan về đại học mà họ được mời đánh giá hay không… như cách làm của những bảng xếp hạng hiện hành khác trên thế giới.

Tốp 10 đại học hàng đầu thế giới theo URAP

Mỗi năm các tổ chức xếp hạng đại học thế giới lần lượt công bố danh sách những người đại học tốt nhất cho sinh viên toàn thế giới tham khảo. Mỗi tổ chức đánh giá theo bộ tiêu chí riêng, có trường giữ thứ hạng ổn định qua nhiều năm, có trường thay đổi liên tục.

Hiện nay, trên toàn thế giới có hơn 20.000 trường đại học.