Những ai được thu nhận ADN, giọng nói vào thẻ căn cước từ ngày 1/7?

Người dân có nhu cầu đồng ý lấy kết quả thông tin về sinh trắc học (ADN, giọng nói...) thì lực lượng chức năng mới tiến hành giám định ADN để đưa vào thông tin của công dân.

Báo Giao thông ngày 28/03/2024 có bài viết  đưa thông tin với tiêu đề: "Những ai được thu nhận ADN, giọng nói vào thẻ căn cước từ ngày 1/7?". Với nội dung như sau:

Bộ Công an cho biết, Luật Căn cước đã được Quốc hội khóa 15, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7. Hiện cơ quan chức năng đang tích cực xây dựng nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Căn cước.

Đáng chú ý, một số nội dung mới sẽ được quy định trong Luật Căn cước như: Cấp thẻ căn cước cho công dân dưới 6 tuổi và dưới 14 tuổi; Thu thập dữ liệu về mống mắt và ADN để cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu về căn cước.

Theo Bộ Công an, đối với những người đến thời điểm đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước, Cục Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) sẽ cấp thẻ căn cước theo hiệu lực của Luật Căn cước.

Những ai được thu nhận ADN, giọng nói vào thẻ căn cước từ ngày 1/7?- Ảnh 1.

Mặt trước và sau của thẻ căn cước áp dụng từ ngày 1/7.

Còn người được cấp thẻ căn cước là trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, người gốc Việt nhưng không có quốc tịch Việt Nam mà cư trú lâu dài, ổn định tại Việt Nam thì sẽ được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Bên cạnh đó, người dân đến làm cấp mới, cấp đổi thẻ căn cước theo quy định của luật mới thì cơ quan chức năng sẽ thu thông tin về sinh trắc học gồm ảnh, khuôn mặt, vân tay và mống mắt.

Riêng đối với ADN và giọng nói, đại diện Cục C06 bổ sung, những thông tin này sẽ thu nhận qua các dữ liệu của cơ quan quản lý. 

Ví dụ như: Cơ quan tố tụng tiến hành các biện pháp tố tụng, liên quan đến giám định ADN, giọng nói; Cơ quan xử lý hành chính đối với các đối tượng có liên quan thì sẽ thu nhận qua quá trình đến làm việc. 

Những ai được thu nhận ADN, giọng nói vào thẻ căn cước từ ngày 1/7?- Ảnh 2.

Bộ Công an sẽ thu nhận ADN khi công dân yêu cầu.

Trường hợp công dân có nhu cầu đồng ý lấy kết quả thông tin về sinh trắc học (ADN, giọng nói...) thì lực lượng thực hiện nhiệm vụ làm thẻ căn cước mới tiến hành giám định ADN để đưa vào thông tin của công dân.

Bộ Công an cũng khẳng định, sau thời điểm ngày 1/7, người đang sử dụng thẻ căn cước công dân mà chưa hết thời hạn ghi trên thẻ thì vẫn tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hạn.

Tuy nhiên, công dân có nhu cầu muốn đổi từ thẻ căn cước công dân (dù chưa hết thời hạn sử dụng) sang thẻ căn cước mới, cơ quan chức năng vẫn tiến hành đổi theo mong muốn của người dân.

Chứng minh thư nhân dân được cấp lần đầu tiên vào năm 1957, chứa 9 chữ số định danh và được cấp cho người từ 18 tuổi trở lên, thời hạn sử dụng 5 năm.

Năm 1964, giấy chứng minh nhân dân mới ra đời song về cơ bản không có nhiều thay đổi so với mẫu cũ. Từ năm này, công dân từ 14-17 tuổi được cấp giấy chứng nhận căn cước.

Năm 1976, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai miền Bắc và Nam, Chính phủ đã thống nhất sử dụng một mẫu giấy chứng minh chung. Điểm mới lần này là người từ đủ 15 tuổi trở lên được cấp giấy tờ này.

Năm 1999, Chính phủ ban hành quy định về giấy chứng minh thư nhân dân mẫu mới. Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp chứng minh thư.

Năm 2012, Bộ Công an cấp chứng minh thư mẫu mới với vật liệu thiết kế bằng nhựa. Đây là lần đầu tiên chứng minh thư được nâng từ 9 chữ số thành 12 chữ số.

Năm 2016, Luật Căn cước công dân quy định Bộ Công an lần đầu tiên là cơ quan cấp thẻ căn cước công dân thay giấy chứng minh thư. Thẻ căn cước công dân sử dụng vật liệu nhựa cứng, được in mã số định danh cá nhân gồm 12 số. Đặc biệt, mặt sau của thẻ có mã vạch điện tử.

Năm 2021, thẻ căn cước công dân gắn chip chính thức ra đời, nhiều thông tin như mã số định danh cá nhân, kích thước tương đương thẻ cũ. Điểm mới là chip điện tử gắn trên thẻ có thể lưu giữ hàng chục thông tin dữ liệu công dân.

Từ 1/7/2024, thẻ căn cước sẽ thay thế cho thẻ căn cước công dân. Mẫu thẻ căn cước sẽ lược bỏ thông tin về quê quán, bỏ dấu vân tay ngón trỏ so với mẫu thẻ cũ. Ngoài ra, thẻ căn cước sẽ có thêm thông tin về ADN, mống mắt, giọng nói.

Tiếp đến, tạp chí Người đưa tin ngày 03/05/2024 cũng có bài đăng liên quan với thông tin: Làm căn cước từ ngày 1/7, có bắt buộc thu thập ADN và giọng nói? Nội dung được đưa như sau:

Nhiều người thắc mắc từ 1/7/2024 khi đi làm căn cước mới có bắt buộc phải cung cấp thông tin ADN, giọng nói không và việc cung cấp thông tin mống mắt sẽ như thế nào?

Từ ngày 1/7, Luật Căn cước mới được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực thi hành.

Một trong những điểm mới của Luật Căn cước so với Luật Căn cước công dân là người dân sẽ tích hợp thông tin ADN, giọng nói, mống mắt vào trong cơ sở dữ liệu căn cước khi thực hiện thủ tục cấp căn cướcTrao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho hay việc thu nhận thông tin sinh trắc học mống mắt sẽ được thực hiện đối với người dân từ đủ 6 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp căn cước mới từ ngày 1/7.

Việc thu nhận thông tin mống mắt giúp nhanh chóng cung cấp thông tin để xác thực cá nhân với độ chính xác cao qua các thiết bị không yêu cầu tiếp xúc vật lý.

Nhận dạng mống mắt được sử dụng như một trong những phương pháp thu thập dữ liệu sinh trắc học cần thiết để cấp số định danh cá nhân là duy nhất. Có thể xác thực chính xác và nhanh chóng ngay cả khi không có căn cước.

Việc sử dụng kết hợp với dữ liệu sinh trắc học bổ sung lẫn nhau như vân tay, ảnh khuôn mặt cho phép xác thực cá nhân một cách chính xác, chống lại hành vi mạo danh.

Do đó, việc thu nhận thông tin mống mắt giúp việc xác thực cá nhân bảo đảm tính chính xác cao, dễ dàng trong việc thực hiện, triển khai các ứng dụng để phục vụ công tác quản lý, phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế số, công dân sốLiên quan đến thông tin về ADN, giọng nói, đại diện C06 thông tin, Luật Căn cước quy định những thông tin này được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp.

Cụ thể, điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước nêu rõ: "Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước".

Như vậy, từ ngày 1/7, trong thủ tục cấp căn cước, người tiếp nhận buộc phải thu nhận thông tin nhận dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp căn cước. Còn thông tin ADN, giọng nói là không bắt buộc.

Thông tin ADN, giọng nói được cung cấp dựa vào sự tự nguyện của người dân. Hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định mới phải cung cấp ADN, giọng nói.

Theo VTC News, Luật Căn cước nêu rõ trách nhiệm về việc bảo mật dữ liệu của từng cơ quan, cá nhân.

Cụ thể, người được giao nhiệm vụ cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu của người dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật, điều chỉnh thông tin; giữ gìn, bảo vệ thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật, điều chỉnh.

Đối với thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước phải tổ chức quản lý việc thu thập ADN, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu; phải kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin ADN, tài liệu đã cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ.

Như vậy, việc thu thập, bổ sung những dữ liệu ADN vào căn cước sẽ được Bộ Công an thực hiện đúng quy định, thông tin ADN căn cước được đảm bảo các yêu cầu bảo mật thông tin.

Luật Căn cước mới cũng quy định người dân không phải nộp lệ phí khi được cấp căn cước lần đầu. Như vậy, đối với các trường hợp người dân lần đầu cấp căn cước không phải nộp lệ phí.

Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành (ngày 1/7/2024) sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng. Cơ quan Nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.


Thẻ chứng minh nhân dân, căn cước công dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1 đến trước ngày 30/6 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6.
Tổng hợp