Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể sắp bị đột quỵ, lưu ý để phát hiện sớm kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'

Đột quỵ là bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể lấy đi mạng sống của một người. Trước khi đột quỵ thực sự xảy ra, sẽ có những biểu hiện nhất định.

Báo Tiền Phong ngày 21/03/2023 có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: "Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể sắp bị đột quỵ, lưu ý để phát hiện sớm kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'". Với nội dung như sau:

Ngày nay, số lượng bệnh nhân bị đột quỵ ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu được phát hiện nhanh chóng, kịp thời, người bệnh có thể được cứu sống. Tuy nhiên, nếu chậm trễ, bệnh nhân có thể tử vong hoặc sống nhưng để lại di chứng suốt đời.

Một phụ nữ đã chia sẻ câu chuyện của chồng mình trên diễn đàn về sức khỏe, nguyên văn như sau:

Các mẹ nào trên 40 tuổi, có người thân ở độ tuổi này hoặc những người bị mỡ máu thì nên đọc bài chia sẻ này ạ. Chồng tôi ngoài 40 tuổi rồi, vừa nhập viện cấp cứu vì đột quỵ trước sự hoang mang lo lắng của cả gia đình. Mẹ chồng tôi sợ tới mức ngất lịm, các con tôi khóc lóc vì sợ mất bố, bản thân tôi hoang mang không biết chuyện gì xảy ra.

Trước khi phải nhập viện cấp cứu chồng tôi chỉ có biểu hiện nhỏ đó là đau đầu mấy hôm nay, và ngủ chảy nước dãi. Tôi còn đùa chồng bảo: Càng già lại càng giống trẻ con nhỉ, ngủ mà nước dãi chảy ra cũng không ý thức được luôn.

Trước giờ chồng tôi luôn khỏe mạnh, không đau ốm gì cả nên mấy biểu hiện đó của chồng chúng tôi chỉ nghĩ do mệt mỏi hoặc thay đổi thời tiết nên vậy thôi. Không ai nghĩ đó lại là dấu hiệu báo trước sự việc của ngày hôm nay.

Rất may vì phát hiện kịp thời, nhà lại gần bệnh viện, đi đêm không tắc đường nên chồng tôi được cấp cứu kịp thời và qua được cơn nguy kịch. Giờ mọi chuyện đã ổn hơn, sức khỏe chồng tôi cũng khá lên nhiều, có thời gian nên tôi lên đây chia sẻ để mọi người biết mà phòng tránh.

Bác sĩ nói nguyên nhân dẫn tới đột quỵ của chồng tôi là do tắc nghẽn mạch máu. Bệnh này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi và những người bị mỡ máu. Tuy nhiên đột quỵ giờ trẻ hóa rồi nên nhiều người còn trẻ lắm nhưng cũng mất vì đột quỵ. Tôi khuyên mọi người nên tìm hiểu để nắm rõ về bệnh còn có hướng đề phòng.

Bác sĩ đã có giải thích thêm về nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ như sau:

Mạch máu có ở khắp cơ thể, có nhiệm vụ vận chuyển máu đi khắp nơi và nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả việc cung cấp oxy.

Nhiều người có bệnh lý tắc nghẽn mạch máu, khi chúng ta ngủ, tốc độ lưu thông máu trong cơ thể sẽ chậm lại, lý do vì quá trình trao đổi chất lúc ngủ cũng giảm. Một khi hiện mạch máu có vấn đề gì thì buổi sáng thức dậy cơ thể thường có vài biểu hiện dễ nhận thấy dưới đây.

Chóng mặt, nhức đầu

Hầu hết bị chóng mặt nhức đầu mọi người đều nghĩ là do bị bệnh vặt, suy nhược cơ thể  hay thay đổi thời tiết hoặc stress quá. Nhưng loại trừ hết những khả năng đó thì có thể là do mạch máu đang bị tắc nghẽn đấy ạ. Khi lượng máu cung cấp lên não không đủ sẽ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, đau đầu vì không có đủ oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Chảy nước dãi

Ai chả nghĩ chảy nước dãi lúc ngủ là chuyện bình thường và rất phổ biến. Tuy nhiên nếu hiện tượng xảy ra thường xuyên, đặc biệt với những người trước kia chưa từng ngủ chảy nước dãi thì chúng ta có thể nghĩ tới do khoang miệng đang bị viêm nhiễm. Hoặc nguy hiểm hơn đó là mạch máu của chúng ta đang bị tắc nghẽn.

Nguyên nhân vì khi lượng máu cung cấp lên não không đủ sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh nuốt khiến nước bọt đọng lại trong miệng rồi chảy ra ngoài trong lúc ngủ.

Chân tay yếu

Khi mạch máu bị tắc nghẽn thì máu lưu thông sẽ chậm lại, chân tay không được cung cấp dinh dưỡng sẽ dẫn đến hiện tượng chân tay yếu, tinh thần kém minh mẫn.

Thường thì lúc ngủ là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, hồi phục lại sau một ngày dài mệt mỏi. Cơ thể khỏe mạnh thì sáng thức dậy sẽ có cảm giác khoan khoái, nhưng nếu sáng dậy mà thấy chân tay yếu ớt, tinh thần mệt mỏi thì hãy cảnh giác các mẹ nha.

Tay chân lạnh

Sáng thức dậy mà thấy chân tay bị lạnh thì cần nghĩ tới nguy cơ máu lưu thông kém. Nguyên nhân vì máu không cung cấp đủ cho cơ thể nên làm chân tay bị nhiễm lạnh.

Các mẹ nên chú ý đến từng dấu hiệu nhỏ của cơ thể bởi đó là cách đơn giản nhất để chăm sóc sức khỏe của bản thân, phòng tránh những căn bệnh không báo trước và chúng ta không lường trước được.

Tiếp đến, báo Sức khỏe và Đời sống ngày 17-03-2024 cũng có bài đăng liên quan với thông tin: Đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa. Nội dung được đưa như sau:

Đột quỵ (stroke) còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

1. Nguyên nhân đột quỵ

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Bệnh thường xảy ra một cách đột ngột, nguyên nhân là do nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, bị gián đoạn hoặc suy giảm. Lúc này, não sẽ bị thiếu dinh dưỡng và oxy, các tế bào não sẽ chết dần trong vài phút. Đột quỵ có hai dạng chính là:

- Đột quỵ xuất huyết: Là tình trạng chảy máu não do mạch máu bị vỡ gây nên.

- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Các mạch máu bị tắc nghẽn do các cục máu đông khiến máu không lưu thông được. Trong đó, khoảng 80% các ca đột quỵ là do thiếu máu cục bộ, 20% còn lại là đột quỵ do vỡ mạch máu ở não.

2. Phân loại đột quỵ

Đột quỵ thường được xác định là một trong hai dạng sau:

  • Đột quỵ thiếu máu não (nguyên nhân do tắc nghẽn một động mạch).
  • Đột quỵ chảy máu não (nguyên nhân do rách thành động mạch gây ra máu chảy vào trong nhu mô não hay não thất, khoang dưới nhện xung quanh não – chảy máu màng não).

Sau khi đột quỵ sẽ gây ảnh hưởng đến các vùng chức năng có liên quan, và độ nặng phụ thuộc vào vị trí mạch máu bị tắc và độ rộng của vùng não bị tổn thương.

Hệ động mạch nuôi não từ hai nguồn: Hệ động mạch cảnh phía trước và hệ động mạch đốt sống thân nền ở phía sau.

Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này, chiếm 80% trường hợp.

Những nguyên nhân còn lại do xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ cơ tim, rung nhĩ, suy tim, vỡ phình mạch máu não… Đặc biệt tình trạng tai biến mạch máu não rất dễ xảy ra nếu người bệnh có sẵn bệnh lý đái tháo đường hoặc rối loạn chuyển hóa lipid (tăng mỡ máu).

Tai biến mạch máu não hầu hết gặp ở người già, nhưng cũng có khi gặp ở người trẻ. Đa số người trẻ tuổi bị tai biến mạch máu não là do vỡ dị dạng mạch máu não, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

Đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa- Ảnh 1.

Koảng 80% các ca đột quỵ là do thiếu máu cục bộ, 20% còn lại là đột quỵ do vỡ mạch máu ở não.

3. Biểu hiện của bệnh đột quỵ

Theo Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyên tất cả mọi người học cách nhận ra những dấu hiệu sau đây của đột quỵ:

• Đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể.

• Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói.

• Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên.

• Đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác.

• Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân.

Quy tắc FAST là một trong những cách giúp nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ nhanh nhất và xử lý đúng.

F (face): bệnh nhân có thể bị méo miệng, liệt mặt, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười khuôn mặt bị mất cân đối.

A (arm): yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

S (speech): gặp tình trạng khó nói, nói ngọng, dính chữ. Đề nghị bệnh nhân lặp lại một cụm từ đơn giản xem bệnh nhân có hiểu không? Có lặp lại được không? Nghe xem có bị đớ, ngọng hay dính chữ không? Nếu có thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.

T (time): khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có điều trị đột quỵ.

Đột quỵ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa- Ảnh 2.

Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân cảnh giác với đột quỵ.

4. Phòng bệnh đột quỵ

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh:

- Ngừng hút thuốc: Hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Đảm bảo ăn đủ lượng trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt được khuyến nghị. Chọn thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, muối (natri) và đường bổ sung.

- Giữ cân nặng khỏe mạnh: Hãy hoạt động thể chất.

- Hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích

- Ngoài ra, nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hãy lắng nghe cơ thể và tìm đến bác sĩ chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn và tầm soát đột quỵ từ sớm.

Khi nghi ngờ bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh đột quỵ, các bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm như:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).
  • Xét nghiệm máu trong phòng thí nghiệm (tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tổn thương tim, kiểm tra khả năng đông máu và lượng đường trong máu, kiểm tra chức năng thận và gan, v.v.).
  • Điện tâm đồ (viết tắt là ECG hoặc EKG): xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán rung tâm nhĩ hoặc xác định các cơn đau tim trước đó .
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Điện não đồ (EEG), mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng có thể loại trừ các cơn động kinh hoặc các vấn đề liên quan.

5. Cách điều trị bệnh đột quỵ

Dựa vào kết quả của các xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân đột quỵ não và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

5.1 Điều trị bằng thuốc

Để điều trị đột quỵ não do thiếu máu cục bộ, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (TPA). Loại thuốc này có vai trò hoạt hóa plasmin giúp làm tiêu huyết khối.

Cần lưu ý thuốc điều trị đột quỵ chỉ hiệu quả tốt nhất trong 3-4,5 giờ đầu tiên kể từ khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ đầu tiên. Với các trường hợp người bệnh được cấp cứu sau 4,5 giờ hoặc không chắc chắn về thời gian đột quỵ, trường hợp người bệnh dưới 18 tuổi thì sẽ không điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết.

5.2. Can thiệp nội mạch

Để điều trị đột quỵ não, bác sĩ có thể tiến hành lấy huyết khối trực tiếp bằng ống thông hút huyết khối, stent kéo huyết khối. Từ đó các cục huyết khối sẽ được lấy ra và tái thông mạch máu não cho người bệnh. Trường hợp huyết khối đã nhỏ lại, người bệnh có thể được tiêm thuốc để làm tan cục máu đông.

Với trường hợp mạch máu não bị xơ vữa và hẹp nhiều, trong quá trình can thiệp, bác sĩ có thể tiến hành đặt stent động mạch não để tạo sự lưu thông mạch máu và giúp ngăn ngừa tình trạng cục máu đông mới hình thành ở vị trí này.

5.3. Phẫu thuật

Với phẫu thuật sẽ được chỉ định với các trường hợp người bệnh xuất huyết nặng để lấy đi các khối máu tụ, từ đó giải áp vùng mô não bị tổn thương và giải quyết nguyên nhân vỡ mạch máu.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị đột quỵ não bao gồm kẹp mạch máu đang chảy, phẫu thuật cắt dị dạng động tĩnh mạch, bóc tách động mạch cảnh,…

Thuyên tắc nội mạch được sử dụng các vòng xoắn kim loại (Coil) giúp bít túi phình – nguyên nhân gây đột quỵ não. Với phương pháp thuyên tắc nội mạch, dòng máu sẽ không chảy ra ngoài não.

Tổng hợp