Chủ nhân biệt thự 'đinh' từ chối bồi thường gấp đôi giá trị, chịu cảnh không điện-nước, không hàng xóm vẫn bám trụ

Từ chối nhận khoản tiền đền bù gấp đôi bình thường, chủ nhân ngôi biệt thự này phải chịu cảnh sống cô lập suốt 30 năm.

Báo Nhịp sống Thị trường ngày 19/1 đưa thông tin với tiêu đề: Chủ nhân biệt thự 'đinh' từ chối bồi thường gấp đôi giá trị, chịu cảnh không điện-nước, không hàng xóm vẫn bám trụ. Với nội dung như sau: 

Chủ nhân biệt thự "đinh" từ chối bồi thường gấp đôi giá trị, chịu cảnh không điện-nước, không hàng xóm vẫn bám trụ: 30 năm thành thắng cảnh nổi tiếng 1 vùng

Căn biệt thự bị cô lập

Một vùng đất có phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ như Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc còn được mệnh danh là nơi đất lành chim đậu. Ở đây có một dòng sông mang tên Tây Điều Khê, nó là một nhánh quan trọng của hồ Tái và cũng là nguồn nước chủ yếu của huyện An Cát.

Ven bờ sông Tây Điều Khê có một thôn nhỏ tên Kinh Loan, những người dân sống ở đây quanh năm bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt. Để cải thiện môi trường sống, năm 2015 chính phủ Trung Quốc đã phát hành hạng mục xây dựng công trình đập ngăn lũ, dự định đắp một con đê dài 1,2 km tại thôn Kinh Loan, đồng thời cải tạo lại ven sông để ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép, bảo vệ tài nguyên nước.

 

Đây vốn dĩ là một chuyện tốt vừa có lợi cho quốc gia và cho nhân dân, người dân trong thôn đều rất hoan nghênh và ủng hộ chuyện này. Hầu hết mọi người đều vui vẻ ký kết hợp đồng thỏa thuận bồi thường phá dỡ, di dời đến khu tái định cư mới. Ấy vậy mà cũng tại thôn này, có một hộ gia đình nhất quyết từ chối phá dỡ. Sau hơn 30 năm, ngôi nhà của họ trở thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ, vô cùng nổi bật.

Sự "cứng đầu" của gia chủ

Chủ nhân của căn biệt thự này tên Trang Long Đệ, ông là một người dân trong thôn Kinh Loan, và cũng là một thương nhân thành công. Đầu những năm 1990, ông mua một mảnh đất tại ven sông Tây Điều Khê này, xây một căn biệt thự, dự định sẽ dùng nó làm nơi để mình nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống vùng quê yên bình. Lúc đó, nơi này vẫn chưa có đê đập, nước sông trong vắt, phong cảnh trên đảo tuyệt đẹp, Trang Long Đệ và gia đình thường xuyên đến đây để nghỉ dưỡng, giải trí, cùng nhau trải qua những khoảng thời gian vui vẻ.

 

 

Tuy nhiên, cùng với sự đổi thay của thời gian, chất lượng nguồn nước sông Tây Điều Khê ngày càng xấu đi, nước ven sông cũng ngày càng ứ đọng, không thể lưu thông. Ngôi biệt thự của Trang Long Đệ cũng chịu ảnh hưởng nhiều, nhất là mỗi lần lũ lụt dâng lên. Lo lắng ngôi nhà của mình liệu có bị phá nát, hoặc có thể bị kẻ trộm xâm nhập. Ông cũng muốn bán quách căn biệt thự này đi, nhưng vì nơi này có địa hình hẻo lánh, không có ai bằng lòng mua nên ông chỉ đành giữ nó lại, thỉnh thoảng đến xem, lau dọn qua.

Cho đến năm 2015, công trình xây dựng đập chống lũ của chính phủ bắt đầu xây dựng, Trang Long Đệ mới nhận ra căn biệt thự của mình cũng nằm trong phạm vi thu hồi của nhà nước, ông bắt buộc phải dỡ bỏ và di dời đi nơi khác. Chính phủ đưa ra cho ông hai lựa chọn, một là dựa theo diện tích căn nhà và giá đất trên thị trường, bồi thường bằng một khoản tiền mặt nhất định, lựa chọn còn lại là cung cấp nhà ở tái định cư, để ông chuyển đi nơi khác.

Cả hai lựa chọn này Trang Long Đệ đều không thấy hài lòng, ông cho rằng tiền bồi thường của chính phủ quá ít, không thể bù đắp những tổn thất của ông, cũng muốn chuyển đến một khu tái định cư.

Thế là Trang Long Đệ từ chối yêu cầu phá dỡ của chính phủ, kiên quyết giữ căn biệt thự của mình. Ông cho rằng căn biệt thự này là ông xây dựng từ những đồng tiền mồ hôi nước mắt, là tài sản riêng của ông, chính phủ không có quyền được thu hồi, ông có quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân.

Ông còn nói, căn biệt thự này đối với ông không chỉ là một căn nhà, mà còn là một nơi gửi gắm tình cảm, là nơi chứa đựng những hồi ức của ông cùng gia đình, là ước mơ, khát vọng, hoài bão của ông, ông không nỡ phá dỡ nó.

Đối với thái độ của Trang Long Đệ chính phủ cũng cảm thấy vô cùng khó xử. Sau rất nhiều lần tìm cách thuyết phục ông, thậm chí nâng cao mức độ bồi thường gấp đôi, Trang Long Đệ cứ vẫn nhất quyết không chuyển đi. Chính phủ cũng không muốn phải dùng đến thủ đoạn cưỡng chế, sợ sẽ dẫn đến sự phản đối của dư luận xã hội, hoặc gây ra những tổn hại không đáng có. Thế là, chuyện này cứ kéo dài mãi, trở thành một vấn đề không thể giải quyết.

Cái kết bất ngờ sau 30 năm

Cứ như thế, 30 năm sau, căn biệt thự của Trang Long Đệ trở thành hòn đảo cô độc nằm giữa hồ, đê đập xung quanh đã xây dựng thành công. Khúc sông mà căn biệt thự án ngữ chỉ còn lại một mảnh nước tĩnh lặng.

Căn biệt thự này cũng trở thành một cảnh quan địa phương, thu hút rất nhiều sự chú ý của du khách, có người còn khen ngợi Trang Long Đệ là một người có khí phách. Có người lại phê bình ông là một người ngang ngược, không chịu nói lý, có người ngưỡng mộ ông có một căn biệt thự giữa hồ. Có người thương cảm ông một thân một mình, cô độc.

Trang Long Đệ không để tâm những lời bàn tán bên ngoài lắm, ông vẫn ở căn biệt thự của mình như cũ, tiếp tục sống cuộc sống mình mong muốn. Ông nói, ông không phải vì tiền, cũng không phải vì danh tiếng, ông chỉ vì trái tim của mình, ông cho rằng đây là nhà của ông, là thiên đường của ông, ông không muốn rời đi.

Ông còn nói, ông không sợ cô độc, ông cũng có bạn bè của mình, có những thú vui của mình, ông thích trồng hoa nuôi cá trên đảo, ngắm bình minh ló rạng, hoàng hôn mặt trời lặn xuống, nghe tiếng gió, tiếng mưa rơi, ông cho rằng cuộc sống như vậy mới là tuyệt vời nhất.

 

Câu chuyện của Trang Long Đệ đã khiến mọi người phải ngẫm nghĩ, rằng ông là một người cố chấp không chịu di dời căn nhà, hay là một người dũng cảm với ước mơ về ngôi nhà của mình? Ông là một người chỉ biết nghĩ cho lợi ích của mình, hay là một người kiên trì với lý tưởng cá nhân? Hành động của ông có ảnh hưởng như nào đến xây dựng thành phố và người dân?

Mặt khác, chúng ta cũng có thể thấy hành vi của Trang Long Đệ đã khiến cho việc xây dựng đô thị cũng như cuộc sống của người dân những tai họa tiềm tàng. Căn biệt thự của ông chiếm giữ vị trí quan trọng của đê đập ngăn lũ lụt, ảnh hưởng đến tính toàn diện và cố định của đê đập, nếu như xảy ra lũ lụt hay động đất, căn biệt thự có thể sẽ đe dọa đến an toàn của đê đập, tạo nên tai nạn lớn hơn.

Căn biệt thự của ông cũng làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng như cảnh quan của toàn thể ven dòng sông, đến môi trường và phong cảnh xung quanh, cũng như đến quyền lợi và lợi ích của những người dân khác trong thôn. Ông cũng tự đặt căn nhà của mình vào tình thế biệt lập và nguy hiểm, không có nguồn nước, nguồn điện, thông tin liên lạc, hay hàng xóm, cộng đồng… Ông chỉ có thể dựa vào thuyền và phương tiện của mình để di chuyển giữa đảo và bờ. Nếu như gặp phải trường hợp khẩn cấp, ông sẽ khó nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời.

Câu chuyện của Trang Long Đệ khiến chúng ta phải suy nghĩ về một vấn đề, đó là trong quá trình xây dựng và biến đổi đô thị, làm thế nào để cân bằng và hài hòa giữa lợi ích và cảm xúc cá nhân với sự phát triển và tiến bộ toàn thể xã hội? Đây là một câu hỏi không có câu trả lời chuẩn mực và cũng là một câu hỏi đòi hỏi chúng ta phải không ngừng tìm tòi và trao đổi.

Đòi đền bù 13 tỷ đồng không thành, chủ nhà sống 8 năm không điện, nước giữa đường 2 chiều: Căn nhà trở thành nút thắt ùn tắc giao thông

Tiếp dến, báo Nhịp sống Thị trường cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Ngôi nhà "mắc kẹt" giữa khu biệt thự, phải “lội mương” để ra ngoài vì từ chối hơn 32 tỷ cùng 2 BĐS: Sau 12 năm phải chuyển đi mà không được 1 xu

Nội dung được báo đưa như sau: 

Dù khoản bồi thường đã được tăng lên gấp 10 lần so với ban đầu, song người đàn ông Trung Quốc tham lam vẫn không chịu di dời khiến bố mẹ già phải chịu khổ theo mình.

Ngôi nhà đinh nổi tiếng ở Khu chung cư Thụy Cảnh, Giang Tô. Ảnh: Sohu

Thụy Cảnh là một khu dân cư cao cấp ở quận Ngô Giang, thành phố Tô Châu, Trung Quốc. Nơi đây toạ lạc rất nhiều biệt thự đắt đỏ và sang trọng. Thế nhưng ở ngay một góc của khu chung cư này lại có một ngôi nhà hai tầng cũ nát, nằm bên những biệt thự sang trọng trông đặc biệt “nổi bật”. Đó là nhà của người đàn ông tên Trang Long Đệ.

Lòng tham không đáy

Làng Bàng Dương ở quận Ngô Giang, Tô Châu là nơi có vị trí địa lý ưu việt nên được chọn để xây dựng khu dân cư cao cấp Thụy Cảnh. Năm 2004, khi kế hoạch xây dựng này bắt đầu được triển khai, mỗi hộ dân nằm trong dự án đều được đền bù một khoản “hậu hĩnh” là một căn nhà mới và 1 triệu NDT (khoảng hơn 3 tỷ đồng) kinh phí phá dỡ và di dời.

Khi chủ đầu tư mang thỏa thuận phá dỡ đến cho dân làng và hỏi từng nhà, hầu hết các hộ gia đình ở đây đều đồng ý ngay và nhanh chóng ký vào thỏa thuận. Chỉ có gia đình của Trang Long Đệ là không ký vào bản thỏa thuận nhưng cũng không có ý kiến phản đối gì. Ngày hôm sau, khi người của bên phát triển quay lại gia đình thì bị bà lão họ Trang tức giận từ chối. Đối mặt với thái độ thay đổi đột ngột này, nhà đầu tư vô cùng bối rối.

Sau đó nhiều lần hỏi thăm, chủ đầu tư biết được người phản đối là Trang Long Di, con trai thứ hai của bà Trang. Nguyên nhân là vì người đàn ông này cảm thấy số tiền bồi thường quá ít. Ở làng, Trang Long Đệ nổi tiếng là một tên lêu lổng, suốt ngày lang thang ngoài đường, không có tiền thì về nhà ăn bám bố mẹ. Vợ chồng bà Trang thường dựa vào nghề nông và bán rau kiếm sống. Tiền tiết kiệm cũng không nhiều, lại thêm tuổi già, bệnh tật. Vì cuộc sống khó khăn nên Trang Long Đệ muốn lợi dụng cơ hội này để kiếm một khoản tiền lớn, do đó, anh đã nhất quyết từ chối mức bồi thường ban đầu.

Mặc dù vậy, để dự án Thụy Cảnh không bị chậm tiến độ, chủ đầu tư vẫn phải “cắn răng” thương lượng với người đàn ông này. Họ đưa ra mức bồi thường là 2 căn nhà và 1 triệu NDT tiền mặt. Giá trị 2 ngôi nhà ở trung tâm thành phố là vô cùng lớn, nhà phát triển vốn tưởng rằng Trang Long Dệ sẽ đồng ý, nhưng anh vẫn lắc đầu và yêu cầu phải trả thêm 2 triệu NDT.

Việc trả thêm 2 triệu NDT vốn chẳng có gì khó khăn đối với chủ đầu tư, thế nhưng khoản bồi thường này khi công bố sẽ không công bằng với những hộ dân khác. Do đó, nhà phát triển vẫn muốn thương lượng lại với Trang Long Đệ. Tuy nhiên ở lần gặp tiếp theo, Trang Long Đệ đã hống hách xé bỏ thỏa thuận phá dỡ. Người đàn ông này tin rằng nhà đầu tư nhất định sẽ phải nhân nhượng và chấp thuận yêu cầu của anh để nhanh chóng hoàn thiện dự án.

Thế nhưng không như suy đoán của Trang Long Đệ, mãi 2 năm sau đó, anh chẳng thấy một ai ghé thăm nhà mình để đàm phán nữa. Hóa ra, nhà đầu tư vẫn quyết định xây khu dân cư mới ở làng Bàng Dương theo kế hoạch, nhưng sẽ bỏ qua mảnh đất của gia đình Trang Long Đệ.

Mảnh đất lầy lội và tòa nhà đổ nát của Trang Long Đệ. Ảnh: Sohu

Vào năm 2006, khi hầu hết hàng xóm láng giềng trước đây đã có cuộc sống ổn định tại khu tái định cư đối diện thì gia đình của Trang Long Đệ vẫn chễm chệ ở vị trí cũ và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

Trong 6 năm tiếp theo, kinh tế Tô Châu phát triển như vũ bão. Đến năm 2012, khu dân cư Thuỵ Cảnh nằm ở vị trí đắc địa, giá đất đắt đỏ nên nhà phát triển kiếm được rất nhiều tiền từ việc kinh doanh BĐS. Tuy nhiên, một vấn đề mới lại xuất hiện.

Nhiều chủ nhà sống tại Thuỵ Cảnh phản ánh rằng đất bùn và ngôi nhà nhỏ cũ nát ở trong góc khu dân cư làm ảnh hưởng đến mỹ quan và giảm giá trị  của dân cư. Mảnh đất lầy lội và tòa nhà nhỏ đổ nát này chính là nhà của Trang Long Đệ. Trước nhà có một con mương ô nhiễm bốc mùi hôi thối khiến người dân gần đó thường xuyên than phiền. Vì lý do này, chủ đầu tư phải lần nữa đến nhà Trang Long di để thương lượng.

Lúc này, nhà phát triển quyết định trả luôn cho người đàn ông này 10 triệu NDT để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Biết rõ lợi thế của mình nên Trang Long Đệ vẫn không đồng ý. Dù được bà mẹ khuyên ngăn, thế nhưng anh ta vẫn khẳng định rằng chỉ khi nhận được 20 triệu NDT thì mới chuyển đi.

Tự “lấy đá đập chân mình”

Không tìm thấy tiếng nói chung, từ năm thứ 2 sau lần thỏa thuận đó, nhà phát triển hoàn toàn từ bỏ ý định thuyết phục Trang Long Đệ bởi họ cho rằng với những người lòng tham vô đáy, có trả bao nhiêu tiền cũng không thể thỏa mãn được, tốt hơn hết là tìm cách khác. Sau đó, họ dọn sạch rãnh nước ô nhiễm, đồng thời tu sửa cẩn thận khu vực xung quanh, trang trí những viên đá có hoa văn đẹp mắt, trồng thêm cây xanh và hoa cỏ.

Lối ra duy nhất của ngôi nhà là lội qua sông. Ảnh: Sohu

Bằng cách này, rãnh nước nhỏ đã trở thành một cảnh quan sinh động, ngăn cách hoàn hảo khu dân cư Thuỵ Cảnh với nhà của Trang Long Đệ. Trời mưa, người dân trong khu không còn thấy đường lầy lội, cũng không ngửi thấy mùi hôi thối. Thế nhưng Trang Long Đệ lại không vui vì “miếng ngon” vừa tới miệng lại biến mất. Thậm chí từ khi khu vực này được cải tạo lại, lối đi cũ bị chặn lại nên mỗi khi ra ngoài, gia đình này đều phải lội qua con mương nhỏ trước mặt.

Vào mùa hè, ở phía nam sông Dương Tử mưa nhiều, nước có thể ngập đến eo người, đi bộ cũng khó khăn. Điều này gây khó khăn và nguy hiểm cho bố mẹ già của Trang Long Đệ. Mỗi ngày, họ phải đẩy xe rau đi bán, khi mưa quá lớn có thể sẽ bị trượt chân ngã xuống. Bóng lưng còng lảo đảo vất vả mưu sinh của hai vợ chồng già khiến người ta không khỏi xót xa.

 

Năm 2016, Trang Long Đệ không thể chịu đựng được nữa đã cùng vợ con dọn ra ở riêng, để lại cha mẹ già và căn nhà cũ nát. Thấy hai vợ chồng lớn tuổi đáng thương, chủ đầu tư đã chủ động nối điện nước, sửa đường và giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống giúp họ. Tuy nhiên, căn nhà của bà Trang quá cũ, trời mưa rất dễ ẩm mốc, hơn nữa con mương bên cạnh thường xuyên bốc mùi, nên sau năm 2018, vợ chồng bà Trang cũng dọn đến ở cùng con trai cả. Hiện nay, ngôi nhà vẫn ở đó, bị cỏ dại mọc quanh mà chẳng ai quan tâm.

Mỗi khi nhắc đến chuyện này, Trang Long Đệ lại thở dài ngao ngán và hối hận. Vì quá tham lam nên anh đã làm khổ cả bố mẹ. Ai cũng mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, điều đó không có gì sai, nhưng nếu vì lòng tham mà không biết điểm dừng, cuối cùng sẽ chẳng đạt được gì cả. Bất cứ lúc nào, chúng ta cũng nên biết hài lòng và hạnh phúc với hiện tại.