Đã đóng đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội, có được nghỉ hưu sớm ở tuổi 45 hay không?

Một số người đã tham gia 20 năm Bảo hiểm xã hội (BHXH), liệu họ có thể nghỉ hưu sớm ở tuổi 45 hay không?

Ngày 6/5/2024, Thời báo Văn học Nghệ thuật đã đăng tải thông tin với tiêu đề: "Đã đóng đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội, có được nghỉ hưu sớm ở tuổi 45 hay không?". Nội dung cụ thể như sau:

Điều kiện có thể nghỉ hưu sớm hưởng chế độ hưu trí

Trường hợp lao động nữ, năm nay 43 tuổi, đã tham gia BHXH từ năm 2006 liên tục cho đến nay. Nếu tham gia BHXH liên tục đến năm 2026 lao động nữ này đã được 20 năm đóng BHXH. Nghề nghiệp của cô không thuộc nhóm công việc vất vả đ;ộc h;ại nhưng bản thân sức khỏe yếu, tự cảm nhận khó làm việc lâu dài được nên có ý định nghỉ hưu sớm. Liệu trong trường hợp, cô xin được giấy xác nhận suy giảm sức khỏe, không đủ điều kiện làm việc thì có được nghỉ hưu sớm vào năm 2026 không?

Để được nghỉ hưởng hưu, thì người tham gia BHXH cần đảm bảo có 02 điều kiện

Để được nghỉ hưởng hưu, thì người tham gia BHXH cần đảm bảo có 02 điều kiện: Một là hết tuổi lao động; hai là đủ số năm tối thiểu tham gia BHXH.

- Về trường hợp lao động nữ trên, nếu tham gia BHXH liên tục đến năm 2026 thì bạn đã đủ 20 năm đóng BHXH như vậy về điều kiện về số năm tham gia BHXH đã đủ điều kiện.

- Về điều kiện tuổi nghỉ hưu, hiện đang thực hiện theo bộ luật Lao động năm 2019 đã điều chỉnh quy định về tuổi nghỉ hưu và sau đó Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.

Theo quy định từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Tuy nhiên người lao động có thể nghỉ hưu sớm. Về việc nghỉ hưu sớm, người lao động tham gia BHXH bắt buộc từ 20 năm trở lên có thể nghỉ hưu sớm tối đa 5 tuổi trước tuổi nghỉ hưu quy định trong 4 trường hợp; nghỉ hưu sớm tối đa 10 tuổi trước tuổi nghỉ hưu quy định trong 2 trường hợp và nghỉ hưu bất cứ khi nào có yêu cầu trong 2 trường hợp.

Như vậy, trường hợp trên đến năm 2026 nếu có 20 năm đóng BHXH, nhưng mới chỉ 45 tuổi và không thuộc các điều kiện nghỉ hưu trước tuổi thì chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí. Bởi căn cứ vào lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ trong năm 2026 là 57 tuổi. Năm 2026, trường hợp của bạn mới 45 tuổi, thấp hơn tuổi nghỉ hưu quy định 12 tuổi.

Những trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi

Những trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi

Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội, nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì khi nghỉ hưu, người lao động phải có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ mới được hưởng lương hưu.

Đối với những công việc mang tính chất đặc thù thì điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội không thay đổi (đúng theo quy định là ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội), tuy nhiên sẽ có sự ưu tiên về tuổi nghỉ hưu, cụ thể như:

– Nam đủ 55 – 60 tuổi, nữ đủ 50 – 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, đ;ộc h;ại, ng;uy hi;ểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, đ;ộc h;ại, ng;uy hi;ểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

– Nam/nữ đủ 50 – 55 tuổi và 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

– Không giới hạn độ tuổi với người bị nhi;ễm HIV/AIDS do t;ai nạ;n r;ủi r;o nghề nghiệp.

Trước đó, báo Dân Trí cũng đăng tải thông tin với tiêu đề: "Đóng đủ 20 năm bảo hiểm, nghỉ hưu ở tuổi nào để không bị trừ tiền?". Nội dung cụ thể như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), điều kiện hưởng lương hưu năm 2023 được quy định với nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện khác nhau.

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi.

Điều kiện nghỉ hưu của người lao động năm 2023 (Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn).

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) gồm: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định với lao động nam đủ 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ đủ 56 tuổi; đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc đáp ứng điều kiện: Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 56 tuổi.

Thời gian người lao động nghỉ hưu trước tuổi có thể từ 5 năm đến 10 năm quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).

Mức hưởng lương hưu 

Mức hưởng lương hưu năm 2023 được tính căn cứ vào tỷ lệ hưởng lương hưu theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Về tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam, họ phải tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

Về tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của lao động này phải đủ 15 thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

Nghỉ hưu sớm bị trừ tỷ lệ hưởng (Ảnh minh họa: Hà Hiền).

Đối với cả lao động nam và lao động nữ, nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2%.

Đề xuất giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) hiện đang đề xuất giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm, nhưng cũng không đưa trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định vào diện thụ hưởng vì lo ngại mức lương hưu thấp.

Với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, người lao động bị trừ 2% mức hưởng. Ngược lại, nếu lao động nam đóng bảo hiểm xã hội trên 35 năm và nữ đóng hơn 30 năm thì ngoài lương hưu tối đa 75% sẽ nhận trợ cấp một lần cho số năm đóng thừa.

Dự thảo Luật đề xuất mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau độ tuổi nghỉ hưu cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.