Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Ngày 05/07/2025 Sức khỏe đời sống đưa tin "Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách". Nội dung chính như sau: 

Từ ngày 1/7/2025, doanh nghiệp và hộ kinh doanh chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào nếu hóa đơn từ 5 triệu đồng trở lên được thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt. Đây là nội dung trọng tâm trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP nhằm minh bạch hóa dòng tiền và hạn chế giao dịch tiền mặt. Các đơn vị cần nắm rõ điều kiện khấu trừ mới, tránh bị loại chi phí và truy thu thuế trong kỳ quyết toán.

Căn cứ Nghị định mới do Chính phủ ban hành hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT, điều kiện để được khấu trừ thuế là:

- Có hóa đơn GTGT hợp pháp

- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: chuyển khoản ngân hàng, thanh toán ủy quyền, thanh toán bù trừ hoặc hình thức khác phù hợp theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.

Lưu ý các hình thức thanh toán hợp lệ

Một số tình huống đặc biệt được quy định rõ nhằm hỗ trợ quá trình thanh kiểm tra và quyết toán thuế:

- Nếu mua hàng theo hình thức bù trừ công nợ (giá trị mua – bán tương ứng), cần có biên bản xác nhận đối chiếu giữa hai bên hoặc ba bên nếu có đơn vị trung gian.

- Với các khoản vay hoặc mượn tiền, cần chứng minh bằng hợp đồng lập trước và chứng từ chuyển khoản từ bên cho vay sang bên vay.

- Nếu bên bán chỉ định bên thứ ba làm đơn vị nhận thanh toán, cần được quy định rõ trong hợp đồng và bên thứ ba phải là cá nhân hoặc tổ chức hợp pháp.

- Trường hợp thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu, cũng phải có hợp đồng rõ ràng được ký kết trước giao dịch.

- Nếu sau khi bù trừ vẫn còn số tiền phải trả từ 5 triệu đồng trở lên, thì phần còn lại vẫn phải thanh toán qua phương thức không dùng tiền mặt.

 

 

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025.

Một số ngoại lệ vẫn được tính đủ điều kiện khấu trừ

Nghị định cũng cho phép một số trường hợp được công nhận hợp lệ dù không có chứng từ chuyển khoản, bao gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu có giá trị từng lần từ 5 triệu đồng trở lên, hoặc quà tặng, hàng mẫu từ nước ngoài không thanh toán tiền.

- Nhân viên doanh nghiệp thanh toán trước bằng phương thức không tiền mặt, sau đó doanh nghiệp hoàn lại chi phí vẫn được tính là thanh toán hợp lệ nếu có quy định rõ trong quy chế tài chính nội bộ.

- Trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế và phải thanh toán vào tài khoản bên bán do Kho bạc Nhà nước quản lý theo quyết định của cơ quan nhà nước vẫn đủ điều kiện khấu trừ.

Mua hàng trả góp hoặc trả chậm: Cần đặc biệt lưu ý

Khi mua hàng hóa, dịch vụ theo hình thức trả góp hoặc trả chậm, người mua vẫn phải cung cấp hợp đồng, hóa đơn và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt cho các khoản thanh toán trên 5 triệu đồng. Nếu chưa đến hạn thanh toán, thì vẫn được tạm khấu trừ. Tuy nhiên, đến hạn mà không có chứng từ phù hợp, doanh nghiệp sẽ phải kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ trước đó.

Ngay cả khi doanh nghiệp hoặc cá nhân mua nhiều đơn hàng trong cùng một ngày từ cùng một nhà cung cấp, nếu tổng giá trị cộng dồn vượt 5 triệu đồng, vẫn bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để hợp thức khấu trừ thuế.

Chính sách mới được kỳ vọng sẽ giúp cơ quan thuế siết chặt quản lý giao dịch có giá trị lớn, giảm thiểu tình trạng trốn thuế và tạo thêm tính minh bạch, công bằng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, quy định cũng góp phần thúc đẩy thanh toán số, hạn chế sử dụng tiền mặt trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngày 30 tháng 6 năm 2025, báo Đời sống Pháp luật đăng tải thông tin với tiêu đề "5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân". Nội dung như sau:

Theo báo điện tử VOV, thời gian gần đây, nhiều người dân bày tỏ lo ngại khi cho rằng mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản cá nhân đều có thể bị cơ quan thuế kiểm tra và tính thuế thu nhập cá nhân. Một số ý kiến trên mạng xã hội thậm chí cho rằng “cứ có tiền chuyển vào tài khoản là sẽ bị truy thu thuế”.

Tuy nhiên, cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, tức là khoản tiền đó có phải là thu nhập chịu thuế hay không, chứ không đơn thuần dựa trên số tiền ra vào tài khoản. Theo đó, không phải mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản đều bị đánh thuế, nhưng để tránh các rủi ro pháp lý và truy thu thuế ngoài ý muốn, người dân cần đặc biệt lưu ý, có 5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân:

1. Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập tương tự

Đây là loại thu nhập chịu thuế phổ biến nhất. Khi bạn nhận lương, thưởng, phụ cấp và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công từ người sử dụng lao động (công ty, tổ chức), khoản tiền này sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, nếu bạn có thu nhập từ hai nơi trở lên, bạn phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế vào cuối năm. Mọi khoản tiền lương nhận qua tài khoản đều được ghi nhận và là cơ sở để cơ quan thuế đối chiếu.

Có 5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: VOV

Có 5 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Ảnh: VOV

2. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh

Nếu bạn sử dụng tài khoản cá nhân để nhận tiền từ hoạt động kinh doanh, bán hàng online, cung cấp dịch vụ (ví dụ: thiết kế, tư vấn, viết lách…), thì khoản thu nhập này phải chịu thuế. Cụ thể, bạn sẽ phải nộp thuế TNCN và thuế giá trị gia tăng nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm. Cơ quan thuế có thể giám sát các tài khoản có giao dịch lớn, thường xuyên để xác định hoạt động kinh doanh và yêu cầu kê khai, nộp thuế đầy đủ.

3. Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ, phí hoa hồng

Các khoản phí dịch vụ như phí môi giới, phí hoa hồng, hay phí từ các dịch vụ chuyển/rút tiền hộ đều là thu nhập chịu thuế. Mặc dù phần tiền gốc trong giao dịch "rút tiền hộ" không bị tính thuế, nhưng phần phí dịch vụ mà bạn nhận được sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

4. Thu nhập từ lãi cho vay

Theo Gia đình và Xã hội, cá nhân cho công ty vay tiền, nếu có lãi, khoản lãi sẽ chịu thuế TNCN 5%. Thuế do bên vay (doanh nghiệp) khấu trừ trước khi trả lãi. Tuy nhiên, hoạt động cho vay giữa cá nhân với cá nhân không phải nộp thuế.

5. Tiền chuyển nhượng bất động sản có kê khai sai giá

Người bán nhà đất đã nộp thuế TNCN 2% trên giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, nếu cố tình khai giá thấp hơn thực tế để trốn thuế, cơ quan thuế có quyền truy thu phần còn thiếu và xử phạt.

Theo tờ Gia đình & Xã hội, 9 giao dịch không phải nộp thuế khi nhận tiền qua tài khoản ngân hàng gồm:

Tiền vay mượn, cho tặng giữa người thân, bạn bèLương đã nộp thuế, sau đó chuyển cho vợ/chồng, người thân

Kiều hối – tiền người thân ở nước ngoài gửi về

Thu hộ – chi hộ, ví dụ: shipper thu tiền hộ COD rồi nộp lại.

Giao dịch rút/chuyển tiền hộ, không tính thuế trên tiền gốc.

Tiền đáo hạn ngân hàng, nhận để tất toán khoản vay rồi chuyển tiếp.

Lãi từ cho vay giữa cá nhân – cá nhân, như hụi, họ.

Tiền bán nhà, đất đã nộp thuế đúng giá trị thực tế.

Lương từ nước ngoài đã nộp thuế tại nước sở tại, sau đó chuyển về Việt Nam.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!