"Sống thế này nhục nhã quá": Đi 5.000km về quê, tới nhà thấy cảnh mẹ làm trong phòng ngủ, tôi bắt xe trở ngược lại thành phố

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Có những gia đình còn cả cha lẫn mẹ, các thành viên không thiếu một ai nhưng chẳng biết đến mùi vị của hạnh phúc là gì...

Báo Đời sống Pháp luật có bài viết: ""Sống thế này nhục nhã quá": Đi 5.000km về quê, tới nhà thấy cảnh mẹ làm trong phòng ngủ, tôi bắt xe trở ngược lại thành phố", nội dung như sau:

Một tài khoản ẩn danh vừa trải lòng trên một hội nhóm ở Weibo, kể về câu chuyện riêng mình với hy vọng tìm được sự sẻ chia và lời khuyên từ cộng đồng mạng. Bài viết nhanh chóng nhận được rất nhiều sự quan tâm.

"Chẳng phải ai cũng may mắn còn cả bố lẫn mẹ. Nhưng có những người, dù còn cả gia đình, lại chẳng thể hiểu được cảm giác hạnh phúc trọn vẹn là gì," những dòng mở đầu đầy tâm sự của tôi đã lập tức chạm đến trái tim người đọc.

"Tôi xin phép được giấu tên để có thể thoải mái hơn khi trải lòng. Thật tình, những điều tôi sắp kể ra đây cũng chẳng mong cầu ai đó giúp đỡ, chỉ là tôi muốn tìm một chốn để trút hết nỗi lòng này thôi.

Kể sơ qua về tôi nhé, năm nay tôi 25 tuổi, không học đại học mà rời quê lên Tân Cương làm việc từ năm 20 tuổi. Mỗi năm, nếu gia đình có chuyện gì thật sự quan trọng thì tôi mới về nhà một lần. Có năm, đến Tết tôi cũng chẳng muốn về, một phần vì không có tiền, phần khác, gia đình tôi không hạnh phúc. Bố trong ký ức của tôi là một người cha, người chồng tệ bạc. Ông ấy suốt ngày chìm trong men rượu, còn hay đánh mắng mẹ con tôi. Anh trai tôi sau khi lấy vợ thì đi ở rể. Ở nhà còn có bà nội, nhưng bà cũng chẳng ưa mẹ con tôi, từng nói nuôi con gái chỉ tổ tốn cơm, sau này như bát nước hắt đi.

Nói chung, chỉ có mẹ là lý do duy nhất khiến tôi muốn về nhà. Nhưng nhà tôi nghèo quá, nên tôi đành phải chọn cách xa gia đình, đi làm kiếm tiền. Hè năm nay, vì nghe tin bà nội bị tai biến phải nằm liệt giường, mẹ tôi cũng vừa bị ngã khi đi làm đồng, với lại cũng 2 năm rồi tôi chưa về nhà nên tôi quyết định không làm thêm mà về thăm mẹ. Song, tôi không gọi điện báo trước vì muốn tạo bất ngờ cho cả nhà, với lại mẹ tôi cũng bận trăm công nghìn việc.

Tôi vượt hơn 5.000km từ Tân Cương về Quảng Đông, rồi đi thêm quãng đường vào ngôi nhà mình ở một vùng quê nghèo. Hôm đó, tôi về đến cửa nhà cũng đã khá muộn, khoảng gần 9 giờ tối. Vừa bước đến cổng, tôi đã nghe thấy tiếng bố tôi say xỉn và đang chửi rủa, lòng tôi đau thắt lại.

Bao nhiêu năm rồi mà ông ấy vẫn cứ như vậy. Để tránh mặt bố lúc đang say, tôi xách đồ đạc đi vòng ra sau, từ căn bếp chật chội đi lên là căn phòng của bà. Tôi như chết lặng khi nhìn thấy mẹ mình vừa lau nước mắt vừa vật lộn chăm bà nội đang nằm liệt giường, hết cho ăn lại chuyển qua thay tã mà chẳng có nổi một ai đỡ đần. "Mày vô tích sự, vì mày mà bà ấy đổ bệnh, tự mà chăm đi", tiếng bố tôi vẫn văng vẳng bên tai.

Tôi đau đớn vô cùng, thấy mình như đứa bất hạnh nhất trên đời này. Nhà nghèo, bố nghiện rượu, giờ bà cũng ngã bệnh. Tôi lại nghe được tiếng bố hét lớn: "Ngày mai, thằng Tuấn (anh trai) cùng vợ và con về, bà nấu món gì ngon ngon cho nó, chứ con gái bà năm nay chắc không về đâu ha. Nó gửi tiền là được, về chỉ khiến nhà thêm chật chội".

Tôi nhìn quanh nhà, đúng thật như lời ông ấy nói. Căn nhà bao năm vẫn vậy nhưng giờ càng trở nên bức bối và chật chội hơn, chẳng có nổi một chỗ ngủ cho tử tế. Đã thế, tôi chỉ toàn ngửi thấy mùi ẩm mốc, mùi của rượu…

Tôi tự hỏi mình còn lý do gì để ở lại đây nữa, thế là tôi để quà xuống đất, quay lưng đi, bước ra đầu làng thuê một phòng trọ ngủ qua đêm, sáng mai bắt chuyến xe sớm trở lại thành phố. Tôi vẫn nhớ rõ ngày hôm đó bản thân đã khóc rất nhiều.

Thật lòng mà nói, đó chẳng phải là cú sốc gì lớn, vì tôi cũng đã quá quen thuộc với gia cảnh của mình rồi. Tuy nhiên, cứ mỗi lần trở về căn nhà đó, tất cả mọi bi thương của cuộc đời tôi lại hiện lên rõ rệt hơn và tôi cũng thương mẹ mình nhiều hơn. Tôi vẫn nhớ như in bóng lưng mẹ gầy gò đi, tóc cũng đã bạc màu rất nhiều. Cứ tưởng tượng 1 năm 365 ngày và ngày nào mẹ cũng sống trong cảnh đó, điều đó khiến tôi càng đau buồn hơn. Có lẽ thứ duy nhất níu kéo mẹ tôi ở trong cuộc hôn nhân này là vì tình nghĩa chăng. Bởi, khoảng 10 năm trước, bố tôi cũng là một người đàn ông tử tế, yêu vợ thương con, song, sau biến cố vỡ nợ, ông ấy như biến thành một người khác, tồi tệ như bây giờ.

Hiện tại, khi chia sẻ những dòng này, tôi cũng đã vực dậy được tinh thần của mình. Mục tiêu bây giờ của tôi rõ ràng hơn bao giờ hết. Tôi muốn đi làm bất kể ngày thường hay hội hè lễ Tết, kiếm thật nhiều tiền, sau đó thuê một căn nhà trọ khang trang hơn, đón mẹ lên đây ở, thoát khỏi cái nhà đó.

Khi ngồi trên xe quay trở lại thành phố, tôi dặn lòng sẽ làm ngày làm đêm, không nghỉ ngày nào. Lương tăng ca, cộng thêm số tiền dành dụm mấy năm qua, và thời gian tôi đi làm sắp tới, chắc hẳn ngày tôi đón mẹ mình lên đây không còn xa nữa đâu.

Không thể cứ sống mãi như thế được, nhục nhã quá, mẹ tôi đã khổ lắm rồi…

Câu chuyện trên của cô gái sau khi chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận về nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Nhiều người cho hay họ vô cùng đồng cảm với những tâm sự của cô gái này, bởi đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Song, ai cũng khâm phục nghị lực của cô gái. Thay vì than trách số phận thì sao không dành thời gian đó, đi làm, kiếm tiền để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mỗi chúng ta đều không có quyền chọn cha mẹ cho mình, không chọn nơi mình sinh ra nhưng đều có quyền quyết định cuộc đời của mình. Vì thế, nếu bạn không may mắn có được một gia đình hạnh phúc, có điều kiện về kinh tế thì cũng không phải là lỗi của bạn, nên đừng tự trách mình. Và, người xưa cũng có câu: "Trời không tuyệt đường người", thế nên hãy cứ nỗ lực, cố gắng để có được một cuộc sống như ý.

Báo Đời sống Pháp luật có bài viết: "Gửi mẹ chồng giữ hộ tiền tiết kiệm, ngày đòi lại bà phán 1 câu "xanh rờn" khiến tôi ngã quỵ", nội dung như sau:

Tôi ngồi đây, đêm đã buông, và tâm trí tôi nặng trĩu, u tối hơn cả màn đêm ngoài khung cửa. Vẫn còn đây, cái nghẹn đắng nơi cổ họng mỗi khi câu nói của mẹ chồng hiện về. Nó nhẹ bẫng như một làn gió, nhưng lại mang sức tàn phá của bão giông, quét sạch niềm tin, hy vọng và cả giấc mơ về một tổ ấm riêng của vợ chồng tôi.

Chúng tôi kết hôn đã 6 năm, vẫn sống chung nhà với bố mẹ chồng vì chưa đủ điều kiện ra riêng. Chồng tôi là con một, hiền lành nhưng lại có tính cách khá tùy tiện, không tháo vát trong việc quản lý tài chính. Còn tôi, sau vài lần tự giữ tiền lại hay tiện tay tiêu xài vào những thứ không đâu, nên khi mẹ chồng đề nghị: "Hai đứa cứ đưa tiền tiết kiệm đây mẹ giữ cho, mẹ chi tiêu cả đời rất tằn tiện, khoản giữ tiền là giỏi nhất rồi. Khi nào cần cứ lấy ra", tôi đã vui mừng khôn xiết.

Thật lòng, tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột. Bà là người phụ nữ đảm đang, chu toàn, lời nói của bà lúc nào cũng toát lên vẻ kiên định, đáng tin cậy. Tôi đã vẽ ra một tương lai thật tươi sáng: vợ chồng cứ chuyên tâm làm lụng, tiền kiếm được đưa mẹ giữ, vài năm sau sẽ có một khoản kha khá để mua một căn chung cư nhỏ, rồi dọn ra ở riêng cho thoải mái. Niềm tin tôi đặt vào bà gần như là tuyệt đối, một niềm tin chân thành và có phần ngây thơ.

Suốt 5 năm ròng rã, cứ mỗi tháng nhận lương, tôi chỉ giữ lại một chút để chi tiêu cá nhân, còn lại đều trao tận tay cho mẹ. Chồng tôi cũng vậy. Chúng tôi đã phải sống rất tằn tiện, chắt bóp từng đồng. Những bộ quần áo mới, những chuyến du lịch xa xỉ, những bữa ăn nhà hàng sang trọng... tất cả đều được chúng tôi tạm gác lại.

Mỗi lần đưa tiền cho mẹ, nhìn những con số trong cuốn sổ tay bà ghi lại cứ tăng dần, lòng tôi lại tràn ngập hy vọng. Số tiền đó không chỉ là những con số vô tri, mà là mồ hôi, là nước mắt, là cả thanh xuân và là giấc mơ về một tổ ấm của chúng tôi. Tổng cộng cũng lên đến khoảng 2 tỷ đồng, một khoản không hề nhỏ chút nào.

Chỉ một tuần trước, vợ chồng tôi tìm được một căn hộ ưng ý, giá cả cũng rất phải chăng. Chúng tôi mừng rỡ khôn tả, bàn nhau sẽ về thưa chuyện với mẹ để rút tiền ra đặt cọc. Tối hôm đó, trong bữa cơm gia đình, tôi lựa lời mở lời một cách vui vẻ: "Mẹ ơi, vợ chồng con tìm được nhà rồi ạ. Mẹ cho chúng con xin lại số tiền tiết kiệm để đặt cọc nhé mẹ."

Không khí đang rộn ràng bỗng chùng xuống lạ thường. Mẹ chồng tôi từ tốn đặt đũa xuống, ngước nhìn tôi, ánh mắt bà không hề có chút ngạc nhiên nào. Bà im lặng vài giây, rồi phán một câu "xanh rờn", một câu nói mà có lẽ cả cuộc đời này tôi cũng chẳng thể nào quên:

"Tiền nào? Số tiền đó mẹ coi như phí con ăn ở, sinh hoạt trong cái nhà này suốt 6 năm qua rồi. Coi như xong nhé."

Cả thế giới dưới chân tôi dường như sụp đổ hoàn toàn. Tai tôi ù đi, mắt hoa lên, tôi không còn cảm nhận được bất kỳ âm thanh nào xung quanh. Tôi chết lặng nhìn mẹ, cố tìm kiếm một nét đùa cợt trên gương mặt bà, nhưng không, nó lạnh lùng và vô cảm đến rợn người. Chồng tôi ngồi bên cạnh cũng hoàn toàn bất động. "Mẹ... mẹ đang nói gì vậy?", anh lắp bắp hỏi lại, giọng run rẩy.

Mẹ chồng tôi vẫn giữ nguyên giọng điệu đó, thậm chí còn lộ vẻ bực tức: "Tao nói không đúng à? Chúng mày ăn ở đây, điện nước tao lo, đi chợ tao bỏ tiền, có bao giờ tao đòi hỏi chúng mày một đồng nào chưa? Giờ có tí tiền đã đòi ra riêng. Cái công tao chăm sóc, lo lắng cho chúng mày không đáng giá bằng chừng ấy tiền sao?"

Tôi gục xuống, hoàn toàn gục ngã. Tôi không thể đứng vững nổi nữa. Nước mắt cứ thế tuôn rơi lã chã, nhưng cổ họng thì nghẹn cứng không thốt nên lời. Công sức 5 năm trời, giấc mơ cả đời, niềm tin sắt son... tất cả đã bị câu nói tàn nhẫn của mẹ chồng nghiền nát không chút thương tiếc. Hóa ra, mọi sự quan tâm, lo lắng bấy lâu của bà đều đã được định giá bằng tiền. Hóa ra, trong mắt bà, tôi và chồng chỉ là những kẻ "ăn nhờ ở đậu", và khoản tiền tiết kiệm của chúng tôi chỉ vừa đủ để trả "chi phí thuê trọ" cho 6 năm qua.

Đêm đó, vợ chồng tôi thức trắng, không ai chợp mắt nổi. Giấc mơ về mái nhà riêng đã tan biến vào hư vô. Nhưng điều đau đớn hơn cả việc mất tiền, đó là mất đi niềm tin tưởng tuyệt đối. Đây là một bài học quá đắt giá mà có lẽ tôi sẽ phải mang theo suốt cuộc đời này.

Nguồn:

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/gui-me-chong-giu-ho-tien-tiet-kiem-ngay-oi-lai-ba-phan-1-cau-xanh-ron-khien-toi-nga-quy-a549579.html

https://thanhnienviet.vn/song-the-nay-nhuc-nha-qua-di-5000km-ve-que-toi-nha-thay-canh-me-lam-trong-phong-ngu-toi-bat-xe-tro-nguoc-lai-thanh-pho-209250704091750785.htm

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!