Tin vui, từ 15/8/2025: Hai nhóm cán bộ, công chức được nhận thêm 5 triệu đồng/tháng, đó là ai?
Theo Nghị định mới của Chính phủ, từ ngày 15/8/2025, một số đối tượng làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi số, an ninh mạng, an toàn thông tin sẽ được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng mỗi tháng.
Theo Thời báo Văn học nghệ thuật ngày 2/7 có bài Tin vui, từ 15/8/2025: Hai nhóm cán bộ, công chức được nhận thêm 5 triệu đồng/tháng, đó là ai? Nội dung như sau:
Theo Nghị định mới của Chính phủ, từ ngày 15/8/2025, một số đối tượng làm việc trong lĩnh vực chuyển đổi số, an ninh mạng, an toàn thông tin sẽ được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng mỗi tháng. Quy định này nhằm thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực then chốt này.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 179/2025/NĐ-CP, quy định về mức hỗ trợ hàng tháng đối với người làm công tác chuyên trách trong các lĩnh vực: chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng và an ninh mạng. Đây là một chính sách mới quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia và tăng cường bảo vệ không gian mạng.
Hai nhóm đối tượng được hỗ trợ
Theo nội dung Nghị định, hai nhóm đối tượng chính sẽ được nhận mức hỗ trợ bổ sung là 5 triệu đồng/tháng, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chứcNhóm này bao gồm những người đang giữ các vị trí việc làm chuyên trách về:
Quản lý công nghệ thông tin, ứng dụng CNTT trong cơ quan, tổ chức; Công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ số; Chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, hành chính, cung cấp dịch vụ công; An toàn, an ninh thông tin mạng, giao dịch điện tử; Và các công việc liên quan khác do cơ quan có thẩm quyền phân công.Đây là lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng nền tảng số trong bộ máy hành chính, đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nhóm 2: Lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu
Gồm các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc:
Công an nhân dân: sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an làm công tác chuyên trách về an toàn, an ninh mạng, chuyển đổi số; Quân đội nhân dân: những người tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; Tổ chức cơ yếu: người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, có nhiệm vụ liên quan đến bảo mật, chuyển đổi số, an toàn thông tin theo phân công của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.Những đối tượng này đều đang đảm nhận vai trò thiết yếu trong việc bảo đảm an toàn, an ninh quốc gia trên không gian số.
Mức hỗ trợ cụ thể và quy định chi trả
Cả hai nhóm kể trên đều được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng, bắt đầu từ ngày 15/8/2025, và được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Điểm đáng chú ý là khoản hỗ trợ này:
Không tính vào thu nhập chịu đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Chỉ áp dụng cho đến khi có chính sách cải cách tiền lương mới được ban hành theo lộ trình của cấp có thẩm quyền.Nguồn kinh phí thực hiện
Việc chi trả mức hỗ trợ sẽ được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kinh phí sẽ do ngân sách đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành; Với đơn vị sự nghiệp công lập: Nếu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động: hỗ trợ chi trả từ nguồn thu hoạt động và các nguồn thu hợp pháp khác; Nếu tự đảm bảo chi thường xuyên: sử dụng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và ngân sách cấp; Nếu chỉ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: kết hợp giữa nguồn thu sự nghiệp, ngân sách cấp và các nguồn hợp pháp khác.Ngoài ra, ngân sách nhà nước cũng sẽ bố trí kinh phí theo số lượng biên chế chuyên trách về chuyển đổi số do cơ quan có thẩm quyền phân bổ.
Chính sách hỗ trợ lần này cho thấy sự ưu tiên và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời đảm bảo an toàn, an ninh mạng – hai yếu tố sống còn trong kỷ nguyên số hiện nay.
Việc bổ sung hỗ trợ tài chính không chỉ nhằm giữ chân người có năng lực, mà còn thu hút nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả vận hành và phòng thủ trên không gian mạng – nơi các nguy cơ tấn công mạng, rò rỉ thông tin và phá hoại ngày càng gia tăng.
Từ 15/8/2025, chính sách mới này sẽ chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước tiến trong cải thiện điều kiện làm việc cho những người đang ở tuyến đầu của công cuộc hiện đại hóa bộ máy hành chính và bảo vệ chủ quyền số của quốc gia.
Ngày 1/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Chính thức: Từ ngày 1/7, những tài khoản này sẽ bị ngừng giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng". Nội dung như sau:
Đúng như lộ trình đã được thông báo, kể từ hôm nay, ngày 1/7/2025, hai quy định quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức có hiệu lực, tác động trực tiếp đến hàng triệu người dùng. Theo đó, nhiều tài khoản ngân hàng của tổ chức sẽ bị tạm dừng giao dịch trực tuyến và thẻ ATM công nghệ từ sẽ chính thức bị "khai tử".
Tài khoản doanh nghiệp bị "đóng băng" nếu chưa cập nhật sinh trắc học
Kể từ hôm nay, các giao dịch chuyển tiền, rút tiền trên kênh ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking) của các tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan, hộ kinh doanh) đã chính thức bị tạm dừng nếu người đại diện theo pháp luật chưa hoàn thành việc cập nhật thông tin sinh trắc học (dữ liệu khuôn mặt, vân tay) với ngân hàng.
Quy định này được thực hiện theo Thông tư số 17/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các giao dịch tại quầy cũng có thể bị ảnh hưởng nếu giấy tờ tùy thân của người đại diện, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đã hết hiệu lực mà chưa cập nhật lại.

Để khôi phục giao dịch, người đại diện theo pháp luật của tổ chức cần ngay lập tức thực hiện việc xác thực sinh trắc học. Các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, ACB... đều đang hỗ trợ khách hàng cập nhật qua hai hình thức:
Trực tiếp tại quầy giao dịch: Người đại diện hợp pháp mang theo giấy tờ tùy thân đến bất kỳ chi nhánh/phòng giao dịch nào của ngân hàng để thực hiện.
Trực tuyến qua App ngân hàng: Áp dụng đối với công dân Việt Nam có Căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Giấy tờ cần chuẩn bị:
CCCD hoặc CCCD gắn chip (còn hiệu lực) đối với công dân Việt Nam.
Hộ chiếu bản gốc/bản công chứng (còn hiệu lực) đối với người nước ngoài.
Lưu ý quan trọng: Các ngân hàng khuyến cáo khách hàng cảnh giác với lừa đảo. Nhân viên ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp mật khẩu, mã OTP hay thông tin cá nhân qua các đường link lạ.

Thẻ ATM từ chính thức ngừng hoạt động trên toàn hệ thống
Cũng từ hôm nay, một thay đổi lớn khác đã có hiệu lực: Toàn bộ thẻ ATM công nghệ từ đã chính thức ngừng được chấp nhận để thực hiện giao dịch trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Điều này có nghĩa là những thẻ từ chưa được chuyển đổi sang thẻ chip sẽ không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bao gồm:
Rút tiền, gửi tiền tại máy ATM và CDM.
Thanh toán tại các máy POS ở cửa hàng, siêu thị.
Thực hiện các giao dịch liên ngân hàng.
Trong nhiều trường hợp, thẻ có thể bị khóa hoàn toàn. Người dùng đang sở hữu loại thẻ này cần ngay lập tức liên hệ với ngân hàng phát hành để thực hiện chuyển đổi sang thẻ chip nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ. Việc chuyển đổi này nhằm tăng cường tối đa an ninh, bảo mật cho chủ thẻ và tuân thủ lộ trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng của quốc gia.