Đi du lịch quên làm 1 việc, chân người phụ nữ tê liệt chuyển màu đen, bác sĩ chỉ định phải cắt cụt!
Vào kỳ nghỉ hè, nhiều người sẽ sắp xếp đi du lịch. Tuy nhiên, bạn phải nhớ làm 1 việc để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Ngày 1 tháng 7 năm 2025, tạp chí Doanh nghiệp Tiếp thị đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Đi du lịch quên làm 1 việc, chân người phụ nữ tê liệt chuyển màu đen, bác sĩ chỉ định phải cắt cụt!". Nội dung như sau:
Vào kỳ nghỉ hè, nhiều người sẽ sắp xếp đi du lịch. Tuy nhiên, bạn phải nhớ làm 1 việc để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Lật ngược chai mật ong là biết ngay thật hay giả? Có 6 mẹo chọn mật ong người bán không muốn bạn biết Bệnh nhi 14 tuổi bị méo miệng, lệch nhân trung do thói quen nhiều người Việt mắc phải vào mùa nắng nóng Mặt nữ mukbang biến dạng nghiêm trọng sau 2 năm hành nghề
Một người phụ nữ gần đây đã đi du lịch tự túc ở Ma Cao (Trung Quốc). Cô ấy thường quên "uống nước" trong suốt chuyến đi. Sau khi trở về khách sạn, cô phát hiện toàn bộ bàn chân của mình bị tê, và các ngón chân bắt đầu chuyển sang màu đen. Toàn bộ móng tay giống như một vết bầm tím đen. Cô ấy đã quay lại Đài Loan (Trung Quốc) để kiểm tra y tế và phát hiện ra rằng đó là "mất nước" gây ra cục máu đông, ngăn không cho máu được đưa đến các chi, gây ra hoại tử.
Bác sĩ phụ khoa Trương Vũ Kỳ (Đài Loan, Trung Quốc) đã chia sẻ trường hợp này trên trang cá nhân hôm 30/6. Bệnh nhân gần đây đã đi du lịch đến Ma Cao (Trung Quốc) và thường quên uống nước. "Khi cô ấy trở về khách sạn, cô ấy phát hiện toàn bộ bàn chân của mình bị tê. Sau đó, các ngón chân bắt đầu chuyển sang màu đen và toàn bộ móng tay cũng có màu đen và xanh như thể cô ấy đã bị thứ gì đó đánh. Nhưng cô ấy không nhớ mình đã bị đánh vào chân hay tay".
Bác sĩ cho biết may mắn thay, con trai của bệnh nhân cũng là bác sĩ. "Khi tôi nói chuyện qua điện thoại với con mình về tình huống này, thằng bé cảm thấy có điều gì đó không ổn nên yêu cầu tôi chụp ảnh và gửi cho nó". Sau khi xem ảnh, người con trai yêu cầu mẹ uống nhiều nước hơn, uống thuốc chống đông máu và đến khoa phẫu thuật mạch máu để kiểm tra sau khi trở về Đài Loan (Trung Quốc).
Đúng như dự đoán, người phụ nữ phát hiện ra nguyên nhân là do mất nước gây ra cục máu đông, và máu quá đặc không thể đưa đến các chi, gây hoại tử và rụng móng. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc chống đông máu và không bao giờ quên uống thêm nước nữa.
Bác sĩ Trương Vũ Kỳ giải thích rằng mất nước có nghĩa là cơ thể không đủ nước. Khi lượng nước trong máu ít đi, nồng độ máu tăng lên và trở nên đặc hơn. Máu đặc chảy chậm hơn và dễ đông lại trong mạch máu để hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ và nhồi máu cơ tim, vì vậy hãy cẩn thận. Ngoài ra, đối với phụ nữ, uống quá ít nước dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, chẳng hạn như viêm niệu đạo.
Các bác sĩ nhắc nhở rằng trong kỳ nghỉ hè, nhiều người sẽ sắp xếp đi du lịch, và khi bạn xa nhà, bạn phải nhớ bổ sung nước thường xuyên. Đừng bỏ qua việc uống nước vì bạn lo lắng về sự bất tiện khi tìm nhà vệ sinh. Đặc biệt là vào mùa nóng, cơ thể cần nhiều nước hơn. Để tránh những sự cố đáng tiếc trong chuyến đi, bạn thực sự phải uống đủ nước.
Ngày 24 tháng 6 năm 2025, báo Dân trí cũng đăng tải một bài viết có tiêu đề "Cô gái ở TPHCM hoại tử khi ngâm nước nóng, đi 4 bệnh viện vẫn mất ngón chân". Nội dung như sau:
Ngày 24/6, nguồn tin của phóng viên Dân trí cho biết, vừa qua Bệnh viện Trưng Vương (TPHCM) đã tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bị nhiễm trùng vết thương biến chứng nặng.
"Bi kịch" sau khi ngâm chân với nước nóng
Bệnh nhân là chị T.P. (29 tuổi, ngụ TPHCM). Khai thác bệnh sử, 2 năm trước khi đang mang thai con đầu lòng 8 tuần tuổi, bệnh nhân bất ngờ sảy thai và được phát hiện bệnh tiểu đường type 1, có chỉ định tiêm insulin định kỳ.
Tuy nhiên vì không hiểu rõ bệnh của mình nên sau khi sinh, chị P. không điều trị đúng cách, thường xuyên không tiêm insulin kiểm soát đường huyết.
Cách nhập viện khoảng 5 tháng, bệnh nhân thấy đau nhức chân liên tục. Nghĩ do hậu quả của việc làm nghề may phải ngồi máy thường xuyên, bệnh nhân tự tìm hiểu và lấy nước nóng pha với muối để ngâm chân vào dịp Tết.

“Lúc nhúng vào tôi cũng cảm thấy hơi nóng, ông xã thì kêu ráng ngâm để nước muối rút vào chân cho hết nhức. Khoảng 5 phút sau, khi em giở chân lên thì da bàn chân đã rộp lên, bong hết lớp da mỏng rồi từ từ ăn sâu xuống. Thời điểm này tôi không còn cảm giác gì nữa, chân đã tê rồi”, chị P. kể lại.
Sau khi sự việc xảy ra, chị P. vào bệnh viện địa phương rồi tiếp tục lên 2 bệnh viện tuyến trên điều trị, nhưng tình trạng không cải thiện mà ngày càng nặng dần.
Thời điểm vào Bệnh viện Trưng Vương, các bác sĩ ghi nhận hai bàn chân của bệnh nhân hoại tử nặng nề, bỏng toàn bộ lòng bàn chân. Bệnh nhân được ê-kíp điều trị xử lý vết thương, cắt lọc mô hoại tử bằng sóng siêu âm, đặt máy hút lực âm, ghép da…
Sau 1 tháng điều trị, vết thương của bệnh nhân đang dần lành. Tuy nhiên vì tình trạng hoại tử trước đó quá nặng, bệnh nhân phải tháo một ngón chân của bàn chân phải. Điều này ngoài vấn đề thẩm mỹ còn ảnh hưởng nặng nề đến công việc và cuộc sống của bệnh nhân, khi P. làm nghề may và còn khá trẻ.

Lời cảnh báo với bệnh nhân tiểu đường
Dự kiến sau khi xuất viện, bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ việc điều trị bằng insulin, ăn uống kiêng cữ với chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt để phòng tránh tình trạng biến chứng nặng của tiểu đường.
“Trước đây vài tháng tôi mới đi khám và tiêm insulin một lần, phòng khám cũng tự tiêm chứ tôi không biết gì hết. Giờ tôi không đủ sức khỏe và khả năng để làm thợ may nữa, chắc chỉ đợi vết thương lành rồi đi xin công việc nhẹ có thể làm được bằng tay…
Bác sĩ nói giờ tôi phải ăn thật đúng giờ, không được ăn vặt nhiều món, chú ý kiểm tra đường huyết mỗi ngày, nếu không sẽ còn bị nặng nề hơn. Tôi muốn nhắn nhủ mọi người ai có bệnh tiểu đường mau đi chữa trị sớm, đừng để như tôi phải mất ngón chân”, chị P. ngậm ngùi chia sẻ.

Theo bác sĩ điều trị, bệnh nhân trên là trường hợp đặc biệt, bởi người bị biến chứng bàn chân đái tháo đường thường đã lớn tuổi (ngoài 50-60 tuổi), có thời gian dài không chăm sóc kỹ bàn chân gây tắc mạch máu, nên dễ tổn thương, lở loét khi có tai nạn.
Còn chị P. tuổi rất trẻ, lại phát hiện tiểu đường sớm. Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị từ đầu, tiêm insulin đều đặn và chú ý thăm khám sẽ không dẫn đến hậu quả đáng tiếc nêu trên.
Bên cạnh đó, nếu can thiệp trễ hơn để đường huyết cứ tăng lên làm vết thương hoại tử nặng hơn, bệnh nhân có thể phải cắt chân, biến chứng hôn mê, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Bác sĩ cảnh báo, người bị tiểu đường thường không nhận biết được độ nóng của nước, nên dễ gặp tai nạn với nước sôi.
Do đó, khi thấy có dấu hiệu mất cảm giác, bệnh nhân hoặc người thân hãy cẩn thận kiểm tra bằng cách nhúng vùng có da mỏng ở tay (khuỷu tay) vào nước. Chỉ khi thấy ấm nhẹ lập tức thì mới đúng là nước ấm có thể sử dụng được.