Đột kích một nhà máy, công an triệt phá đường dây sản xuất sữa giả từ hóa chất, tịch thu máy trộn công nghiệp, dầu thực vật kém chất lượng và hàng trăm lít nước bẩn

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Cơ sở bị đột kích đã sản xuất khoảng 1.000 lít sữa giả mỗi ngày từ 150 kg hóa chất, phân phối đến các tiệm trà, cửa hàng sữa và khách sạn.

Ngày 01-07-2025 báo Người đưa tin có bài đăng "Đột kích một nhà máy, công an triệt phá đường dây sản xuất sữa giả từ hóa chất, tịch thu máy trộn công nghiệp, dầu thực vật kém chất lượng và hàng trăm lít nước bẩn". Nội dung chính như sau: 

 

Tháng 4/2025, Chính quyền địa phương tại thành phố Taxila, Pakistan đã phát hiện và triệt phá một nhà máy sản xuất sữa giả trong một cuộc đột kích diễn ra vào rạng sáng tại khu vực Asifabad. Cơ sở này bị cáo buộc đã pha trộn hóa chất độc hại với nước ô nhiễm để tạo ra các sản phẩm sữa tổng hợp, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Cuộc đột kích do trợ lý Ủy viên Zaryab Sajid Kamboh dẫn đầu, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, được thực hiện tại một nhà máy nằm trên Phố 10, thuộc thẩm quyền của đồn cảnh sát Wah Saddar. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều tang vật gồm máy trộn công nghiệp, dầu thực vật kém chất lượng, chất tẩy rửa, các hóa chất nguy hiểm và hàng trăm lít nước bẩn – được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sữa.

Theo nguồn tin chính thức, cơ sở này đã sản xuất khoảng 1.000 lít sữa giả mỗi ngày từ 150 kg hóa chất. Sản phẩm sau đó được dán nhãn sai lệch là “sữa tươi trong khu vực” và được phân phối đến các tiệm trà, cửa hàng sữa và khách sạn tại Taxila và Wah.

Giới chức cho biết mạng lưới này đã hoạt động trong một thời gian dài, bất chấp các quy định về an toàn thực phẩm. Đáng chú ý, sản phẩm được sản xuất từ các chất không đạt chuẩn và nước ô nhiễm có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho người tiêu dùng.

Trong cuộc đột kích, sáu đối tượng bị cáo buộc liên quan đến hoạt động sản xuất sữa giả đã bị bắt giữ. Lực lượng chức năng cũng tiến hành tiêu hủy hàng trăm lít sữa pha hóa chất ngay tại hiện trường.

Phát biểu với truyền thông, ông Zaryab Sajid Kamboh khẳng định chính quyền sẽ kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, đặc biệt là những hành động có nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng. Ông nhấn mạnh việc thực thi nghiêm ngặt Quy định về thực phẩm sạch của tỉnh Punjab sẽ là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

Ngày 10/5/2025, Tạp chí Gia đình Việt Nam đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "300.000 trẻ bị hỏng thận vì sữa giả". Nội dung như sau:

Vào ngày 8 tháng 9 năm 2008, các bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện đa khoa ở huyện Mân, tỉnh Cam Túc đã cùng nhau phát hiện ra một điều rất kỳ lạ. Trong số các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến khám gần đây, có 14 trẻ bị sỏi thận.

Ngoài ra, các bác sĩ và y tá còn phát hiện ra những bất thường khác. Trẻ sơ sinh bị sỏi thận thường có tình trạng phù nề bất thường ở đầu.

Một số trẻ bị chướng bụng và đau khiến trẻ khóc rất to nhưng lại không thể đi tiểu dễ dàng. Tình hình rất nghiêm trọng nên các bác sĩ đã quyết liệt báo cáo sự việc lên các sở ngành liên quan của tỉnh.

Cùng thời điểm đó, 59 trường hợp trẻ sơ sinh bị sỏi thận đã được phát hiện tại tỉnh Cam Túc. Một số trẻ sơ sinh bị bệnh này đã bị suy thận và hy vọng hồi phục của các em rất mong manh. Thậm chí đã có một trường hợp tử vong.

Sau khi điều tra, người ta phát hiện ra rằng những đứa trẻ này có một điểm chung, đó là đều sử dụng sữa bột công thức mang nhãn hiệu Sanlu. 69 lô sữa bột được phát hiện có chứa melamine với liều lượng khác nhau.

Sữa bột Sanlu bị tiêu hủy tại Trung Quốc (Ảnh: Baidu)

Melamine thực chất là gì?

Đây là nguyên liệu thô công nghiệp được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm chất chống cháy, xử lý giấy và chế biến giấy. Mặc dù không màu, không mùi, xuất hiện dưới dạng tinh thể đơn nghiêng màu trắng và có độc tính thấp, nhưng không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm.

Hóa chất này chứa nitrogen, khi được thêm vào sữa, nó làm tăng chỉ số protein, khiến sản phẩm trông như có giá trị dinh dưỡng cao hơn thực tế.

Tuy nhiên, khi melamin đi vào hệ tiêu hóa của con người, dưới tác dụng của axit dạ dày, nó sẽ chuyển hóa thành axit xyanuric, sau đó tạo thành các tinh thể làm tắc nghẽn ống thận, dẫn đến sỏi thận, thậm chí là ứ nước thận và suy thận. Trong vụ bê bối sữa Sanlu, hóa chất này đã được pha trộn vào sữa bột với mục đích gian lận và tăng lợi nhuận, gây ra một cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm nghiêm trọng.

Do sự cố sữa bột độc hại Sanlu gây ra tác hại cực kỳ nghiêm trọng và tác động xã hội, chính phủ đã quyết định sử dụng tiền công quỹ để cung cấp hỗ trợ y tế toàn diện cho tất cả trẻ em bị bệnh do sự cố này.

Mặc dù đất nước đã đưa ra các chính sách hỗ trợ, ngay cả các bác sĩ cũng cho rằng không ai có thể dự đoán được thiệt hại do melamine gây ra sẽ kéo dài bao lâu.

Deng Changxing, 17 tuổi, vẫn đang nằm trên giường bệnh vì là một trong những nạn nhân của vụ bê bối sữa bột Sanlu. Khi được một tuổi, cậu đã uống sữa bột Tam Lộc trong hai năm liên tiếp vì mẹ phải đi làm và không thể cho con bú.

Chỉ trong vòng hai năm, cậu bé Deng Changxing vốn năng động và khỏe mạnh đã mắc bệnh sỏi thận nghiêm trọng ở cả hai bên thận khi mới ba tuổi vì uống phải sữa bột độc hại. Cậu phải nhờ đến phương pháp lọc máu để sống sót.

Nhiều cư dân mạng cũng đã chia sẻ câu chuyện có người thân uống phải sữa bộ Tam Lộc. Em trai của một người đã uống sữa bột Tam Lộc khi còn nhỏ và không may qua đời vì khối u não ở tuổi 13; Một gia đình khác có ba anh chị em đều bị viêm thận vì uống loại sữa bột này...

Theo thống kê, vụ việc sữa bột nhiễm độc của Sanlu đã khiến hơn 300.000 người bị tổn hại và nhiều gia đình tan vỡ. Những đứa trẻ đáng lẽ phải lớn lên khỏe mạnh đã mãi mãi mất đi cơ thể khỏe mạnh mà chúng đáng được hưởng chỉ vì lòng tham lợi nhuận của một số người.

Vụ bê bối sữa giả tại Trung Quốc từng gây chấn động thế giới (Ảnh: Sina)

Phản ứng của chính quyền Trung Quốc

Sau khi bê bối bị vỡ lở, chính quyền Trung Quốc đã vào cuộc nhanh chóng và quyết liệt. Gần 22 công ty sản xuất sữa bị kiểm tra, hơn 10 thương hiệu phát hiện có sản phẩm nhiễm melamine. Trên toàn quốc, các lô sữa bột bị thu hồi hàng loạt.

Chính phủ cũng lập đường dây nóng, cung cấp khám miễn phí cho các trẻ có dấu hiệu ảnh hưởng sức khỏe. Đồng thời, hơn 100 người bị bắt giữ, trong đó có giám đốc điều hành Sanlu, bà Thiệu Huy Di. Người này sau đó bị tuyên án tù chung thân. Hai người khác bị kết án tử hình do sản xuất và bán melamine trái phép.

Bên cạnh đó, giới chức Trung Quốc yêu cầu rà soát toàn bộ chuỗi cung ứng sữa, từ nông trại, khâu trung gian đến nhà máy. Một loạt quy định mới về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được ban hành trong thời gian ngắn, siết chặt việc kiểm tra hóa chất trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

Từ bê bối này, Trung Quốc đã thực hiện nhiều cải cách lớn trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Hệ thống kiểm tra chất lượng được tăng cường, luật an toàn thực phẩm sửa đổi năm 2009 với quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt trong việc kiểm tra các chất phụ gia.

Luật này thiết lập giới hạn tối đa đối với lượng melamine được phép có trong sữa và thực phẩm (không quá 1mg/kg với sữa lỏng và 2,5mg/kg với sữa bột), yêu cầu tất cả các doanh nghiệp thực phẩm công bố rõ ràng thành phần, nguồn gốc nguyên liệu và chịu trách nhiệm pháp lý nếu vi phạm.

Chính phủ Trung Quốc đã triển khai một hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm quốc gia, giúp người tiêu dùng và cơ quan chức năng theo dõi hành trình của sản phẩm từ nông trại đến bàn ăn, qua đó tăng cường tính minh bạch cũng như khả năng kiểm soát trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, vụ việc khiến các doanh nghiệp Trung Quốc nhận ra tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh và sự minh bạch trong chuỗi cung ứng. Nhiều công ty lớn đầu tư mạnh hơn vào hệ thống truy xuất nguồn gốc, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nhằm khôi phục lòng tin người tiêu dùng.

Ở cấp độ xã hội, công chúng trở nên cảnh giác hơn với thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, đặt ra yêu cầu cao hơn với doanh nghiệp và chính quyền.

Vụ sữa nhiễm melamine là một trong những thảm họa an toàn thực phẩm lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên, nó cũng là chất xúc tác để hệ thống quản lý nhà nước cải tổ, để doanh nghiệp nhận ra hậu quả của việc chạy theo lợi nhuận bất chấp sức khỏe cộng đồng.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!