Từ hôm nay, thành phố có nhiều tên gọi nhất Việt Nam chính thức dừng hoạt động

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Thành phố này từng sở hữu tới 17 tên gọi khác nhau ở Việt Nam.

Ngày 1/7/2025, Tạp chí Nhịp sống thị trường đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ hôm nay, thành phố có nhiều tên gọi nhất Việt Nam chính thức dừng hoạt động". Nội dung như sau:

Toàn cảnh Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao. Ảnh: TH

Đây là TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk).

Từ hôm nay (1/7/2025), Việt Nam áp dụng mô hình chính quyền 2 cấp, bao gồm tỉnh và xã, với 34 tỉnh thành và 3.321 xã trên toàn quốc.

Như vậy, kể từ hôm nay, 696 đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam sẽ chính thức chấm dứt hoạt động. Điều này cũng đồng nghĩa với 85 thành phố trực thuộc tỉnh và 2 thành phố thuộc TP trực thuộc Trung ương cũng sẽ ngừng hoạt động.

Trong số 85 thành phố trực thuộc tỉnh này, có TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Đây là thành phố từng sở hữu đến 17 tên gọi khác nhau và cũng là một trong những TP có nhiều tên nhất trên thế giới. Trên hành trình phát triển, Buôn Ma Thuột đã khẳng định vị thế là một trong những động lực kinh tế chủ lực, trung tâm văn hóa - giáo dục - dịch vụ, đồng thời điểm đến du lịch giàu bản sắc của khu vực Tây Nguyên thu hút đông đảo du khách.

Trước đó, TP Buôn Ma Thuột có 11 phường và 8 xã. Sau sáp nhập (từ 1/7), TP Buôn Ma Thuột có 5 phường, bao gồm: Buôn Ma Thuột, Tân An, Tân Lập, Thành Nhất, Ea Kao và xã Hòa Phú.

Thành phố có nhiều tên gọi nhất Việt Nam

Khu vực ngã sáu của Buôn Ma Thuột. Ảnh: HT

Theo thống kê, Buôn Ma Thuột có đến 17 cách gọi khác nhau. Khi mới được xây dựng, người dân đặt tên cho nơi đây là Ban Mê Thuot, về sau đọc thành Ban Mê Thuột. Sau năm 1975, nơi đây đổi tên thành Buôn Ma Thuột. Ngoài ra, người dân nơi đây còn có nhiều cách gọi khác như: Bản Mế Thuột, Bản Mế Thuật, Buôn Ma Thuộc, Buôn Ma Thuật, Ban Mê Thuộc, Ban Mê Thuật…

Tuy có nhiều tên gọi nhưng cách gọi đúng và được công nhận chính thức chỉ có Buôn Ma Thuột. Theo giải thích của Cổng thông tin điện tử của thành phố, tên gọi này được đặt theo tên một vị tù trưởng người Ê Đê: Buôn Ama Y Thuot. Trong đó, Ama là tên của cha và Y Thuot chỉ người con trai tên Thuột. Buôn là buôn làng, khu vực hành chính ngang với phường.

Vị tù trưởng này là người có công lập ra buôn làng đầu tiên bên bờ suối Ea Tam. Sau này, nó phát triển thành buôn lớn và đến đầu thế kỷ 20 đã là trung tâm của cả vùng. Đến ngày nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố quan trọng của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng. Ngày 8/2/2010, TP Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.

Buôn Ma Thuột có nhiều tên gọi khác nhau. Ảnh minh họa

Trong năm 2024, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt hơn 5 tỷ USD, từ đó khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Trong đó, Đắk Lắk đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu, thương hiệu và Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo Tổ chức Cà phê thế giới, nhu cầu về cà phê Robusta đang được ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, tính bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì thế, Robusta sẽ là "tương lai của ngành cà phê". Trong đó, Buôn Ma Thuột, "quê hương hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới", đồng thời là "trái tim của nền văn hóa cà phê Việt Nam", có vai trò trung tâm trong sự phát triển này.

Buôn Ma Thuột được coi là "quê hương hạt cà phê Robusta ngon nhất thế giới". Ảnh: TH

Trong 20 năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa cà phê, mở đường cho sự hình thành và phát triển của 9 kỳ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. Đồng thời, ngoài ra, tỉnh này còn liên tục tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị phát triển cà phê bền vững với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà văn hoá, chính khách lớn đến từ nhiều quốc gia để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê thế giới.

Không chỉ nổi tiếng với cà phê, Buôn Ma Thuột còn là một trong những điểm đến du lịch đặc sắc nhất Tây Nguyên, đặc biệt với hệ sinh thái rừng nguyên sinh, địa hình cao nguyên đa dạng và khí hậu mát mẻ quanh năm.

Buôn Ma Thuột là là cửa ngõ kết nối tới nhiều danh thắng nổi tiếng như: Cụm thác Dray Nur – Dray Sáp với cảnh quan hùng vĩ; Hồ Lắk thơ mộng; Buôn Đôn, nơi gắn liền với truyền thống săn voi và nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên

Ngoài ra, nơi đây còn có Bảo tàng Thế giới Cà phê, với kiến trúc độc đáo và nội dung trưng bày phong phú, đã và đang thu hút hàng chục nghìn lượt du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Báo Người quan sát ngày 30/6 cũng đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ ngày mai, TP có nhiều tên gọi nhất thế giới tại Việt Nam sẽ chính thức dừng hoạt động". Cụ thể như sau:

Theo như Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 759/QĐ-TTg nêu rõ, việc tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ dựa trên 7 nguyên tắc.

Theo đó, đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã sẽ xóa bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các ĐVHC cấp xã mới, bao gồm xã/phường/đặc khu; sẽ không còn loại hình ĐVHC thành phố thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc Trung ương, theo báo Dân trí.

Đề án này cũng nêu rõ nguyên tắc sẽ chuyển các huyện đảo, TP đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã với tên gọi là đặc khu.

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, từ 1/7/2025, 696 đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam sẽ chính thức chấm dứt hoạt động. Điều này đồng nghĩa với 85 thành phố trực thuộc tỉnh và 2 thành phố thuộc TP trực thuộc Trung ương cũng sẽ ngừng hoạt động.

Trong số 85 thành phố trực thuộc tỉnh có TP. Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) - thành phố sở hữu đến 17 tên gọi khác nhau, nhiều tên nhất trên thế giới.

Buôn Ma Thuột – Thủ phủ Tây Nguyên với 17 tên gọi và vị thế đô thị lớn nhất vùng

Buôn Ma Thuột – Trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Đắk Lắk không chỉ được biết đến là "thủ phủ cà phê" của Việt Nam, mà còn nổi bật với một kỷ lục độc đáo: Sở hữu tới 17 tên gọi khác nhau, nhiều nhất thế giới đối với một đô thị.

Nằm ở độ cao trung bình khoảng 500m so với mực nước biển, Buôn Ma Thuột giữ vị trí chiến lược ngay trung tâm vùng Tây Nguyên.

Buôn Ma Thuột tiếp giáp với các huyện Krông Pắc, Cư Kuin, Cư Jút (Đắk Nông), Krông Ana, Cư M'gar và Buôn Đôn, tạo thành mạng lưới liên kết vùng chặt chẽ. Với tổng diện tích 377,18km2, Buôn Ma Thuột hiện là đô thị lớn nhất Tây Nguyên.

Từ ngày mai, TP có nhiều tên gọi nhất thế giới tại Việt Nam sẽ chính thức dừng hoạt động- Ảnh 1.
Buôn Ma Thuột là thủ phủ của Tây Nguyên. Ảnh: Internet

Theo kết quả điều tra dân số giữa kỳ năm 2024, dân số trung bình của thành phố đạt khoảng 375.590 người, với mật độ dân số khoảng 996 người/km2, phản ánh rõ vai trò là trung tâm dân cư lớn nhất khu vực.

Về cơ cấu hành chính, từ ngày 1/11/2024, thành phố Buôn Ma Thuột chính thức thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết số 1193/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Buôn Ma Thuột còn là trung tâm đầu não về kinh tế, văn hóa và giáo dục của toàn vùng Tây Nguyên, với hệ thống trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ sở y tế quy mô, đóng vai trò then chốt trong đào tạo nguồn nhân lực và cung ứng dịch vụ y tế cho khu vực.

Đặc biệt, với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, Buôn Ma Thuột được mệnh danh là "thủ phủ cà phê Việt Nam", nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ sản lượng và chất lượng cà phê vượt trội, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản quốc gia.

Trên hành trình phát triển, Buôn Ma Thuột tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những động lực kinh tế chủ lực, trung tâm văn hóa - giáo dục - dịch vụ và điểm đến du lịch giàu bản sắc của khu vực Tây Nguyên.

Thành phố sở hữu kỷ lục về tên gọi

Không chỉ là đô thị lớn nhất Tây Nguyên và được mệnh danh là "thủ phủ cà phê" của Việt Nam, Buôn Ma Thuột còn gây ấn tượng bởi sở hữu số lượng tên gọi đa dạng bậc nhất cả nước, thậm chí trên thế giới.

Theo thống kê dân gian được lưu truyền trong cộng đồng, địa phương này từng có tới 17 cách gọi khác nhau, phần lớn xuất phát từ sự khác biệt trong cách phiên âm theo từng thời kỳ lịch sử, sự sai lệch trong cách viết hoặc biến âm theo vùng miền, phương ngữ.

Danh sách các tên gọi từng được sử dụng gồm:

Buôn Ma Thuột

Ban Mê Thuot

Ban Mê Thuột

Ban Mê Thuộc

Ban Mê Thuật

Buôn Ma Thuộc

Buôn Ma Thuật

Buôn Mê Thuột

Buôn Mê Thuộc

Buôn Mê Thuật

Bản Mế Thuột

Bản Mế Thuộc

Bản Mế Thuật

Bản Mê Thuột

Bản Mê Thuộc

Bản Mê Thuật

Bản Mê Tuột

Trong đó, Buôn Ma Thuột là tên gọi chính thức, được sử dụng trong tất cả các văn bản hành chính hiện hành.

Từ ngày mai, TP có nhiều tên gọi nhất thế giới tại Việt Nam sẽ chính thức dừng hoạt động- Ảnh 2.
TP. Buôn Ma Thuột là TP sở hữu nhiều tên gọi trên thế giới. Ảnh: Báo Quân Đội Nhân Dân

Theo giải thích từ Cổng thông tin điện tử TP. Buôn Ma Thuột, tên gọi này có nguồn gốc từ cụm từ "Buôn Ama Y Thuot" trong tiếng Ê Đê, có nghĩa là "buôn của cha Y Thuot". Trong đó:

- "Ama" nghĩa là "cha"

- "Y Thuot" là tên riêng của một người đàn ông

- "Buôn" nghĩa là "buôn làng"

Vị tù trưởng Y Thuot được cho là người đầu tiên lập ra buôn làng bên suối Ea Tam, nền tảng cho sự hình thành và phát triển của cộng đồng cư trú tại đây. Đến đầu thế kỷ XX, khu vực này đã trở thành trung tâm hành chính, kinh tế của toàn vùng.

Khẳng định vai trò trung tâm vùng Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk từ ngày 8/2/2010, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cửa ngõ du lịch của Tây Nguyên

Không chỉ dừng lại ở vai trò kinh tế, Buôn Ma Thuột còn là một trong những điểm đến du lịch đặc sắc nhất Tây Nguyên, nổi bật với hệ sinh thái rừng nguyên sinh, địa hình cao nguyên đa dạng và khí hậu mát mẻ quanh năm.

Thành phố là cửa ngõ kết nối tới nhiều danh thắng nổi tiếng như:

- Cụm thác Dray Nur – Dray Sáp với cảnh quan hùng vĩ

- Hồ Lắk thơ mộng

- Buôn Đôn – nơi gắn liền với truyền thống săn voi và nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên

Bên cạnh đó, Bảo tàng Thế giới Cà phê, với kiến trúc độc đáo và nội dung trưng bày phong phú, đang dần trở thành biểu tượng mới, thu hút hàng chục nghìn lượt du khách trong và ngoài nước mỗi năm.

Từ ngày mai, TP có nhiều tên gọi nhất thế giới tại Việt Nam sẽ chính thức dừng hoạt động- Ảnh 3.
Dù mô hình cũ sẽ lùi vào quá khứ, nhưng vai trò, vị thế và khát vọng phát triển của Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê, trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất Tây Nguyên vẫn sẽ tiếp tục. Ảnh: Internet

Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, tổ chức định kỳ hai năm một lần, là sự kiện văn hóa – du lịch quy mô lớn, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp, thu hút hàng chục nghìn lượt khách. Sự kiện không chỉ góp phần quảng bá sản phẩm cà phê Việt Nam ra thế giới mà còn định vị thương hiệu Buôn Ma Thuột trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.

Với những dấu ấn về lịch sử, văn hóa và tiềm năng phát triển, Buôn Ma Thuột đang từng bước khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch hàng đầu của vùng Tây Nguyên.

Chỉ còn vài giờ nữa, Việt Nam sẽ chính thức khép lại mô hình chính quyền địa phương hai cấp đối với TP. Buôn Ma Thuột – một dấu mốc mang tính bước ngoặt trong tiến trình cải cách tổ chức bộ máy hành chính quốc gia.

Việc chấm dứt mô hình này không chỉ là sự thay đổi về cấu trúc quản trị mà còn là bước đi tất yếu nhằm tinh gọn bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả điều hành, phù hợp với xu thế phát triển chung và yêu cầu quản lý đô thị hiện đại. Dù mô hình cũ sẽ lùi vào quá khứ, nhưng vai trò, vị thế và khát vọng phát triển của Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê, trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất Tây Nguyên sẽ tiếp tục được khẳng định và phát huy trong một diện mạo quản lý mới, chuyên nghiệp và linh hoạt hơn.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!