Nước làm mát ô tô sử dụng bao lâu thì nên thay?

Nước làm mát là một loại dung dịch đặc biệt không thể thiếu đối với mỗi xe ô tô, có tác dụng làm mát, duy trì nhiệt độ ổn định cho động cơ, giúp xe vận hành êm ái.

Báo Nghệ An ngày 19/4 đưa thông tin với tiêu đề: "Nước làm mát ô tô sử dụng bao lâu thì nên thay?". Với nội dung như sau:

Đối với những dòng xe không được trang bị hệ thống giám sát nhiệt độ nước làm mát, động cơ nóng quá mức có thể dẫn đến chết máy, xe không hoạt động được, thậm chí xảy ra cháy nổ. Chính vì vậy, chủ phương tiện cần thay nước làm mát cho xe ô tô định kỳ để giúp động cơ vận hành tốt và hiệu quả nhất.

Nước làm mát ô tô là gì?

Động cơ được ví như “trái tim” của ô tô, thường được đặt bên trong khoang kín khí và thường xuyên phát sinh lượng nhiệt lớn trong khi vận hành. Chính vì vậy, nước làm mát được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ của động cơ, đồng thời làm giảm nguy cơ động cơ xe bị nóng quá mức, giãn nở các bộ phận gây kẹt trong lúc vận hành và vì vậy có thể gây ra cháy nổ.

Screenshot (280).png
Theo hướng dẫn từ các nhà sản xuất thì định kỳ 2-3 năm sử dụng (hoặc sau mỗi 40.000 – 60.000 km vận hành), người dùng phải thực hiện vệ sinh két làm mát và thay nước. Ảnh minh hoạ: Toyota Việt Nam

Nước làm mát ô tô là dung dịch bao gồm nước cất và dung dịch ethylene glycol làm mát cùng một số chất khác có công dụng hạn chế quá trình ăn mòn, chống bốc hơi... Đồng thời, dung dịch này có thể chống chọi được với nhiệt độ thấp gây tình trạng đóng băng trong thời tiết mùa Đông, tình trạng bị đông cứng sẽ không xảy ra nếu sử dụng đúng chủng loại nước làm mát cho nhiệt độ môi trường dưới 0 độ C.

Nước làm mát ô tô bao lâu thì thay?

Để đảm bảo động cơ cùng các trang thiết bị được vận hành một cách bình thường ở nhiệt độ cho phép, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra nước làm mát. Két chứa nước làm mát thường được đặt ở phía dưới nắp ca-pô, ngay bên trong khoang động cơ.

Các chủ xe phải đảm bảo rằng, lượng nước làm mát trong két luôn phải nằm ở mức cho phép. Mức cho phép của nước làm mát là khi nó nằm giữa vị trí của “Low” và “Full” hoặc “Min” và “Max”.

Mặt khác, trong quá trình vận hành, di chuyển, người điều khiển xe có thể theo dõi tình trạng của hệ thống làm mát động cơ bằng cụm đồng hồ kỹ thuật số. Trường hợp nếu kim đồng hồ ở ngưỡng mức C (Cool) thì nghĩa là nhiệt độ của khoang động cơ đang khá ổn định. Còn trong trường hợp kim đồng hồ ở ngưỡng H (Hot) thì người lái cần cân nhắc kiểm tra hệ thống làm mát và thực hiện thay thế hoặc bổ sung nước làm mát ô tô.

Cũng giống các chất lỏng khác mà động cơ xe cần để vận hành, nước làm mát cũng cần phải được thay liên tục. Tùy theo từng loại xe cũng như thời gian sử dụng mà sẽ có sự chênh lệch, thông thường ô tô cần được thay nước làm mát khi đã vận hành khoảng 40.000 - 80.000 km.

Ngoài ra, nếu như bạn phát hiện thấy các váng dầu lớn nổi lên bên trong két nước làm mát, có màu gỉ hoặc không màu thì cần phải nhanh chóng thay nước làm mát cho xe. Bạn cần đảm bảo rằng đã xả sạch các hạt gỉ sét cũng như bụi bẩn có thể làm tắc nghẽn hệ thống trước khi thay thế nước làm mát mới vào.

Theo hướng dẫn từ các nhà sản xuất thì định kỳ 2-3 năm sử dụng (hoặc sau mỗi 40.000 - 60.000 km vận hành), người dùng phải thực hiện vệ sinh két làm mát và thay nước.

Tiếp đến, trang tin Vinfast cũng có bài đăng liên quan với thông tin: HƯỚNG DẪN KIỂM TRA NƯỚC LÀM MÁT XE VINFAST. Nội dung được đưa như sau:

Nước làm mát ô tô đóng vai trò rất quan trọng đối với động cơ của xe. Do đó, việc tìm hiểu về nước làm mát động cơ và cách thay đúng chuẩn là một trong những điều mà người sử dụng xe ô tô cần nắm rõ.

1. Nước làm mát động cơ ô tô là gì?

Nước làm mát động cơ là một loại dung dịch chuyên dụng, có thành phần chính là nước cất (nước tinh khiết) và ethylene glycol. Trong đó chất lỏng làm mát, ethylene glycol có tác dụng truyền dẫn nhiệt nhanh chóng. Ngoài ra, nước làm mát ô tô còn có những chất phụ gia khác như chất ngăn ngừa đóng cặn, chống bay hơi và chống ăn mòn các chi tiết làm bằng nhôm.

Vào mùa hè, nước làm mát ô tô có tác dụng tăng điểm sôi của hệ thống làm mát, giúp hấp thụ nhiệt từ động cơ tốt hơn. Vào mùa đông, dung dịch này lại có tác dụng hạ thấp điểm đóng băng. Từ đó giúp động cơ không bị quá nóng hay đóng băng khi xe vận hành trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bên cạnh đó, nước làm mát còn có tác dụng chống mài mòn cho động cơ và hệ thống làm mát.

Nếu nước làm mát cạn, động cơ sẽ bị quá nóng, dẫn đến các chi tiết hỏng hóc và làm mất tác dụng của dầu bôi trơn. Vì vậy, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra nhằm đảm bảo nước làm mát luôn đủ, không nằm dưới vạch Min và không đổ quá vạch Max.

nước làm mát ô tô
VinFast khuyến cáo cần kiểm tra nước làm mát hàng tuần và thay mới sau 5 năm (Nguồn: Sưu tầm)

2. Kiểm tra nước làm mát xe VinFast

Theo khuyến nghị của VinFast, chủ xe nên kiểm tra hệ thống làm mát hàng tuần. Khi kiểm tra, xe phải được đỗ trên bề mặt bằng phẳng và hệ thống làm mát phải ở trạng thái nguội. Đồng thời, kiểm tra tình trạng của các đường ống của hệ thống, đảm bảo rằng chúng không bị nứt, phồng, hư hỏng. Nếu mức dung dịch làm mát thấp hơn vạch chỉ báo Min, mở nắp bình nước làm mát phụ và thêm dung dịch làm mát, không đổ quá vạch chỉ báo Max.

Lưu ý, chỉ sử dụng dung dịch làm mát được chỉ định cho xe điện, thêm các loại nước hoặc chất chống đóng băng khác có thể làm hỏng xe. Việc thay thế dung dịch làm mát nên được thực hiện bởi một kỹ thuật viên đã qua đào tạo nếu bạn không có chuyên môn.

Bước 1: Đỗ xe trên mặt đất bằng phẳng và đảm bảo khoang động cơ của xe đã nguội.

Bước 2: Mở nắp ca-pô. Xác định vị trí bình chứa dung dịch làm mát bằng cách tháo tấm che.

Bước 3: Từ từ mở nắp bằng cách xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, nếu có âm thanh “rít”, hãy ngừng vặn nắp và đợi cho đến khi âm thanh dừng lại. Sau đó tiến hành tháo nắp. 

Bước 4: Kiểm tra xem mức dung dịch đang nằm ở đâu? Nếu thấy nước làm mát đang ở giữa vạch Min và Max thì không cần thay, như vậy tức là xe vẫn đủ nước làm mát. Còn nếu thấy nước làm mát ở dưới vạch Min thì cần đổ thêm và thực hiện theo hướng dẫn ở bước tiếp theo.

Bước 5: Đổ đầy hỗn hợp dung dịch làm mát pha sẵn chất chống đóng băng AF2100 (ASTM D3306) 50% Glycol & 50% nước đến vạch chỉ báo Max.

Bước 6: Siết chặt và cố định nắp lại bằng cách xoay nắp theo chiều kim đồng hồ.

3. Dung dịch nước làm mát thay cho xe VinFast

Đối với các mẫu xe VinFast Lux A2.0 hay VinFast VF e34,… hãng khuyến cáo khách hàng sử dụng đúng loại nước làm mát động cơ đó là nước làm mát động cơ và pin là hỗn hợp nước làm mát trộn sẵn chống đông AF2100 (ASTM D3306) 50% glycol & 50% nước.

bổ sung nước làm mát cho ô tô vf e34
Người dùng cần bổ sung thêm nước làm mát nếu thấy dung dịch chỉ còn ở dưới mức tối thiểu của bình chứa (Nguồn: Sưu tầm)

Chỉ sử dụng loại nước làm mát theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không nên sử dụng thêm các phụ gia làm mát vì chúng có thể khiến xe bị hỏng. Không dùng nước lọc, nước khoáng đóng chai hay nước sinh hoạt thay cho nước làm mát chuyên dụng vì chúng chứa nhiều tạp chất. Ở nhiệt độ cao, các loại nước này có thể gây đóng cặn trong bình nước làm mát. Nhưng nếu trong trường hợp khẩn cấp hay ở những nơi hẻo lánh xa xôi, không có nước làm mát chuyên dụng, bạn có thể dùng tạm nước thường để xe có thể tiếp tục di chuyển. Sau đó, cần nhanh chóng đưa xe vào gara để vệ sinh, thông rửa, súc két nước và thay thế dung dịch nước làm mát chuyên dụng để đảm bảo hiệu suất cũng như tuổi thọ của động cơ.

Không nên trộn các loại nước làm mát với nhau. Nên dùng nước làm mát cùng màu với loại nước làm mát mà xe đang sử dụng.

4. Lưu ý khi thay nước làm mát động cơ

Đảm bảo không có mảnh vụn, nắp và bình cần vệ sinh trước khi mở để tránh bất kỳ mảnh vỡ nào lọt vào bình chứa.

Trong trường hợp khẩn cấp, có thể thêm một lượng nhỏ nước sạch vào bình chứa dung dịch làm mát, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm loãng lớp bảo vệ chống đóng băng và chống ăn mòn, làm giảm tuổi thọ của dung dịch làm mát. Không sử dụng các thành phần khác của chất chống đóng băng để bổ sung vào hệ thống làm mát.

Không nên tháo nắp bình chứa dung dịch làm mát khi xe đang bật hoặc khi hệ thống làm mát đang nóng. Để hệ thống làm mát nguội trong 10 phút trước khi tháo nắp. Từ từ tháo nắp bình nước làm mát, đeo găng tay để tránh bị bỏng. 

Dung dịch làm mát cực kỳ độc hại và có thể gây tử vong nếu nuốt phải. Giữ các thùng chứa dung dịch làm mát kín và tránh xa tầm tay trẻ em. Nếu trẻ vô tình tiếp xúc với dung dịch làm mát, hãy đi tới cơ sở y tế ngay lập tức. Ngăn dung dịch làm mát tiếp xúc với da và mắt. Nếu có, hãy rửa sạch ngay lập tức với nhiều nước.

Không chạm vào bộ gia nhiệt, bộ tản nhiệt, đường ống điều hòa không khí hoặc ống nước bởi chúng có thể rất nóng và khiến bạn bị bỏng nặng. Đối với xe ô tô điện, khi thay dung dịch làm mát, hãy cẩn thận vì có các thành phần điện áp cao trong khu vực này.  

Không tiếp tục vận hành xe nếu phát hiện rò rỉ, tất cả dung dịch làm mát có thể rò rỉ ra ngoài. Điều đó có thể gây ra hỏa hoạn và có thể làm bạn bị bỏng. Khắc phục mọi rò rỉ trước khi vận hành xe.

Tổng hợp