Mời 50 bạn đại học đến đám cưới, chỉ duy nhất 3 người tham dự: Sau 5 năm, những người còn lại ôm tiếc nuối

Sau 5 năm, khi nhìn thấy người bạn của mình xuất hiện trên TV với thông tin đầy bất ngờ, tất cả những người bạn không tham dự lễ cưới năm đó tỏ rõ sự tiếc nuối.

Báo Đời sống Pháp luật ngày 29/4 đưa thông tin với tiêu đề: Mời 50 bạn đại học đến đám cưới, chỉ duy nhất 3 người tham dự: Sau 5 năm, những người còn lại ôm tiếc nuối. Với nội dung như sau: 

Tiểu Khương sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng nghèo khó của Trung Quốc. Vì không có tiền, đa số người dân trong làng chỉ cho con học hết cấp 2 rồi ở nhà phụ giúp việc gia đình.

Hiểu được rằng chỉ có học mới là con đường đổi đời nhanh nhất, bằng mọi giá, bố mẹ Tiểu Khương đã vay mượn khắp nơi để cho con trai học lên cao. Không phụ lòng mong mỏi của gia đình, anh đã đạt được điểm xuất sắc và đỗ vào 1 trường đại học danh giá.

Theo lời kể của cậu thanh niên năm đó, khi nhận được kết quả trúng tuyển, anh là người duy nhất trong làng làm được điều này. Vì thế người dân xung quanh đã mang lương thực, thực phẩm nuôi trồng được đến chúc mừng gia đình. Người cho mấy kg gạo, người tặng vài kí thịt… Tất cả đều mong muốn giúp sức để anh có thể yên tâm lên thành phố học tập

Mang theo hy vọng của gia đình và dân làng, một mình Tiểu Khương bắt chuyến tàu lên thành phố để theo đuổi hoài bão và ước mơ của cuộc đời. Vào ngày đầu tiên bước chân đến ngôi trường đại học, anh đã tự hứa với bản thân nhất định phải dành được học bổng để giảm bớt gánh nặng cho bố mẹ.

Trong suốt những năm tháng đại học sau đó, trong khi các bạn khác dùng thời gian rảnh để chơi game, Tiểu Khương lại cặm cụi học hành. Sau giờ học, anh làm thêm nhiều công việc bán thời gian khác để tự trang trải cuộc sống trên thành phố mà không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ.

Ảnh minh hoạ

Thậm chí, anh còn bán đồ ăn vặt cho sinh viên trong trường. Do chủ buôn biết được hoàn cảnh của Tiểu Khương nên sẵn sàng giúp đỡ tiền vốn và mức giá nhập vô cùng “dễ thở”. Nhập được hàng giá rẻ, anh cũng bán mức giá thấp hơn. Vì thế, Tiểu Khương có được nhiều khách quen trong trường.

Sau khi hoàn thành 4 năm đại học, các bạn trong lớp có những định hướng riêng. Người trở lại quê hương, người vẫn bám trụ tại thành phố. Cũng như bao người, Tiểu Khương cũng bươn chải đủ nghề.

Song đến năm 2019, ở độ tuổi 25, cả lớp hoàn toàn bất ngờ khi nhận được thiệp mời cưới của Tiểu Khương. Vẫn giữ mối quan hệ hài hoà với mọi người trong lớp đại học, anh gửi lời mời đến 50 bạn trong lớp đại học. Tuy nhiên, trong số này chỉ có duy nhất 3 người bạn tham dự. Số khác báo vắng mặt vì bận công việc. Người cho rằng đường sá xa xôi nên không tham dự được. Khi đó, anh hoàn toàn thông cảm cho các bạn mà không 1 lời trách cứ.

Ảnh minh hoạ

Sau 5 năm, mới đây, trong nhóm lớp đại học xôn xao hình ảnh 1 vị chủ tịch công ty có dáng vẻ giống Tiểu Khương đã tặng cho 3 người bạn học số tiền lên đến 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng).

Sau một hồi bàn tán, 1 trong 3 người bạn đã lên tiếng xác nhận người trong ảnh chính là Tiểu Khương và họ đã nhận được số tiền đúng như thông tin truyền thông đã đăng tải.

Bắt đầu từ đây, 1 người bạn từng tham gia lễ cưới năm đó kể lại câu chuyện. Thực tế, lúc tổ chức đám cưới, Tiểu Khương đang thiếu vốn để khởi nghiệp. Anh muốn tranh thủ đám cưới để gom tiền. Trong buổi hôm đó, anh cũng nói rõ điều này với những người bạn tham dự và hứa rằng nếu sau này thành công chắc chắn sẽ không quên ơn.

Giữ đúng lời hứa, sau 5 năm, Tiểu Khương trở thành chủ tịch của 1 công ty lớn. Anh đã gửi tặng mọi người số tiền lớn gấp nhiều lần khoản tiền mừng cưới năm đó. Một số người bạn không có công việc ổn định cũng được anh tạo điều kiện làm việc trong công ty của mình và trả mức lương hậu hĩnh. Sau khi nghe xong câu chuyện này, nhiều bạn trong lớp không tham gia buổi lễ hôm đó tỏ rõ sự tiếc nuối.

Không chỉ với bạn bè, Tiểu Khương còn giúp đỡ những người hàng xóm cùng làng năm xưa. Anh trao tặng quỹ học bổng cho con cháu họ. Một số người được anh xây tặng cả căn nhà. Nhìn chung, với tất cả những người đã giúp sức, anh không quên ơn một ai.

Tiếp dến, báo Phụ nữ số cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Nuôi 4 đứa cháu học đại học nhưng bị chúng cắt đứt liên lạc, 16 năm sau, tôi gặp lại mà thấy ấm lòng

Nội dung được báo đưa như sau: 

Bài viết dưới đây là dòng chia sẻ của bà Trương (Trung Quốc) đang lan truyền trên nền tảng Toutiao.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một thị trấn nhỏ của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. May mắn được bố mẹ ưu tiên cho đi học nên tôi sớm có sự nghiệp của riêng mình. Sau đó, tôi lấy chồng, sinh con và tự mua được nhà ở trên thành phố. Nhìn chung, cuộc sống của tôi diễn ra êm đềm và có chút dư dả về mặt tài chính.

Tuy nhiên, mọi thứ dường như bị đảo lộn kể từ khi anh trai và chị dâu tôi mất và 4 đứa con của anh được tôi chu cấp để theo học đại học.

Tôi vẫn nhớ ngày hôm đó, 4 đứa trẻ đứng trước cửa nhà tôi với khuôn mặt háo hức thông báo về kết quả của kì thi đại học. Kể từ ngày đó, vợ chồng tôi biết rằng ngoài việc chăm lo cho con trai của mình thì cần phải tính toán chi tiêu để có thể chu cấp cho 4 đứa cháu vào đại học.

Chi phí học đại học vô cùng tốn kém, trong suốt 4 năm đó, vợ chồng tôi luôn luôn phải làm 1 lúc 2 việc mới đảm bảo chi tiêu trong gia đình. Thậm chí, có thời điểm, chồng tôi phải nhập viện vì làm việc quá sức. Song nhìn thấy tinh thần hiếu học và lời hứa sẽ báo đáp công lao của 4 đứa nhỏ, chúng tôi lại động viên nhau tiếp tục cố gắng.

Tuy nhiên, khoảng thời gian tươi đẹp đó không kéo dài được bao lâu. Sau khi tốt nghiệp, chúng dần mất liên lạc với vợ chồng tôi. Lúc đầu, 4 đứa thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm. Nhưng theo thời gian, những cuộc điện thoại như vậy thưa dần. Nhiều lúc tôi thường phàn nàn với chồng rằng có lẽ chúng đã quên lòng tốt của chúng ta sao. Trước câu nói đó, chồng tôi luôn an ủi rằng có lẽ lũ trẻ đang bận.

Chớp mắt 1 cái, 16 năm trôi qua, sức khỏe của vợ chồng tôi dần yếu đi. Đầu năm ngoái, tôi được bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh hiểm nghèo và cần rất nhiều tiền để chữa trị. Tôi hoàn toàn giữ bí mật về thông tin này, chỉ vài người thân trong gia đình nắm được.

Ngày nhận kết quả chẩn đoán của bác sĩ tôi không còn tin vào những gì mình nhìn thấy

Song bằng 1 cách nào đó tin tức này đến được tai 4 đứa nhỏ. Hôm đó, tôi ở nhà và bất ngờ thấy có người bấm chuông gọi cửa. Chạy vội ra, tôi thấy 4 đứa cháu của mình đang đứng đợi.

“Chúng con nghe nói cô bị bệnh. Đây là 800.000 NDT (khoảng 2,7 tỷ đồng) chúng con biếu cô để lo thuốc thang”, đứa anh cả vừa nói vừa đưa cho tôi 1 chiếc túi nặng trĩu. Khi nghe được những lời này, tôi khá ngạc nhiên. Bởi sau bao nhiêu năm, lũ trẻ đột nhiên xuất hiện và đưa cho 1 số tiền lớn như vậy.

Thấy tôi có chút lăn tăn, đứa cháu trai vội giải thích: “Sau khi tốt nghiệp, 4 đứa chúng con đã phải lăn lộn đủ kiểu để tìm được chỗ đứng trong sự nghiệp. Áp lực cuộc sống và những vấn đề riêng của gia đình khiến chúng con quên việc liên lạc hỏi han cô.

Tết Nguyên đán nào, 4 anh em con cũng dự định sẽ đến hỏi thăm cô. Nhưng chúng con lại không dám đối mặt vì sợ rằng cô sẽ trách vì tội vô ơn. Nhưng đến bây giờ, khi nghe tin cô bị bệnh, chúng con hiểu rằng mình cần làm gì”.

 

Đến lúc này, tôi không giấu được niềm xúc động. Lúc đó, cảm xúc trong tôi lẫn lộn, vừa có chút thương, vừa có chút giận lũ trẻ. Nhưng trên hết tôi cảm thấy ấm lòng. Vì chúng vẫn nhớ đến những ngày tháng vợ chồng tôi vất vả cưu mang cả 4 anh em chúng.

Buổi gặp gỡ hôm đó, chúng tôi ngồi nói mãi cũng không hết chuyện. Lũ trẻ khoe về cuộc sống hiện tại của mình cho vợ chồng tôi. Tôi mừng ra mặt bởi 4 cậu nhóc ngày nào giờ đã trở thành những người đàn ông trưởng thành, có sự nghiệp và cả gia đình riêng. Có lẽ, đã rất lâu kể từ khi phát hiện mình bị bệnh hiểm nghèo, tôi mới thấy mình vui đến thế.