Người ít nói thường không đơn giản, chớ coi thường

Những người ít nói thường mang lại cho mọi người cảm giác đáng tin cậy, họ làm mọi việc rất chu toàn và sở hữu khả năng quản lý cảm xúc mạnh mẽ. Vậy tại sao lại nên tránh xa họ?

Trang Tri Thức & Cuộc Sống đăng tải bài viết: "Người ít nói thường không đơn giản, chớ coi thường" có nội dung như sau:

Nhà tâm lý học Carl Jung đã từng phân ra hai loại tính cách hướng ngoại và hướng nội, tương ứng với trong cuộc sống của chúng ta là những người thích nói, bày tỏ ý kiến trong đám đông và những người ít nói, luôn trầm lắng. Rất khó để phân biệt tính cách nào tốt hơn tính cách nào. Nhưng dựa trên kinh nghiệm làm việc và cuộc sống của tôi, nếu bạn chỉ là một người bình thường, xem việc xã giao và hoạt ngôn là một chuyện hiển nhiên cần thiết trong xã hội, thì tôi khuyên bạn nên tránh xa những người nói ít.

Trên thực tế, một người ít nói có hai lý do, một là họ vẫn còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, vì vậy họ cảm thấy lo lắng và choáng ngộp, không biết bản thân nên nói gì, sợ sẽ nói sai. Thứ hai là người có nội tâm sâu sắc, thông minh, họ chỉ nói những gì cần thiết, họ thường im lặng lắng nghe để thăm dò nội tâm của người khác. Từ đó họ có thể đưa ra những phán đoán và quyết định mang tính mũi nhọn.

Những người này tuy ít nói, nhưng một khi họ mở miệng thì sẽ đều rơi vào những thời khắc mấu chốt, hơn nữa lời nói còn rất hùng hồn mạnh mẽ, rất có trọng lượng. Qua lại với những người này, nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ rất khó thắng được họ.

 

Theo thống kê liên quan, gần 70% những người thành công trên thế giới đều là những người hướng nội, chẳng hạn như nhà vật lý thiên tài Einstein và thần chứng khoán Warren Buffett. Một ví dụ điển hình hơn là Stephen Jobs, người sáng lập Apple, trừ công việc ra, ông còn có sở thích khác là đọc sách, xem phim và thiền định.

Stephen Jobs cũng từng viết trong cuốn tự truyện của mình rằng ông là một người hướng nội, ít bạn bè, không có đối tác cố định, thậm chí còn rất ít khi liên lạc với gia đình. Nhưng nếu bạn xem các buổi ra mắt sản phẩm của Apple, bạn sẽ thấy rằng khả năng biểu đạt ngôn ngữ của Stephen Jobs rất trơn tru và chặt chẽ. Từ điều này, chúng ta có thể suy ra rằng đối với những người ít nói, họ không thiếu khả năng giao tiếp với mọi người, họ chỉ là không thích loại giao tiếp vô nghĩa trôi nổi trên bề mặt mà thôi.

Nhiều người hướng ngoại tự hào về khả năng hoạt ngôn của mình, hầu như đối với ai họ cũng có thể dễ dàng kết bạn. Nhưng có nhiều lúc, chúng ta sẽ phát hiện những người hoạt ngôn thường có tính cách không ổn định bằng những người ít nói, nội tâm của họ thiếu vững vàng hơn.

 

Nhà tâm lý học người Anh Hans Eysenck từng phát biểu về "lý thuyết kích thích thấp" (low arousal theory), rằng những người ít nói có khả năng nhận dạng và sàng lọc thông tin gần như tốt hơn những người nói nhiều, họ sẽ chọn dành thời gian của mình để duy trì các mối quan hệ sâu sắc hơn, đồng thời khám phá, trao dồi tình cảm nhiều hơn với những người quan trọng, và cùng những người có học thức uyên bác tương tác, va chạm để nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề.

Điều này cũng có thể nói rằng, những người ít nói với bạn có thể chỉ là do họ cho rằng từ chỗ bạn không có thứ gì để họ có thể thu thập, cho nên họ đã lựa chọn im lặng. Nghe qua thì có vẻ hơi chua chát, nhưng sự thật là đối với đại đa số những người ít nói, họ đều sẽ căn cứ vào từng trường hợp khác nhau để thể hiện các nhân cách khác nhau.

Danh hài Trung Quốc, Quách Đức Cương đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn: "Trên sân khấu và dưới sân khấu tôi là hai con người hoàn toàn khác. Dưới sân khấu tôi hướng nội hơn, không thích trò chuyện với người khác, không thích ăn uống ca hát, thậm chí ngồi cùng bàn với người lạ cũng sẽ khiến tôi không cảm thấy thoải mái."

Những người ít nói dùng nhiều thời gian để khám phá nội tâm chính mình, vì thế mà khi họ ra quyết định, họ sẽ chỉ nghe theo tiếng gọi từ bên trong, đồng thời cũng sẽ từ góc độ tối đa hóa lợi ích của bản thân mà làm. Vì thế, trong các cuộc xã giao, họ thường kiệm lời như vàng, cũng không nhất thiết là vì họ không muốn nói, mà là do họ đang chờ đợi thời cơ, nắm bắt ý đồ và dự tính của đối phương, đồng thời cũng muốn khiến cho người khác khó đoán ra được tâm tư của họ. Cho nên, mỗi khi họ mở miệng ra thì lời nào cũng đánh trúng điểm yếu của người khác.

Theo một nghiên cứu tâm lý năm 2018 của Đại học Yale, thì sự hướng nội tỷ lệ thuận với trí tuệ cảm xúc (EQ). Nói đơn giản, người càng hướng nội thì trí tuệ cảm xúc của họ càng cao, họ sẽ càng giỏi nắm bắt tâm lý của người khác.

Tiếp đến, trang Doanh Nghiệp Tiếp Thị thông tin thêm trong bài đăng "Đừng TỰ TI khi là người ÍT NÓI: Bạn chính là "thỏi nam châm bí ẩn" sở hữu 5 ưu điểm mà bất cứ ai cũng đang thèm khát". Cụ thể như sau:

Bên cạnh những người thích sự ồn ào, sôi nổi, những bữa tiệc hoành tráng và bầu không khí náo nhiệt thì lại có những người trầm lặng, họ thích sự yên tĩnh và sâu lắng.

Chúng ta thường quy cho họ cái tên người ít nói, nhút nhát, giao tiếp kém. Nhưng sự thật có đúng như điều ta thường nghĩ?

1. Người ít nói là người giao tiếp giỏi

Khi nhắc đến giao tiếp giỏi ắt hẳn trong chúng ta sẽ nghĩ đến một người nói nhiều hoặc ít nhất là biết bắt chuyện, biết làm quen với những người xung quanh.

Người ít nói không phải là người không biết cách giao tiếp mà họ biết nói đúng lúc, đúng chỗ. Bởi đôi khi im lặng không nói gì mới là thứ âm thanh có sức tấn công mạnh mẽ nhất. Người ít nói sẽ dùng nhiều thời gian để suy ngẫm, để quan sát người khác hơn, có thời gian để làm việc, trở thành một người trong cuộc sáng suốt.

Đấy cũng là lý do tại sao khi người ta nói thì họ có sự đầu tư vô cùng lớn, nói làm sao cho hay và nói làm sao để truyền đạt hết những gì mình muốn bày tỏ đến với người nghe.

2. Người ít nói hiếm khi nặng lời với những người khác

Người ít nói hiếm khi to tiếng, có những hành động thái quá hay làm tổn thương người khác. Bạn sẽ khó thấy được cảnh một người bạn ít nói của mình ăn nói cuống cuồng, một nhân viên trầm tính ca vãn về sếp. Điều đó đơn giản là vì họ không "doạ nạt" những người xung quanh mà cố gắng để mọi chuyện nhẹ nhàng nhất có thể.

Người ít nói là bậc thầy của sự lắng nghe

3. Người ít nói là bậc thầy của sự lắng nghe

Người ít nói có khả năng làm đối phương thỏa mãn là được nói và ít phải nghe hơn, sẽ thích làm sao khi họ hỏi lại những thông tin mình vừa kể. Ở đây lắng nghe không hẳn là đồng cảm. Bởi vì lắng nghe bao hàm với tất cả các đối tượng và không nhất thiết phải là những người thân thuộc với mình hay với những vấn đề nóng hổi, mà đơn giản họ chỉ là người đứng đó lắng nghe mà không phán xét người nói.

Bạn thấy thế nào khi một ngày bạn biết rằng người kia nhớ những chi tiết trong câu chuyện tầm phào mà chính bạn nhiều khi còn không nhớ là mình đã kể ra? Vậy nên người ít nói là bậc thầy của sự lắng nghe, là người giao tiếp cực kỳ giỏi.

4. Người ít nói rất chăm chỉ và sống nội tâm

Ở một khía cạnh nào đó, người ít nói sẽ không thích chia sẻ quá nhiều về những câu chuyện bản thân và cũng không thích có bạn mới. Vì vậy, họ dành hết tâm huyết cho những gì ở quá khứ và hiện tại: công việc, gia đình, bạn thân, người cũ...

Rời xa những bữa tiệc hay các cuộc vui chơi ồn ào, người ít nói lao đầu vào công việc rồi kết thúc một ngày trong ngôi nhà quen thuộc. Với họ, cuộc sống bình yên, không ồn ào chính là điểm tựa vững chắc không có gì thay đổi được.

5. Người ít nói cô đơn và biến cô đơn thành điểm mạnh

Albert Einstein- nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại từng nói, "Sự buồn tẻ và cô đơn của một cuộc sống thinh lặng kích thích một tinh thần sáng tạo".

Trong cuộc sống hối hả, những người ít nói dễ bị quên lãng. Nhưng những người được nhớ đến cũng không ít, họ là biên kịch, nghệ sĩ, nhạc sĩ và những người có suy nghĩ sáng tạo, tìm ra nguồn cảm hứng từ chính một thứ và duy nhất một thứ: sự cô đơn.