Bộ Công an đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe theo thang 12

Giấy phép lái xe có 12 điểm, nếu tài xế vi phạm bị trừ hết số điểm này sẽ phải học lại kiến thức an toàn giao thông, theo đề xuất của Bộ Công an.

Báo VnExpress đã có bài viết nhan đề: "Bộ Công an đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe theo thang 12". Nội dung cụ thể như sau:

Đề xuất trừ điểm giấy phép lái xe v;i ph;ạm là điểm mới trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ tháng 4/2024, so với dự thảo được Bộ Công an trình Quốc hội cuối năm 2023. Vấn đề này được nghiên cứu từ kinh nghiệm nhiều nước như Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc...

Theo dự thảo, mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, được lưu trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Tài xế v;i ph;ạm sẽ bị trừ điểm. Số điểm cụ thể bị trừ tương ứng với từng trường hợp v;i ph;ạm và sẽ do Chính phủ quy định chi tiết.

Dữ liệu trừ điểm được cập nhật trên hệ thống dữ liệu ngay khi hình thức xử ph;ạt có hiệu lực. Người lái xe được thông báo nội dung này.

Nếu giấy phép lái xe chưa bị trừ hết 12 điểm và tài xế không bị trừ điểm thêm lần nào trong 12 tháng gần nhất, sẽ được phục hồi đủ số điểm.

Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, tài xế phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Cục CSGT tổ chức. Khi học xong, đạt kết quả thì bằng lái được phục hồi đủ 12 điểm.

Giấy phép lái xe mới đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm trước khi đổi. Chính phủ sẽ quy định trình tự, thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Giấy phép lái xe hạng A1. Ảnh: Nguyên Phong

'Trừ điểm sẽ giúp lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn'

Tình trạng v;i ph;ạm giao thông tại Việt Nam trong thời gian qua diễn ra phổ biến, theo Bộ Công an, là do ý thức tài xế kém, văn hóa giao thông chưa hình thành rõ nét. Trung bình mỗi năm, CSGT xử lý hơn 3 triệu trường hợp v;i ph;ạm, tước giấy phép lái xe hơn nửa triệu trường hợp.

t;ai n;ạn giao thông tuy giảm nhưng ở mức cao, nhiều vụ làm chết, bị thương nhiều người. Nguyên nhân chủ yếu là lỗi của tài xế không chấp hành quy định.

Trong khi đó, việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe còn nhiều bất cập, chưa phù hợp, chưa sát thực tế, một số công đoạn còn dễ dãi. Không ít học viên sau khi được cấp bằng lái nhưng không đủ tự tin để lái ôtô ra đường, kỹ năng kém, không nắm được pháp luật, nhất là quy tắc tham gia giao thông. Việc quản lý người lái xe sau khi được sát hạch, cấp giấy phép lái xe đang bị buông lỏng nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu, cơ quan soạn thảo nêu.

Theo quy định hiện hành, nếu tài xế v;i ph;ạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 24 tháng. Trung bình mỗi năm, có hơn 500.000 trường hợp bị tước bằng lái, khiến tài xế không được điều khiển phương tiện, gây ảnh hưởng đến đi lại, sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân.

Việc tước bằng lái cũng đang thực hiện thủ công nên nhiều người v;i ph;ạm bỏ giấy phép không đến lấy. "Mỗi lần bị trừ điểm như là tiếng chuông cảnh báo giúp lái xe chấp hành pháp luật tốt hơn", Bộ Công an nêu quan điểm.

Cơ quan soạn thảo cam kết, thủ tục trừ và phục hồi điểm giấy phép lái xe sẽ được tiến hành đơn giản, không phiền hà cho người v;i ph;ạm. Hệ thống dữ liệu tự động trừ điểm người v;i ph;ạm, nên họ không cần gặp trực tiếp cơ quan chức năng, tránh phát sinh tiêu cực.

CSGT xử ph;ạt người v;i ph;ạm ở Hà Nội. Ảnh: Gia Chính

Tương tự hình thức 'bấm lỗ'

Ý tưởng trừ điểm bằng lái người v;i ph;ạm từng được Bộ Công an áp dụng lần đầu năm 2003, bằng hình thức "bấm lỗ". Giấy phép lái xe bị đánh dấu hai lần thì tài xế phải thi lại Luật Giao thông đường bộ khi đổi bằng lái; nếu bị đánh dấu ba lần, giấy phép lái xe hết giá trị sử dụng, tài xế phải thi lại cả lý thuyết và thực hành để được cấp giấy phép mới.

Sau 4 năm thực hiện, quy định này bị bãi bỏ. Bộ Công an cho rằng việc bấm lỗ trên giấy phép lái xe không thể hiện thời điểm v;i ph;ạm, bằng lái lem nhem thiếu thẩm mỹ. Ngoài ra việc bấm lỗ dễ phát sinh tiêu cực khi lái xe bị bấm lỗ nhiều thì tìm mọi cách "chạy" bằng lái mới.

Đầu năm 2020, khi lần đầu dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an nêu ý tưởng mỗi giấy phép lái xe có 12 điểm, tương ứng với 12 tháng và tài xế bị trừ điểm trên hệ thống mỗi khi v;i ph;ạm.

Tuy nhiên, tại dự thảo trình Quốc hội cuối năm 2023, Bộ Công an bỏ đề xuất này. Nhưng nhiều đại biểu cho rằng cần bổ sung quy định trừ điểm bằng lái. Thượng tọa Thích Đức Thiện (Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam) dẫn chứng, lúc ông lấy bằng lái xe ở bang California (Mỹ), họ cũng áp dụng quy định tài xế v;i ph;ạm sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ phạm lỗi. Khi giấy phép lái xe bị trừ hết điểm sẽ bị thu hồi và bị ph;ạt hành chính. "Cần phải có quy định trừ điểm bằng lái xe trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ", ông Thiện nêu quan điểm hồi tháng 11/2023.

Báo Dân trí trước đó cũng đã có bài viết nhan đề: "Trừ điểm giấy phép lái xe được đề xuất thực hiện như thế nào?". Nội dung cụ thể như sau:

Điểm của giấy phép lái xe là nội dung được quy định riêng trong một điều của dự thảo Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ. Dự thảo luật này vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024.

Theo đó, dự thảo luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ nêu rõ điểm giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe.

Giấy phép lái xe gồm 12 điểm.

Dự thảo luật quy định người lái xe có hành vi v;i ph;ạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị trừ điểm giấy phép lái xe.

Ảnh minh họa: Ngọc Tân.

Dữ liệu về điểm trừ đối với người v;i ph;ạm sẽ được cập nhật về hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi hình thức xử ph;ạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.

Giấy phép lái xe được phục hồi đủ 12 điểm trong trường hợp chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ lần bị trừ điểm gần nhất.

Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người được cấp giấy phép lái xe phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức theo quy định của Bộ trưởng Công an.

Nếu có kết quả đạt yêu cầu, lái xe mới được phục hồi đủ 12 điểm trong bằng lái.

Theo đề xuất của Chính phủ, giấy phép lái xe mới đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước đó.

Người có thẩm quyền xử ph;ạt v;i ph;ạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe. Quy định trình tự, thủ tục trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, được giao cho Chính phủ.

Cơ quan thẩm tra luật là Ủy ban Quốc phòng - An ninh cũng cho rằng quy định trừ điểm giấy phép lái xe là cần thiết.

Đây là quy định một số nước như Trung Quốc, Đức, Singapore, Nhật Bản… đang thực hiện. Cơ quan thẩm tra nhìn nhận việc trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý Nhà nước văn minh, hiện đại để quản lý quá trình chấp hành luật của lái xe thay vì quản lý từng hành vi đơn lẻ.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy mỗi năm, cơ quan chức năng tước có thời hạn trên 500.000 giấy phép lái xe.

Theo Ủy ban Quốc phòng - An ninh, khi bị tước, người lái xe không được phép điều khiển phương tiện, dẫn đến tác động không nhỏ đến các hoạt động đi lại, sản xuất kinh doanh, đời sống hàng ngày của người dân.

Ngoài ra, việc tước giấy phép lái xe đang thực hiện thủ công, nhiều người v;i ph;ạm bỏ giấy phép không đến lấy, tồn đọng nhiều giấy phép lái xe tại cơ quan xử ph;ạt, dẫn đến lãng phí, tăng chi phí, nguồn lực quản lý, nhưng vẫn chưa quản lý được quá trình chấp hành pháp luật của người lái xe.

Trong khi đó, với quy định trừ điểm, nếu giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm, người lái xe tiếp tục được điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.

Cơ quan thẩm tra giao Chính phủ ban hành quy định cụ thể mức trừ điểm với các hành vi v;i ph;ạm để không trùng lặp, chồng chéo với hình thức xử ph;ạt v;i ph;ạm hành chính.

Chính phủ cũng được giao xác định rõ v;i ph;ạm với tính chất, mức độ nào thì bị trừ thay vì trừ điểm đối với tất cả hành vi v;i ph;ạm.