Giá vàng miếng SJC giảm đột ngột, người mua lỗ nặng

Giá vàng miếng SJC tăng phi mã rồi đột ngột giảm sâu khiến người mua lỗ nặng. Trên thị trường ngoại hối, USD trong ngân hàng tăng mạnh.

Báo Dân trí đã có bài viết nhan đề: "Gi;á vàng miếng SJC giảm đột ngột, người mu;a l;ỗ nặng". Nội dung cụ thể như sau:

Người mu;a l;ỗ gần 4 triệu đồng sau một ngày nếu mu;a vàng miếng

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/4, gi;á vàng miếng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm 400.000 đồng cả hai chiều, tương ứng mức giao dịch 81,7-83,7 triệu đồng/lượng (mu;a - b;án ).

Trước đó, vào phiên sáng, có thời điểm mặt hàng này từng tăng mạnh, lên 85,5 triệu đồng/lượng chiều b;án ra, xác lập đỉnh gi;á lịch sử cao nhất từ trước đến nay.

Như vậy, nếu nhà đầu tư lỡ "đu đỉnh" vàng miếng ở thời điểm gi;á cao thì đang l;ỗ tới 3,8 triệu đồng/lượng, tương ứng mức l;ỗ hơn 4% chỉ trong một ngày.

Ngược chiều vàng miếng, vàng nhẫn vẫn giữ đà tăng, song mức tăng không lớn, kết ngày hôm qua được doanh nghiệp niêm yết tại 74,7-76,6 triệu đồng/lượng (mu;a - b;án ). Trong phiên hôm qua, có thời điểm mặt hàng này đạt 75-76,9 triệu đồng/lượng (mu;a - b;án ).

Trên thị trường quốc tế, gi;á vàng đạt 2.388,5 USD/ounce, tăng 7 USD so với trước đó. Với mức gi;á này, gi;á vàng thế giới quy đổi theo tỷ gi;á chưa bao gồm thuế, phí sẽ tương đương khoảng 73,4 triệu đồng/lượng.

Như vậy, gi;á vàng thế giới đang thấp hơn vàng nhẫn trong nước gần 5 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng miếng SJC khoảng 12-13 triệu đồng/lượng tùy từng thời điểm.

Căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel đang thúc đẩy các nhà kinh tế đổ xô vào thị trường vàng. Nhu cầu vàng vẫn đang rất mạnh và không thấy bất kỳ dấu hiệu giảm nhu cầu nào đối với kim loại quý này. Chưa kể, gi;á vàng thế giới vẫn còn dư địa tăng trước nhu cầu về vàng từ châu Á.

Gi;á vàng khó đoán (Ảnh: Tiến Tuấn).

USD ngân hàng lên kịch trần

USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện đạt 106,34 điểm, tăng 4,8% từ đầu năm.

Kết thúc ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ gi;á trung tâm tại 24.141 đồng, tăng mạnh 45 đồng so với phiên liền trước đó. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép mu;a b;án USD trong vùng 22.934-25.348 đồng.

Tại các ngân hàng, gi;á USD hôm qua được nâng lên mức kịch trần. Ngân hàng lớn nâng gi;á mu;a b;án USD lên 24.978-25.348 đồng (mu;a - b;án ), tăng 48 đồng so với trước đó. Ngân hàng thương mại cũng tăng gi;á USD lên mức kịch trần 25.000-25.348 đồng (mu;a - b;án ).

Tính từ đầu năm, gi;á USD ngân hàng đã tăng gần 850-950 đồng, tương đương mức tăng 3,8-4%.

gi;á mu;a b;án USD tại các điểm thu đổi ngoại tệ neo quanh 25.470-25.600 đồng, tăng 20 đồng mỗi chiều so với hôm qua. Theo đó, chênh lệch giữa gi;á USD ngân hàng và thị trường tự do hiện dao động 250-500 đồng/USD.

Báo An ninh tiền tệ cũng có bài viết tương tự với nhan đề: "gi;á vàng SJC, vàng nhẫn biến động thất thường, người mu;a "sốc" vì l;ỗ 4 triệu đồng/lượng sau 1 ngày". Nội dung cụ thể như sau:

Chỉ sau một ngày, người mu;a vàng có thể bị l;ỗ đến 4 triệu đồng/lượng.

Bất chấp việc gi;á vàng biến động mạnh và đắt chưa từng có, nhu cầu đầu tư vàng trong thời gian gần đây vẫn tăng mạnh. Có thể thấy tại các cửa hiệu lớn nhỏ, lượng người đến mu;a, b;án vàng sôi động và thậm chí phải xếp hàng khá lâu mới có thể giao dịch. Nhiều cửa hàng đã phải hạn chế lượng vàng b;án ra cho mỗi người do nhu cầu mu;a tăng quá mạnh.

Trong khi đó, gi;á vàng trong nước những ngày qua biến động dữ dội và gây nhiều bất ngờ. Có nhiều thời điểm, mặc dù gi;á vàng thế giới hồi phục, gi;á vàng trong nước lại quay đầu lao dốc, hoặc ngược lại. Đặc biệt trong cùng 1 phiên, gi;á vàng nhẫn và vàng SJC đều có thể đảo chiều tăng/giảm liên tục hàng trăm nghìn đồng đến hàng triệu đồng mỗi lượng.

Đáng lưu ý, chênh lệch gi;á mu;a – gi;á b;án vàng nhẫn trơn đã được nới rộng lên khoảng 2 triệu đồng/lượng trong khoảng 2 tuần trở lại đây, thay vì mức thông thường là 1 triệu đồng/lượng. Cùng với việc gi;á vàng SJC lẫn vàng nhẫn đều biến động mạnh trong cùng 1 ngày, liên tục đảo chiều hàng triệu đồng thì rủi ro với người lướt sóng vàng là rất lớn, có thể l;ỗ đến 4 triệu đồng/lượng trong 1 phiên.

Chẳng hạn, nếu bạn mu;a vàng miếng SJC vào đúng đỉnh gi;á hôm qua (15/4) khoảng 85,5 triệu đồng/lượng thì b;án ra cuối ngay 16/4 sẽ chỉ được khoảng 81,7 triệu đồng/lượng, tức l;ỗ 3,8 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, ghi nhận trưa ngày 15/4, một số cửa hàng đã nâng gi;á vàng miếng SJC lên 83,5-85,5 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên sang ngày 16/4, loại vàng này đã quay đầu lao dốc và giảm xuống còn 81,7-83,7 triệu đồng/lượng.

Tương tự, gi;á vàng nhẫn trơn 24k cũng đang điều chỉnh khá mạnh tại nhiều thương hiệu. Chẳng hạn như tại DOJI, gi;á vàng nhẫn hôm 10/4 lập đỉnh 76,8-78,6 triệu đồng/lượng, sau đó giảm dần, đến hôm 15/4 còn 75,55 – 77,55 triệu đồng/lượng, và ngày 16/4 có thời điểm rớt xuống 74,6-75,8 triệu đồng/lượng. Như vậy, người "đu đỉnh" hôm 10/4 mà b;án ra thời điểm này có thể bị l;ỗ 4 triệu đồng/lượng.

Thế nhưng thực tế, trong khi có người "ăn không ngon, ngủ không yên" vì vàng liên tục biến động thì cũng có những người tin rằng "chưa b;án thì chưa l;ỗ" vì vàng sẽ còn tăng trong thời gian tới. Mối quan tâm của nhà đầu tư với gi;á vàng thế giới cũng nhiều hơn trước vì có tác động đáng kể và xác lập xu hướng cho gi;á vàng trong nước. Tuy vậy, chênh lệch gi;á vàng thế giới và trong nước vẫn khá lớn và không phải lúc nào cũng diễn biến đồng pha.

Hiện gi;á vàng giao ngay trên thị trường quốc tế khoảng 2.390 USD/ounce, đã hồi phục đáng kể sau khi rơi xuống 2.332 USD/ounce vào cuối tuần trước. Với mức gi;á này, gi;á vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí) tương đương khoảng 73 triệu đồng/lượng. Như vậy, gi;á vàng thế giới đang thấp hơn vàng nhẫn trong nước gần 4 triệu đồng/lượng và thấp hơn vàng miếng SJC gần 11 triệu đồng/lượng.

Hiện các cơ quan quản lý đã bắt đầu có những động thái để điều chỉnh chênh lệch gi;á vàng trong nước và quốc tế. Ngày hôm qua (15/4), Ngân hàng Nhà nước thông tin cho biết sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng ngay trong tuần này (15-19/4) tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối, nhằm tăng cung vàng cho thị trường. Đây là lần đầu tiên trong vòng 11 năm, Ngân hàng Nhà nước quay trở lại với tổ chức đấu thầu vàng miếng.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, đấu thầu vàng miếng có thể có tác động tâm lý trong ngắn hạn, không phải là giải pháp căn cơ cho vấn đề chênh lệch gi;á hiện nay. Theo TS, Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho biết, từ khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP ra đời đến nay, nguồn cung vàng bị cắt đứt, doanh nghiệp không được phép nhập khẩu vàng, trong khi nhu cầu trong nước vẫn cao dẫn đến mất cân bằng cung cầu. Để bù đắp lại sự mất cân bằng đó thì một là buôn lậu, hai là tăng gi;á vàng trong nước lên.

Chênh lệch giữa gi;á vàng SJC và gi;á vàng thương hiệu khác cùng chất lượng cũng rất lớn. "Trên thế giới chỉ còn mỗi Việt Nam là Ngân hàng Trung ương độc quyền xuất nhập khẩu vàng miếng. Vậy thì xoá bỏ sự độc quyền đó đi", ông Nghĩa nói.

Bình luận về việc NHNN chuẩn bị đấu thầu vàng miếng trở lại, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng đây chỉ là giải pháp có thể tạo ra tác động tâm lý trong ngắn hạn, xoá bỏ chênh lệch vàng trong nước và vàng thế giới cần biện pháp thương mại, đó là giải pháp căn cơ và theo thông lệ quốc tế. Tức sẽ cho phép các công ty đủ điều kiện được quyền xuất nhập khẩu vàng, dùng thuế, hải quan điện tử để quản lý.