Giá vàng hôm nay (26/4): Vàng nhẫn giảm

Giá vàng hôm nay (26/4): Vàng nhẫn giảm xuống quanh mức 73,6-75,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Sáng 26/4, Saostar đăng tải bài viết "Giá vàng hôm nay (26/4): Vàng nhẫn giảm" có nội dung như sau:

Giá vàng trong nước hôm nay (26/4)

Đối với vàng SJC: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 82,00 – 84,30 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 81,80 - 84,00 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Vàng SJC tại hệ thống Bảo Tín Minh Châu là 82,4 – 84,3 triệu đồng/lượng.

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 73 - 74,7 triệu đồng/lượng.

Ảnh minh họa

Đối với vàng nhẫn: Giá vàng nhẫn trong phiên 25/4, cũng đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước đó. Cụ thể, giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 73,62 – 75,32 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 160.000 đồng/lượng chiều mua và giảm 230.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước đó.

Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn DOJI tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 73,8 – 76,45 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua, nhưng tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước đó. 

Giá vàng thế giới hôm nay (26/4)

Giá vàng thế giới quay đầu tăng với vàng giao ngay tăng 16,5 USD lên 2.331,7 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.344,5 USD/ounce, tăng 15,5 USD so với rạng sáng qua.

Tiếp đến, báo Thanh Niên cập nhật thêm thông tin trong bài đăng "". Cụ thể như sau:

3 phiên đấu thầu vàng thì có đến 2 phiên bị h.ủy và 1 phiên ế ẩm... Thị trường vàng miếng thiếu nguồn cung, nhưng các phiên đấu thầu vàng không thành công cho thấy giải pháp này chưa hiệu quả.

Giá gọi thầu cao hơn giá thị trường cả triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo h.ủy phiên đấu thầu vàng sáng qua (25/4) do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu. Như vậy, trong 3 phiên đấu thầu vàng công bố, có tới 2 phiên bị h.ủy. Phiên đấu thầu đầu tiên h.ủy do không đủ số doanh nghiệp (DN) đăng ký dự thầu. Phiên đấu thầu thứ 2 ế ẩm khi 2 thành viên trúng thầu với khối lượng chỉ 3.400 lượng, đạt 20% khối lượng đấu thầu 16.800 lượng. Còn phiên thứ 3 như nói trên, cũng bị h.ủy.

Giá vàng tăng sau phiên đấu thầu bị h.ủy

NGỌC THẮNG

Trước đó, NHNN thông báo đấu thầu 16.800 lượng vàng thứ 3 vào sáng 25.4. Tỷ lệ đặt cọc là 10%, khối lượng đấu thầu tối thiểu của một thành viên là 1.400 lượng, tối đa là 2.000 lượng, giá tính đặt cọc 82,3 triệu đồng/lượng. Mức giá đặt cọc lần này cao hơn trước đó 500.000 đồng/lượng.

Được biết, giá phát thầu sáng 25.4 đưa ra là 82,76 triệu đồng/lượng, cao hơn giá mua vàng của các đơn vị trên thị trường cùng thời điểm 1,2 triệu đồng/lượng. Giá mua vào của các đơn vị kinh doanh vàng hôm qua chỉ quanh mức 81,7 triệu đồng/lượng, bán ra 84 triệu đồng/lượng. Sau khi NHNN công bố hủy đấu thầu vàng, giá vàng miếng tăng thêm 300.000 đồng mỗi lượng, lên 82 triệu đồng chiều mua vào, bán ra 84,3 triệu đồng. Giá vàng thế giới tăng thêm 17 USD/ounce so với buổi sáng, lên 2.327 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC hiện đắt hơn thế giới 12,76 triệu đồng/lượng.

Một chuyên gia có hơn 40 năm trên thị trường vàng ngao ngán với thông báo hủ.y phiên đấu thầu thứ 3. Theo vị này, NHNN công bố 3 phiên đấu thầu thì có 2 phiên h.ủy, 1 phiên với khối lượng khớp lèo tèo. "Mức giá 82,76 triệu đồng/lượng thì mua vào là r.ủi r.o cao. NHNN không công bố cơ sở đưa ra giá đấu thầu nên cũng không hiểu sao có mức giá này?", vị này đặt câu hỏi và phân tích, tại thời điểm đấu thầu, giá kim loại quý trên thị trường quốc tế ở mức 2.310 USD/ounce, ngang bằng với phiên đấu thầu ngày 23.4 mà 2 đơn vị trúng thầu với giá 81,32 - 81,33 triệu đồng/lượng. Thế nhưng mức giá phát thầu ngày 25.4 lên 82,76 triệu đồng/lượng, cao hơn giá trúng thầu đợt 2 lên đến 1,44 triệu đồng/lượng.

"Nếu giá đưa ra đấu thầu ở mức cao hơn giá mua của các đơn vị kinh doanh trên thị trường, cộng thêm khối lượng tối thiểu ở mức cao, lên 1.400 lượng thì những phiên đấu thầu tới, khả năng hủy thầu cũng rất cao. Do đó, để thật sự tăng nguồn cung vàng cho thị trường, NHNN nên điều chỉnh giá vàng đấu thầu xuống bằng giá mua của các đơn vị kinh doanh hoặc thấp hơn một chút. Giá vàng trong nước đang cao hơn quốc tế khoảng 400 USD/ounce, nên dù giá thế giới có biến động mạnh 100 USD/ounce thì cũng không bị lỗ khi đấu thầu vàng. Mục tiêu cung vàng ra thị trường là để giá vàng trong nước và quốc tế rút ngắn mức đắt đỏ. Do đó giá đấu thầu cần phải hợp lý để thị trường có thể chạy theo một cách hợp lý", vị này nói.

Cần xem lại giá đấu thầu

Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, đấu thầu vàng miếng được xem là để tăng cung cho thị trường, giúp kéo chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới xuống thấp hơn; nhưng các DN lại thờ ơ, không quan tâm. Vậy liệu có còn ai quan tâm đợt đấu thầu tiếp theo nữa hay không? "Các đơn vị tham gia đấu thầu sẽ tính toán mua vào một khối lượng vàng với giá cụ thể thì mục tiêu của họ là phải bán ra có lời. Nếu khối lượng quá nhiều thì thời gian bán ra càng dài sẽ có nhiều r.ủi r.o khi giá vàng thế giới đang biến động khó lường. Hơn nữa, giá đấu thầu vàng miếng của NHNN công bố cũng không thấp hơn giá giao dịch trên thị trường. Chính vì vậy, động lực để các công ty kinh doanh mua vào và bán ra kiếm lợi nhuận là không có, nên họ vẫn chờ đợi và không xuống tiền mua vào", ông Hiếu nhận định.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới, cũng khẳng định, giá đưa ra đấu thầu vàng cao nên thành viên không tham gia. Nếu không có sự thay đổi về giá đấu thầu cũng như điều chỉnh khối lượng thì khó có thể thành công trong mục tiêu tăng nguồn cung vàng ra thị trường. "Quan sát giá vàng trên thị trường trước phiên đấu thầu, giá mua vào giảm xuống dưới 80 triệu đồng/lượng; nhưng từ thời điểm đấu thầu đến nay, giá không ngừng biến động vài triệu đồng mỗi lượng. Thị trường đang quan sát giá đấu thầu bao nhiêu và từ đó có mức điều chỉnh phù hợp. Những người đang nắm giữ vàng hiện nay chưa vội bán, và nếu bán thì cũng mong bán giá cao, bởi giá đấu thầu đưa ra không hề thấp", ông Trọng nói, và cho rằng với những phiên đấu thầu liên tục bị hủy thì khó có thể kéo giá vàng giảm khi nguồn cung vàng trên thị trường chưa được đáp ứng. Nếu có lộ trình kéo giá vàng thì những người đang nắm giữ vàng hiện nay sẽ bán lượng vàng nắm giữ ra.

Thêm vào đó, cho phép một số DN nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Trong trường hợp thị trường dịch chuyển từ vàng miếng sang vàng nữ trang thì cũng giảm áp lực vàng miếng trên thị trường. Về lâu dài, cần sửa hay thay đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng; từ đó xóa bỏ độc quyền, cho phép các đơn vị được nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Ông Nguyễn Trí Hiếu đề xuất phải đưa ra giá khởi điểm đấu thầu thấp hơn nữa. Ví dụ trong khi SJC đang mua vào 82 triệu đồng/lượng và bán ra xoay quanh 84 triệu đồng/lượng thì giá đấu thầu khởi điểm của NHNN chỉ nên ở mức khoảng 80 triệu đồng/lượng. Khi đó mới có thể thu hút được sự quan tâm của các DN. Với mức giá 80 triệu đồng/lượng thì vàng miếng trong nước vẫn đang cao hơn thế giới rất nhiều nên không thể nói rằng NHNN chịu lỗ. Đồng thời, NHNN nên xem xét giảm khối lượng tối thiểu để đấu thầu xuống còn khoảng 1.000 lượng.

Về dài hạn, cần thiết phải xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng của nhà nước và cho phép một số DN nhập khẩu vàng. Từ đó nguồn cung cho thị trường VN sẽ nhiều hơn theo nhu cầu của thị trường. Như vậy giá vàng trong nước sẽ rút ngắn mức chênh lệch, tiến gần sát với giá thế giới hơn. Nếu không cho phép nhập khẩu thì thị trường VN vẫn không thể liên thông với thế giới và giá vàng miếng SJC vẫn cứ mãi "một mình một chợ", không thể về sát với giá quốc tế như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.