Chưa kịp thay váy cưới, tôi đã bị mẹ chồng bắt rửa 10 mâm bát

Ngày đầu về nhà chồng, chưa kịp thay váy cưới, cũng chưa ăn uống gì, tôi đã bị mẹ chồng giục ra dọn dẹp và rửa 10 mâm bát đĩa mà những người đón dâu vừa ăn.

Báo VOV ngày 22/04/2024 đưa thông tin với tiêu đề: "Chưa kịp thay váy cưới, tôi đã bị mẹ chồng bắt rửa 10 mâm bát". Với nội dung như sau: 

Quê chồng tôi và quê tôi ở cách xa nhau, nên sau khi đón dâu về, vẫn còn khoảng 10 mâm cỗ dành cho những người vừa đi đón dâu về ăn trưa. Khi khách khứa vừa về hết, tôi lên phòng chưa kịp thay chiếc váy cưới, đã nghe thấy tiếng mẹ chồng gọi giục thay đồ nhanh để xuống dọn dẹp. Buổi trưa mải tiếp khách, vợ chồng tôi cũng chưa kịp ăn uống gì, chồng tôi uống vài chén rượu với khách nên khi vừa về phòng đã nằm ngủ li bì. Còn mình tôi phải vội vàng xuống dọn dẹp cùng nhà chồng.

Quê chồng tôi từ việc làm cỗ đến rửa bát đều là họ hàng, làng xóm làm giúp chứ không thuê người làm. Cỗ bàn kéo dài mấy ngày, đến khi đón dâu về, mọi việc xong xuôi mọi người đều mệt mỏi, ai về nhà nấy nghỉ ngơi. Còn lại bố mẹ chồng, cô em chồng tôi và mấy cô bác ruột nhà chồng. Lúc ấy còn khoảng 10 mâm bát vừa ăn xong chưa ai rửa, mẹ chồng lập tức gọi tôi rửa chỗ bát đó. Những người còn lại cũng mỗi người 1 việc quét dọn, xong việc thì ngồi nghỉ ngơi, chỉ có 1 mình tôi ôm chục mâm bát ngổn ngang. Ở nhà, tôi chưa từng phải rửa bát nhiều thế này, nếu có cỗ bàn cũng là mọi người cùng rửa, cùng dọn. Đang loay hoay với đống bát đũa, thì cô em chồng tôi đi qua gọi với bảo: "Chị rửa dần cho quen, nhà mình hay có truyền thống thử thách dâu mới bằng việc rửa bát. Sau này giỗ tết, cỗ bàn cũng nhiều, từng này vẫn chưa là gì chị ạ". 

Tôi nghe đến đó mà sốc. Công việc mấy ngày liền, ai cũng mệt và tôi cũng thế. Lúc ấy tôi vừa rửa bát, vừa chảy nước mắt, nghẹn ngào vì tủi thân. Ở nhà, mẹ lúc nào cũng lo, hỏi con gái làm có mệt, có vất vả hay không, nếu hôm nay ở nhà, chắc chắn mẹ tôi sẽ bảo tôi đi nghỉ, ăn gì đó, ngủ một giấc thật thoải mái, còn về nhà chồng lại khác hoàn toàn. Không ai hỏi tôi có đói không, có mệt không? Chỉ nghĩ đến đó thôi tôi đã thấy tủi thân mà nước mắt lăn dài...

Tiếp đến, báo Vietnamnet ngày 27/02/2018  cũng có bài đăng liên quan với thông tin: Nàng dâu Nam Định bên chục mâm bát đĩa cạnh bờ ao gây chú ý. Nội dung được đưa như sau:

Chị Tâm Đan cho biết, những mâm bát đĩa ngổn ngang là trong đám cưới cháu gái chồng chị. Sau khi ăn uống xong, mọi người tranh thủ đi đưa dâu nên bê mâm ra đó để chị rửa.

Mới đây, độc giả mạng chia sẻ hình ảnh về cảnh một người phụ nữ đang ngồi cạnh hàng chục mâm bát đũa ngổn ngang cạnh bờ ao. Kèm theo hình ảnh trên là dòng chia sẻ: "Dâu trưởng chốn thiên đường". 

{keywords}
Hình ảnh người phụ nữ bên chồng bát đũa ngổn ngang cạnh bờ ao gây chú ý.

Sau khi chia sẻ, hình ảnh trên nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều chị em. Nhiều người cho biết họ rất đồng cảm với hoàn cảnh của người phụ nữ trên.  

Một số khác lại cho rằng, có thể người phụ nữ này đang "trêu" mọi người, bởi vì nhìn váy áo và cách tạo dáng đó thì chắc là sẽ không phải rửa bát một mình.

{keywords}
Chị Nguyễn Thị Tâm Đan, (SN 1984, quê Sơn La) cho biết mình chính là nhân vật chính trong những bức ảnh trên.

Sáng 27/2, trao đổi với VietNamNet - chị Nguyễn Thị Tâm Đan, (SN 1984, quê Sơn La) cho biết mình chính là nhân vật chính trong những bức ảnh trên.

Chị Tâm Đan cho hay, những mâm bát đũa ngổn ngang trên là trong đám cưới cháu gái chồng chị ngày 25/2 vừa qua.

“Hôm đó, sau khi ăn uống xong xuôi, mọi người tranh thủ đi đưa dâu nên bê mâm ra đó để tôi dọn dẹp và rửa. Khi tôi làm được một lúc thì may có một cháu gái nữa cũng ra giúp rửa cùng. Bình thường những chuyện như thế này không hề lạ lẫm với tôi, tuy nhiên có thể hôm đó tôi mặc một bộ đồ đẹp nên mọi người mới để ý”, chị Tâm Đan nói.

{keywords}
Mâm cỗ cưới đang được mọi người chia phần. Ảnh nhân vật cung cấp.

Chị Tâm Đan cũng cho biết, chị quê ở Sơn La nhưng lấy chồng về Giao Thủy, Nam định đã được gần 13 năm. Từ ngày về làm dâu, chị đã rất bất ngờ vì cảnh ăn cỗ ở quê chồng. Sau khi có cỗ, mọi người tập trung ăn uống, lấy phần mang về. Đến khi dọn dẹp, rửa bát thì mọi người lại lảng đi hết. 

"Ngày trước thấy cảnh như thế tôi còn than thở, kể khổ với chồng, giờ thì quen rồi. Tôi là dâu trưởng nên phải làm hết nên lâu dần thì thành quen. Tuy nhiên, nếu được chồng và mọi người chia sẻ, dọn rửa cùng thì cũng vui hơn”, chị Tâm Đan nói.

Tổng hợp