Chồng v;ay t;iền c;á đ;ộ, vợ có phải tr;ả n;ợ?

Pháp luật có quy định cụ thể về các khoản n.ợ chung, n.ợ riêng của vợ chồng trong thời kỳ h.ôn nhân cũng như trách nhiệm trả nợ sau khi l;y h;ôn.

Báo VOV ngày 17/04/2024 đưa thông tin với tiêu đề: Chồng v;ay t;iền c;á đ;ộ, vợ có phải tr;ả n;ợ?". Với nội dung như sau: 

Trong quá trình chung sống thì việc vợ chồng phát sinh các khoản nợ chung hoặc nợ riêng của mỗi người là rất phổ biến. Do đó, pháp luật cũng đã có những quy định để điều chỉnh các vấn đề này.

Về các khoản nợ chung: Các khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, hoặc từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm

Các khoản nợ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Các khoản nợ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Các khoản nợ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình

Các khoản nợ phát sinh từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Các khoản nợ phát sinh từ các nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Đối với các khoản nợ riêng: Các khoản nợ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; Các khoản nợ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, hoặc phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì vẫn được coi là các khoản nợ chung của vợ và chồng; Các khoản nợ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; Các khoản nợ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Thạc sỹ, luật sư Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Công ty Luật Thiện Duyên, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phân tích: Trong trường hợp, người chồng vay tiền nhằm mục đích cá độ bóng đá hay đánh bạc là hành vi trái pháp luật, không phải vì nhu cầu của gia đình. Do đó, nếu giao dịch vay nợ này là do người chồng một mình thực hiện, người vợ không tham gia xác lập thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sẽ được coi là khoản nợ riêng của người chồng và người vợ sẽ không có nghĩa vụ phải trả khoản nợ này.

Khi ly hôn, các nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ chung của vợ và chồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Do đó, sau khi ly hôn thì vợ chồng vẫn có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho người thứ ba.

Trước hết việc giải quyết nghĩa vụ trả nợ chung sẽ dựa trên sự tự do, tự nguyện thỏa thuận giữa vợ, chồng và người thứ ba (bên cho vay). Nếu các bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận và thống nhất được với nhau thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Khi đó, tòa án sẽ xem xét, giải quyết nghĩa vụ trả nợ, cũng như phân chia nghĩa vụ trả nợ cho vợ và chồng theo quy định tại các Điều 27, 37 và 45 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và quy định của Bộ luật dân sự.

"Tùy theo yêu cầu của các bên có liên quan thì việc giải quyết nghĩa vụ trả nợ của vợ, chồng đối với người thứ ba sẽ được giải quyết cùng với vụ việc ly hôn, hoặc cũng có thể được giải quyết bằng một vụ việc độc lập khác" - Luật sư Nguyễn Đức Hùng cho biết.

Tiếp đến, Trang luật sư Dương gia, ngày 05/04/2024 cũng có bài đăng liên quan với thông tin: CChồng vỡ nợ ôm nợ về nhà, vợ có phải trả các khoản nợ đó không?. Nội dung được đưa như sau:

Chồng vỡ nợ, ôm nợ về nhà, vợ có phải trả các khoản nợ đó không? Xác định khoản nợ chung và nợ riêng của vợ chồng? Nghĩa vụ trả nợ riêng của vợ/chồng. Vợ chồng có nghĩa vụ phải thanh toán nợ cho nhau không?

Khi hai người đăng ký kết hôn với nhau thì ngoài phát sinh quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản thì theo đó hai vợ chồng cũng phải có trách nhiệm thực và nghĩa vụ liên đới với nhau như trách nhiệm về các khoản nợ.

1. Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Về nguyên tắc, những tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp tài sản được vợ chồng phân chia, thỏa thuận bằng văn bản trong thời ký hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Tài sản chung của vợ chồng còn là:

– Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp

– Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

–  Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

– Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Thực tế hiện nay nhiều cặp vợ chồng có những tranh chấp với nhau về nghĩa vụ tài sản và nợ đặc biệt là trong đang các cặp vợ chồng đó đang trong thời gian làm thủ tục ly hôn với nhau. Có thể trong trường hợp người chồng vay nợ nhưng người còn lại lại không hề hay biết về khoản vay này nên xả ra nhiều tranh chấp, khoản vay này có thể vay vào mục đích cá nhân riêng của người vợ hoặc người chồng. Việc chứng minh khoản vay được sử dụng vào mục đích gì thực sự rất khó khăn

Theo Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định trách nhiệm liên đới của vợ, chồng như sau:

“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng, ngoại tệ…) hoặc giấy vay tiền không phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình; việc học hành của bọn trẻ; tiền đám cưới, đám ma…

Do đó khoản nợ của vợ hoặc chồng nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho cả gia đình  thì không xác định chủ thể vay có thể là cả vợ và chồng hoặc cũng có thể là vợ hoặc chồng thì vợ và chồng đều có nghĩa vụ trả nợ.

2. Chồng vỡ nợ, ôm nợ về nhà, vợ có phải trả các khoản nợ đó không?

Trường hợp 1.  Mục đích vay tiền KHÔNG đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

Theo quy định tại điều 30 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Tuy nhiên không phải gia đình nào  hoặc người nào cũng có tài sản riêng, vì vậy khi không có đủ điều kiện nêu trên mà một trong hai có quyền đứng ra vay một khoản tiền từ một đối tượng nào đó thì bên kia phải liên đới chịu trách nhiệm.

Trường hợp 2: Việc vay mượn tiền KHÔNG dựa trên căn cứ xác lập đại điện giữa vợ và chồng.

Trong đó, căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng được quy định tại điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014  như sau:

1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.

Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.

Trường hợp 3Trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung nhưng có thỏa thuận khác hoặc luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan quy định khác về nghĩa vụ vay tiền về đại diện trong quan hệ kinh doanh.

Trường hợp 4: KHÔNG thuộc các nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được liệt kê dưới đây:

“1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Với quy định nói trên, nếu chồng bạn vay tiền mà không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình) và cũng  thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên thì người vợ không có nghĩa vụ phải cùng chồng hoặc thay chồng trả tiền cho bên chủ nợ.

Hơn nữa ta cần phải xác định thêm một vấn đề đó là khoản nợ đó được thực hiện với cơ quan tổ chức cá nhân nào. Thường các khoản nợ “đen” thường được vay tại các tổ chức tín dụng đen chứ ít khi vay tại các ngân hàng, bỏi quá trình thực hiện hồ sơ xác minh để được giải ngân khoản vay tại ngân hàng thường phức tạ và tốn nhiều thời gian. Thêm vào đó khi vay tại ngân hàng thì người vay cần phải chứng minh tình trạng hôn nhân của mình và khi đó ngân hàng sẽ phải yêu cầu cả vợ và chồng cùng thực hiện việc kết hợp đồng vay, chứ không giải ngân nhanh và hồ sơ đơn giản như vay ở các cá nhân chuyên cho vay nặng lãi.

Hơn nữa, hoạt động vay nợ tín dụng đen thường với mức lãi suất rất cao, gấp nhiều lần mức trần lãi suất mà pháp luật quy định đối với hoạt động vay nợ nên các giao dịch vay nợ này không được pháp luật công nhận (bị vô hiệu). Theo đó, bên vay không có nghĩa vụ phải trả phần lãi mà hai bên đã thỏa thuận.

Trường hợp chủ nợ gây áp lực, đe dọa để buộc gia đình  phải trả nợ thì người vợ có thể làm một số việc sau để bảo vệ gia đình mình:

– Làm ngay đơn trình báo, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ gửi cơ quan công an nơi bạn cư trú để có biện pháp ngăn chặn. Hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ có thể là: cướp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, đe doa giết người, làm nhục người khác, hủy hoại tài sản…

– Không cam kết hay ký bất kỳ giấy tờ gì do chủ nợ đưa ra.

– Nếu các con còn nhỏ thì có thể thể cho các cháu tạm lánh về nhà người thân trong khoảng thời gian nhất định.

– Lắp camera an ninh ở những vị trí có thể bị tiếp cận, kết hợp cả camera công khai và camera bí mật.

– Phổ biến kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các thành viên trong gia đình trong các tình huống như ở nơi vắng người, di chuyển sáng sớm hoặc đêm muộn, khi có người theo dõi, đeo bám…

– Ghi nhớ số điện thoại của trực ban công an xã, phường nơi bạn cư trú để liên hệ ngay khi cần.

– Mạnh dạn chia sẻ việc bị siết nợ với các hộ gia đình liền kề để có sự hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.

– Không cho kẻ siết nợ vào nhà, trừ trường hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương.

– Khi đối diện với những kẻ siết nợ cần giữ khoảng cách nhất định bởi chúng có thể mang theo hung khí và manh động.

Tổng hợp