2 đối tượng cần cấp đổi lại thẻ BHYT trước ngày 1/7/2024, càng giữ lại càng thiệt thòi

Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây bạn cần cấp đổi lại thẻ BHYT để tránh thiệt thòi khi khám chữa bệnh.

Ngày 25/4/2024, Thòi báo Văn học Nghệ thuật đã đăng tải thông tin với tiêu đề: "2 đối tượng cần cấp đổi lại thẻ BHYT trước ngày 1/7/2024, càng giữ lại càng thiệt thòi". Nội dung cụ thể như sau:

Đối tượng cần cấp, đổi lại thẻ BHYT:

Có 2 đối tượng phải đi làm thủ tục cấp/ đổi thẻ BHYT ngay trước ngày 1/7/2024, đó là:

- Những trường hợp người tham gia thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cần cấp đổi lại thẻ BHYT.

- Những trường hợp thông tin trên thẻ BHYT không đúng cần phải cấp đổi lại BHYT.

Có 2 đối tượng phải đi làm thủ tục cấp/ đổi thẻ BHYT ngay trước ngày 1/7/2024

Thủ tục đổi thẻ BHYT mới

Bạn có thể thực hiện thủ tục đổi thẻ BHYT bằng cách nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc làm thủ tục đổi lại thẻ BHYT trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tuy nhiên về cơ bản quy trình đổi thẻ BHYT được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đổi thẻ BHYT

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Khoản 4, Điều 27, Quyết định 595/QĐ/BHXH ban hành ngày 14/4/2017 hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm:

Đối với người tham gia BHYT cần chuẩn bị:

Đơn đề nghị đổi thẻ BHYT;

Thẻ BHYT cũ.

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu

Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 (còn được quy định tại thủ tục hành chính thay thế ban hành kèm theo Quyết định số 772/QĐ-BHXH ngày 15/6/2018).

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH

Trường hợp người lao động tham gia BHYT bắt buộc thông qua người sử dụng lao động thì nộp cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ thay người lao động làm việc với cơ quan BHXH.

Trường hợp người lao động tham gia BHYT tự nguyện có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Bước 3: Giải quyết thủ tục đổi thẻ BHYT

Sau khi nộp hồ sơ người đổi thẻ BHYT sẽ nhận được 01 giấy hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ban hành ngày 17/1/2018).

Thời hạn giải quyết thủ tục đổi thẻ BHYT trong vòng 05 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan BHXH thực hiện cấp thẻ BHYT mới cho người tham gia trong thời hạn quy định.

Nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí do cơ quan BHXH đóng

Cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho 06 nhóm đối tượng

Cụ thể, cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho 06 nhóm đối tượng sau đây:

(1) Người hưởng lương hưu, trợ cấp m;ất sức lao động hằng tháng.

(2) Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị t;ai n;ạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

(3) NLĐ nghỉ việc hưởng trợ cấp ố.m đ.au do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

(4) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng.

(5) Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

(6) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trước đó, ngày 18/3/2024, Tạp chí điện tử Người đưa tin cũng đã đăng tải thông tin với tiêu đề: "3 trường hợp buộc phải đổi thẻ BHYT trước ngày 1/7/2024 ". Nội dung cụ thể như sau:

Trường hợp cần đổi lại thẻ BHYT
Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế quy định các trường hợp đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm: 

- Những trường hợp thẻ BHYT bị rách, nát hoặc hỏng cần phải cấp đổi lại thẻ thẻ BHYT. 

- Trường hợp người tham gia BHYT có sự thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thì cần xin cấp đổi lại thẻ BHYT.

Nhiều trường hợp sẽ phải đổi thẻ BHYT sau ngày 1/7/2024.

- Trường hợp người tham gia BHYT có thông tin ghi trong thẻ không đúng thì cần xin đổi lại thẻ BHYT.

Đối với những trường hợp này, sau khi đổi thẻ BHYT mới, người tham gia có thể dễ dàng đi khám chữa bệnh BHYT và hưởng những chính sách về BHYT theo quy định. 

** Lưu ý: Khi đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm: 

-  Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT

- Thẻ BHYT cần đổi.

- Trong thời hạn làm việc 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tổ chức BHYT phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn có được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT. 

3 trường hợp thẻ BHYT "vô giá trị"
Thẻ BHYT là căn cứ để những người tham gia có thể hưởng các các quyền lợi BHYT khi khám chữa bệnh. Nhưng thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 4, Điều 16, Luật BHYT năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 gồm 3 trường hợp sau: 

1. Thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT phụ thuộc vào đối tượng tham gia vào thời điểm đóng BHYT. 

2. Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và làm m;ất tính xác thực của thẻ BHYT. 

3. Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT và đây là trường hợp người tham gia ngừng đóng BHYT hoặc chuyển sang đối tượng khác. 

3 trường hợp thẻ BHYT sẽ không có giá trị sửa dụng.

Nếu thẻ BHYT của bạn rơi vào một trong những trường hợp trên, bạn cần đổi thẻ BHYT mới để có thể được giải quyết các quyền lợi BHYT theo quy định. Người dân có thể đổi thẻ BHYT tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ hoặc nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.