Vì sao đèn xi-nhan lại có màu da cam

Nhiều người sử dụng xe thường độ đèn báo rẽ thành các màu xanh, trắng… với mục đích trang trí, điều này vô tình lại gây nguy hiểm cho người lái và vi phạm pháp luật

Báo Vietnamnet năm 2019 đưa thông tin với tiêu đề: Vì sao đèn xi-nhan lại có màu da cam. Với nội dung như sau: 

Vào năm 1938, bằng sáng chế về đèn báo rẽ chính thức được cấp, ngay lập tức các nhà sản xuất ôtô, xe máy liền trang bị hệ thống này lên phương tiện của mình. Lúc ban đầu, đèn báo rẽ có màu trắng ở phía trước và màu đỏ ở phía sau.

Màu vàng hổ phách có bước sóng nhạy với não người hơn các màu khác, giúp dễ dàng nhận biết ở khoảng cách xa.

Mãi cho đến năm 1963, ôtô tại Mỹ bắt buộc dùng màu cam làm đèn báo rẽ tương tự ngày nay và dần dần các nước khác trên toàn cầu cũng làm giống nước Mỹ. Vậy tại sao màu cam lại được dùng làm màu của đèn báo rẽ mà không phải là màu khác, hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Thực chất màu cam mà mọi người thường gọi có tên gọi đúng là màu vàng hổ phách (Amber colour). Nguyên nhân mà hầu hết đèn báo rẽ có màu sắc này là dựa vào các nguyên cứu của các chuyên gia Mỹ vào năm 1990. Các chuyên gia này cho rằng bước sóng của màu hổ phách (592 nm) nhạy với não người hơn bất kỳ màu sắc nào khác.

Đèn báo rẽ nằm trong cùng chóa đèn với đèn hậu thường có màu vàng hổ phách để tránh nhầm lẫn với đèn hậu.

Tại Việt Nam, Bộ giao thông vận tải có quy định đèn báo rẽ phải có ánh sáng màu hổ phách hoặc màu đỏ. Tuy nhiên, đối với những xe có đèn báo rẽ và đèn chiếu hậu đặt gần nhau thì người sử dụng không nên lắp đèn báo rẽ màu đỏ nhằm hạn chế tình trạng phương tiện phía sau bị nhầm lẫn đèn hậu và đèn báo rẽ.

Cũng theo quy định của Bộ GTVT, đèn báo rẽ phải có tần số chớp (nháy) trong khoảng 60-120 lần/phút, diện tích bề mặt chiếu sáng của mỗi đèn báo rẽ không nhỏ hơn 7 cm vuông. Vì thế việc độ, chế đèn báo rẽ dạng nút áo có thể vi phạm pháp luật.

Đèn xi nhan có bề mặt chiếu sáng nhỏ hơn 7 cm vuông không đủ tiêu chuẩn lưu hành tại Việt Nam.

Mức phạt của việc lắp đặt, sử dụng thiết bị không đúng với thiết kế của nhà sản xuất dựa theo Điểm c, Khoản 4, Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

Tiếp dến, báo Vnexpress cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Quy định đăng kiểm mới cho phép xe độ đèn

Nội dung được báo đưa như sau: 

Trong thông tư 2/2023 của Bộ GTVT, ngoài việc miễn đăng kiểm cho xe mới, tăng chu kỳ đăng kiểm thì những thay đổi trong kiểm định đèn xe cũng giúp người dùng có nhiều không gian nâng cấp, độ, chế trên chiếc xe của mình. Theo đó, một số thay đổi cụ thể như sau:

Trong quy định cũ (thông tư 16/2021), việc đèn xe "không đúng kiểu loại" được coi là một khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MaD), tức xe sẽ không được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Tuy nhiên ở quy định mới đã không còn nội dung này, đồng nghĩa với việc đèn xe không nhất thiết phải "đúng kiểu loại" như ban đầu của nhà sản xuất mới được thông kiểm định.

Một mẫu xe được độ đèn mới. Ảnh: Khắc Trung

Bên cạnh đó, thông tư cũ quy định "màu ánh sáng không phải màu trắng hoặc vàng nhạt" cũng là MaD, nhưng ở thông tư mới, quy định này đã trở thành MiD (khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng). Với lỗi MiD, xe vẫn được thông qua kiểm định. Điều này đồng nghĩa với việc các đèn có ánh sáng màu khác như xanh vẫn có thể vượt qua bài kiểm tra.

Hai quy định trên đã mở cánh cửa cho những người thích độ đèn xe, cũng như mảng kinh doanh dịch vụ này. Thanh Bình (Hà Nội) sử dụng chiếc sedan cỡ B đã hơn chục năm, đèn halogen, luôn thấp thỏm không thay sang bóng đèn LED để cải thiện độ sáng vì lo ngại không vượt kiểm định. Đến nay, Bình cho biết đã ra ngay cửa hàng để thay bóng vào đúng ngày 22/3, khi có thông tin chính thức về việc này.

Trong khi đó, những người kinh doanh mảng đèn xe "như mở cờ trong bụng". Anh Khắc Trung, chủ một cửa hàng độ đèn lâu năm tại TP HCM cho biết từ khi có thông tư mới, lượng khách đến hỏi về dịch vụ tăng độ sáng (không độ đèn khác) tăng đáng kể, tâm lý của khách hàng cũng thoải mái hơn. Tuy vậy, cũng còn khá nhiều khách đang chờ đợi một thời gian để kiểm chứng việc các xe độ đèn được cấp chứng nhận kiểm định, rồi mới làm theo.

"Tất nhiên các đèn được độ phải tuân theo đúng các tiêu chuẩn đăng kiểm như góc chiếu, cường độ chùm sáng hay mặt cắt của tia sáng", anh Trung nói.

Các tiêu chuẩn mà đèn độ/nâng cấp cần đạt được như cường độ ánh sáng không được nhỏ hơn 10.000 cd, đèn chiếu xa có tâm vùng cường độ sáng lớn nhất không được nằm bên trên đường nằm ngang, không được nằm dưới quá 2% với đèn có chiều cao 850 mm, cùng nhiều quy định khác.

Lỗi Quy định cũ Quy định mới Không đúng kiểu loại (đèn pha/đèn phanh/đèn lùi/đèn soi biển số)   Không đúng kiểu loại (đèn kích thước/xi-nhan)   Màu ánh sáng đèn pha không phải màu trắng hoặc vàng   Thấu kính/gương phản xạ đèn pha mờ, nứt   Đèn lùi không sáng khi cài số lùi  

Bên cạnh việc nới lỏng quy định cho phù hợp, thông tư mới cũng thắt chặt hơn quy định về chất lượng đèn. Cụ thể, ở thông tư cũ, việc đèn pha có "gương phản xạ, thấu kính mờ, nứt" chỉ là khuyết điểm dạng MiD thì ở thông tư mới đã chuyển thành khuyết điểm dạng MaD, tức không được chấp nhận. Các chuyên gia lái xe đánh giá đây là một thay đổi hợp lý, bởi việc nứt, mờ của các chi tiết trong hệ thống đèn có thể ảnh hưởng tới khả năng chiếu sáng, an toàn khi lái xe.

Tuy vậy, cũng có thay đổi gây khó hiểu. Việc "đèn lùi không sáng khi cài số lùi, vỡ" được coi là lỗi MaD ở theo quy định trước đây, nay lại được coi là lỗi MiD, tức vẫn chấp nhận thông qua. Thực tế, ánh sáng đèn lùi là chỉ dấu quan trọng cho những phương tiện khác biết xe phía trước đang lùi, đồng thời cũng là nguồn sáng giúp tài xế quan sát khi phải lùi xe trong đêm tối. Nhiều tài xế cho rằng, quy định này nên chuyển thành "đèn lùi chỉ sáng một bên", thay vì đồng ý cho tất cả đèn lùi không sáng.

    Độ đèn halogen lên xenon cho xe rẻ tiền