Nguyên nhân vô-lăng bị khóa và cách khắc phục đơn giản cho tài xế

Vô-lăng bị khóa là hiện tượng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng ô tô và vấn đề này được xử lý dễ dàng nếu nắm vững nguyên nhân.

Báo Dân trí ngày 24/03/2021 có bài viết đưa thông tin với tiêu đề: "Nguyên nhân vô-lăng bị khóa và cách khắc phục đơn giản cho tài xế". Với nội dung như sau:

Theo kinh nghiệm của những tài xế lâu năm, vô-lăng bị khóa là tình trạng vô-lăng cứng lại, không thể xoay chuyển được. Tình huống này thường xuất hiện trên các dòng xe phổ thông mà rất nhiều lái mới hoang mang, không biết xử trí thế nào.

Ảnh minh họa

Không ít người mới sử dụng ô tô hốt hoảng gọi điện "cầu cứu" hoặc cố gắng xoay vô-lăng với mong muốn khôi phục lại như ban đầu dù xe vẫn đang tắt máy. Đó là những người chưa biết khóa vô-lăng là một tính năng do nhà sản xuất ô tô thiết kế để chống trộm.

Thực tế, khi ô tô tắt máy mà ai đó vẫn cố tình xoay vô-lăng thì sẽ bị khóa. Những xe sử dụng hệ thống lái trợ lực điện khi tắt máy, động cơ ngừng hoạt động, bơm dầu thủy lực hỗ trợ lái (bao gồm cả hỗ trợ phanh) sẽ không được cung cấp năng lượng nên tay lái bị nặng. 

Vô-lăng bị khóa không gây hư hỏng, thiệt hại cho hệ thống lái và đây cũng không phải là lỗi mà chỉ là nguyên tắc hoạt động của một tính năng an toàn.

Cần nhớ rằng, khóa vô-lăng chỉ kích hoạt nếu xe tắt máy hoặc khi người điều khiển xoay vô-lăng vài độ sang trái hoặc sang phải khiến ổ khóa "bắt" vào khe khóa, khóa sập lại không cho quay thêm.

Ảnh minh họa

Có hai lý do để ô tô kích hoạt tính năng khóa vô-lăng. Thứ nhất, đây là một tính năng chống trộm, nếu nhận thấy có người đột nhập vào khoang lái và cố gắng điều khiển xe khi động cơ ngừng hoạt động, vô-lăng sẽ khóa theo một hướng.

Thứ hai, khi bạn đỗ xe trên dốc và để bánh quay về phía lề đường thì vô-lăng sẽ khóa để giữ cho xe không bị lao dốc nếu tài xế sơ ý. 

Xử lý vô-lăng bị khóa thế nào?

Cách giải quyết đơn giản nhất khi vô-lăng bị khóa là khởi động máy, khi đó khóa sẽ tự động mở. 

Đối với những chiếc xe hơi sử dụng chìa khóa cơ, người điều khiển chỉ cần cắm chìa khóa vào ổ, sau đó lắc nhẹ vô-lăng. 

Nếu không muốn vô-lăng bị khóa, trước khi dừng đỗ xe, tài xế cần kéo phanh tay, nhả vô-lăng thẳng và đưa cần số về vị trí P rồi tắt động cơ. Sau khi thực hiện những thao tác này, không chạm vào vô-lăng cho đến khi khởi động lại động cơ.

Tiếp đến, Tạp chí Công thương cũng có bài đăng liên quan với thông tin: . Nội dung được đưa như sau:

Khi tham gia giao thông có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà người lái không lường trước được. Nắm rõ về những tình huống khẩn cấp sau giúp lái xe có phương án và kỹ năng xử lý kịp thời và an toàn.

Nổ lốp

Ô tô bất ngờ nổ lốp là một trong những tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô. Lúc này, đòi hỏi các bác phải giữ bình tình để xử lý đúng cách: Hãy giữ chặt tay lái, cố gắng điều khiển xe đi đúng hướng nhất có thể và đạp lút chân ga trong khoảng vài giây rồi từ từ nhả ra để đánh lái vào lề.

Lưu ý là với tình huống này, lái xe tuyệt đối không nên dùng chân phanh bởi việc phanh đột ngột khi xe nổ lốp sẽ rất dễ khiến xe bị lật. Để phòng ngừa xảy ra tình huống nguy hiểm này, các bác nên định kỳ kiểm tra lốp và áp suất lốp nhằm điều chỉnh phù hợp, thay thế đúng lúc.

tình huống khẩn cấp khi lái xe
Ô tô bất ngờ nổ lốp là một trong những tình huống khẩn cấp khi lái xe ô tô

Mất phanh

Mất phanh là một trong những tình huống nguy hiểm nhất, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn thảm khốc. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp này, tài xế có 2 phương pháp để xử lý:

Một là phanh bằng động cơ: Tức là về số thấp để giảm vận tốc của xe.

Hai là dùng phanh khẩn cấp (phanh tay): Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trơn trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

Ô tô chạy lệch khỏi làn đường

Trường hợp này có thể xảy ra khi xe vào cua hoặc tránh xe đối diện trên đường nhỏ. Trên những xe có tính năng hỗ trợ giữ làn thì hệ thống sẽ phát cảnh báo khi phát hiện xe đi chệch làn, nếu không nhận được phản hồi từ người lái, xe sẽ tự động kích hoạt tính năng đánh lái tự động để đưa xe trở lại làn.

tình huống khẩn cấp khi lái xe
Mất phanh là một trong những tình huống nguy hiểm nhất, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn thảm khốc

Trên các xe không được trang bị hệ thống này, để xử lý thì tài xế không nên dùng phanh, thay vào đó hãy giảm ga từ từ và đồng thời đánh lái với góc nhỏ để đưa xe về lại đúng làn.

Xe có mùi và khói bốc lên từ nắp capo

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do nước làm mát chảy vào động cơ, do cổ xả của động cơ bị dầu xâm nhập. Nếu kiểm tra và chính xác là do 2 nguyên nhân trên thì lái xe có thể điều khiển xe tới gara để được khắc phục. Tuy nhiên nếu không phải do 2 nguyên nhân trên, hãy dừng xe và gọi cho đội cứu hộ.

Ắc-quy hết điện, không khởi động được máy

Nếu trường hợp này xảy ra trên xe số sàn, khi ắc quy vẫn còn một chút năng lượng và xe đang đỗ ở trên dốc xuống thì có thể lợi dụng dốc để khởi động máy. Cài số rồi đạp côn cho xe trôi tự do, rồi khi xe đã có đà thì nhả côn. Nếu ắc quy đã hết sạch năng lượng, hoặc xe số tự động thì nhất thiết phải có ứng cứu từ bên ngoài. Lúc này, dây câu sẽ phát huy tác dụng nếu có xe khác hỗ trợ.

tình huống khẩn cấp khi lái xe
Lái xe dưới trời mưa thì tốt hơn hết nên đi với tốc độ chậm bởi lúc này đường rất trơn

Mưa bão

Thời điểm hiện tại là tháng 7 âm lịch, tháng của mưa bão tại Việt Nam, những cơn mưa xối xả có thể ập đến bất cứ lúc nào. Khi đang lái xe trên đường mà gặp trời mưa bất chợt, hãy:

+ Giảm tốc độ: Lái xe dưới trời mưa thì tốt hơn hết nên đi với tốc độ chậm bởi lúc này đường rất trơn, tầm nhìn bị hạn chế. Việc giảm tốc độ sẽ giúp chúng ta quan sát cẩn thận hơn.

+ Giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước.

+ Quan sát và đi theo xe trước: Hãy quan sát đường vết bánh xe trước để tránh các bất trắc mà xe trước đã gặp phải.

+ Bật đèn cos hoặc đèn sương mù: Đèn cos hoặc đèn sương mù sẽ giúp tài xế có được tầm nhìn tốt hơn khi trời mưa, đồng thời giúp cho các xe đi sau, xe đi ngược chiều dễ dàng nhìn thấy xe của mình trong màn mưa xối xả. Lưu ý là khi trời mưa, người lái tuyệt đối không nên bật đèn pha ở những nơi đông xe hoặc trong khu dân cư.

+ Cẩn trọng khi lái xe qua vùng ngập nước: Nếu không đánh giá được độ sâu của vùng ngập phía trước, tốt hơn hết là không nên lái xe qua. Hãy quan sát các xe đi trước, nếu xe đó vượt qua được và cùng dòng xe với xe của mình (cùng là sedan, bán tải hay hatchback…) thì nên đi theo. Ngược lại, nếu xe trước vượt qua an toàn nhưng lại có gầm cao hơn so với loại xe mình đang lái thì tốt hơn hết hãy dè chừng.

+ Tránh xe đi ngược chiều: Khi thấy xe ngược chiều đi đến, hãy nhường đường thay vì “bon chen”. Động thái này là nhằm tránh bị xe ngược chiều dâng nước tràn vào khoang động cơ và khe hút gió dẫn đến thủy kích.

+ Tuyệt đối không khởi động lại động cơ nếu xe bị chết máy: Khi xe bị chết máy, thay vì cố gắng khởi động lại, hãy đóng cửa xe và gọi cứu hộ để đưa xe ra vùng ngập nước an toàn.

Tổng hợp