Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao, ngành điện vẫn tiếp tục cảnh báo nóng?

Hóa đơn tiền điện của người dân ở TP.HCM tiếp tục tăng cao, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM liên tục có những cảnh báo gửi tới các khách hàng về việc hóa đơn tiền điện tháng 4 sẽ tăng đột biến do lượng điện năng tiêu thụ trong tháng 4 tăng vọt.

Mới đây, báo Dân Việt đăng tải bài viết "Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao, ngành điện vẫn tiếp tục cảnh báo nó.ng?" với nội dung như sau:

Ngày 3/5, đại diện Tổng Công ty Điện lực TP.HCM cho biết, đến hiện tại tháng 4, hóa đơn tiền điện của người dân vẫn tăng cao, Tổng Công ty liên tục có những cảnh báo gửi tới các khách hàng về việc hóa đơn tiền điện tháng 4 sẽ tăng đột biến vì lượng điện năng tiêu thụ trong tháng 4 năm nay tăng vọt.

Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng bất thường kéo dài liên tục với nền nhiệt trung bình trên 35 độ C và lên tới 40 độ C vào buổi trưa, nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt điện… tại các công ty, xí nghiệp và hộ gia đình tăng cao. Điều đó dẫn tới việc điện năng tiêu thụ sẽ rơi vào bậc 4-5-6 theo quy định về giá bán lẻ điện mà Bộ Công Thương ban hành năm 2023.

Lượng điện sử dụng tăng đột biến trong tháng 4/2024 tại một hộ gia đình ở TP.HCM. Ảnh: T.T

Cụ thể tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP.HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn TP thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên (chiếm 75% tổng số khách hàng hộ gia đình) với sản lượng điện tiêu thụ trên 1,44 tỷ kWh (chiếm 52,38% tổng sản lượng và tăng 20% tháng 3/2024). 

Trong đó, có những ngày lượng tiêu thụ điện TP vượt 100 triệu kWh/ngày, cụ thể như ngày 24/4 là 101,47 triệu kWh, 25/4 là 103,99 triệu kWh, 26/4 là 103,46 triệu kWh. Và đó chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc hóa đơn tiền điện tháng 4 năm nay tăng cao so với các tháng trước.

Sản lượng điện tiêu thụ theo từng ngày trong tháng 4/2024. Ảnh: T.T

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, nền nhiệt tháng 5 có giảm so với tháng 4 nhưng vẫn còn ở mức cao, vì vậy Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đề nghị khách hàng, các hộ gia đình thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, đặc biệt là các thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt hơi nước…Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng ban hành công văn số 2325 ngày 24/6/2024 về đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn TP trong mùa khô, năm 2024 và các năm tiếp theo.

Cao điểm nắng nóng ở TP.HCM (Bài cuối): Người Sài Gòn hiến kế tiết kiệm điện để hóa đơn không "nhảy múa" ĐỌC NGAY

Lãnh đạo TP.HCM đề nghị đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, tòa nhà văn phòng cần điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26oC trở lên, mở máy điều hòa trễ 60 phút và tắt máy điều hòa sớm 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc làm việc; tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng, khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng gần nhau; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên tại phòng làm việc.

Đối với các trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ, ngoài các yêu cầu trên, cần tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí, quảng cáo, bảng hiệu từ 22h; tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải khi có đề nghị từ công ty điện lực; khuyến khích sử dụng máy phát điện dự phòng để chủ động thêm nguồn cung cấp điện. Các cơ sở công nghiệp, cơ sở sản xuất dịch chuyển một phần các hoạt động sản xuất sau 22h.

Đối với các hệ thống chiếu sáng giao thông, điều chỉnh thời gian mở đèn trễ 30 phút và tắt đèn sớm 30 phút so với kế hoạch hiện nay, trên cơ sở đảm bảo an toàn giao thông; giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng từ 22h tại các tuyến đường có lưu lượng giao thông ít.

Đối với các hệ thống chiếu sáng quảng cáo, trang trí nên tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo từ 22h; tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22h.

Các hộ gia đình thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm điện trong hộ gia đình, tắt thiết bị khi không sử dụng, sử dụng máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26oC trở lên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong nhà.

Tiếp đến, báo Tuổi Trẻ thông tin thêm trong bài viết "Rộ 'trend' khoe hóa đơn tiền điện tháng 4". Cụ thể như sau:

Sau kỳ nghỉ lễ được ví dài như tết, không phải khoe những bức ảnh đi “chữa lành” hay ăn uống sang chảnh mà hình ảnh bill tiền điện tháng 4 mới là thứ được chia sẻ nhiều nhất hiện tại.

Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng vẫn 'sốc' khi nhận hóa đơn tiền điện

“Giờ khoe vàng, khoe nhà là xưa rồi, mình khoe bill tiền điện đi ạ”.

“Nhìn bill tiền điện mà rớt mồ hôi hột dù đang bật điều hòa”.

“Chưa thấy báo nên vẫn đang run”... 

Lướt một vòng mạng xã hội như Facebook, TikTok... ngày 3-5, chủ đề hóa đơn tiền điện đang được bình luận sôi nổi hơn bao giờ hết.

Trên trang "Sài Gòn của tôi", bài viết “dân chơi giờ đừng khoe bill đồ hiệu nữa, khoe bill tiền điện đi” dù mới đăng tải chưa đầy 1 ngày đã thu hút tới 1.000 lượt bình luận và tương tác. 

Trong khi đó, nhóm “Ở nhà vui thấy bà” với dòng trạng thái “khoe hóa đơn tiền điện của bạn tháng rồi thử coi” cũng thu hút hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ.

Dưới các bài đăng, nhiều người bày tỏ dù đã chuẩn bị tâm lý sẵn những vẫn không khỏi choáng váng khi nhận hóa đơn tiền điện tăng sốc tới 50%. Hàng loạt hóa đơn tiền điện từ 2 - 5 triệu, thậm chí có hóa đơn lên tới cả chục triệu đồng được nhiều người chia sẻ và ví von “bill tiền điện tháng 4 cứ dựng đứng như giá vàng”.

Cư dân mạng than trời vì tiền điện tăng "s.ốc" như vàng, choáng váng khi nhận bill tiền điện - Ảnh chụp màn hình

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Hằng (ngụ quận 4, TP.HCM) rầu rĩ than thở bill tiền điện tháng 4 của gia đình bà lên tới 3 triệu đồng, bằng nửa tiền đi chợ.

"Tháng này nóng quá, ngày nghỉ tới ngày lễ cả nhà đều không muốn đi đâu, chủ yếu nằm nhà bật điều hòa, xem tivi. Giờ nhìn hóa đơn muốn nhức cái đầu”, bà nói.

Trong khi đó, chị Mai Chung (ngụ TP Thủ Đức) bày tỏ băn khoăn không rõ vì sao tiền điện nhảy dựng đứng dù không sử dụng thêm đáng kể các thiết bị điện hay làm mát.

“Cả ngày tôi và chồng đi làm ở cơ quan, tối về mới sử dụng điều hòa, quạt, các thiết bị điện, chỉ có mấy ngày lễ ở nhà nhiều hơn nhưng không đáng kể, không hiểu sao tiền điện lại tăng ghê tới vậy”, chị nói.

Lướt mạng xã hội 2 ngày nay, đâu đâu cũng thấy... tiền điện - Ảnh chụp màn hình

Vì sao hóa đơn tiền điện nhảy vọt dựng đứng?

Theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM, ngay từ những ngày đầu tháng 4, tổng công ty đã liên tục có cảnh báo hóa đơn tiền điện sẽ tăng đột biến do tiêu thụ điện tại các công ty, xí nghiệp, hộ gia đình tăng cao, nhất là dùng nhiều thiết bị làm mát.

Điều này sẽ khiến tổng lượng điện tiêu thụ của tháng 4 rơi vào bậc 4-5-6, theo quy định về giá bán lẻ điện của Bộ Công Thương ban hành năm 2023 (từ 2.729 - 3.151 đồng/kWh).

Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn TP, có đến 1,8 triệu khách hàng dùng điện từ bậc 4 trở lên (chiếm 75% tổng số khách hàng hộ gia đình) với sản lượng điện tiêu thụ trên 1,44 tỉ kWh (chiếm 52,38% tổng sản lượng và tăng 20% tháng 3-2024).

Đó chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc hóa đơn tiền điện tháng 4 năm nay tăng cao so với các tháng trước.