Từ 25.12, bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Từ ngày 15.12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Ngày 1/11/2024, báo Lao Động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Từ 25.12, bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên". Nội dung cụ thể như sau:
Bộ GDĐT chính thức ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30.11.2021. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15.12.2024
Theo đó, điểm đổi mới đáng chú ý so với quy định cũ là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
Ngoài ra, Thông tư mới quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học.
Như vậy, thay vì phải thi, giáo viên được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, số năm công tác.
Chẳng hạn, giáo viên mầm non hạng III muốn được xét lên hạng II phải có hai năm liền trước được xếp loại "Hoàn thành tốt nghiệm vụ" trở lên. Giáo viên phổ thông và dự bị đại học phải ba năm đạt điều kiện này.
Để được xét từ hạng II lên hạng I, giáo viên cần có 5 năm liền trước "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên, trong đó có ít nhất hai năm "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". Ngoài ra, Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và tương đương, có 5 năm trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm được xếp loại chất lượng ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Theo Bộ GDĐT, các tiêu chuẩn trên sẽ giúp đảm bảo yêu cầu tỉ lệ giáo viên hạng I tối đa 10%, hạng II không quá 50%, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cũng như lựa chọn được những người xứng đáng.
Hiện nay, việc thăng hạng giáo viên được thực hiện theo hình thức thi hoặc xét (tùy từng địa phương). Hạng chức danh nghề nghiệp cũng là căn cứ để tính lương giáo viên. Giáo viên mầm non từ hạng III nhận lương gần 6,6-28,2 triệu đồng; giáo viên từ tiểu học đến THPT, hạng III trở lên, lương thực nhận là 7,4-30 triệu đồng. Giáo viên hạng I nhận mức cao nhất.
Tuy nhiên, số đợt thi thăng hạng giáo viên mỗi năm ở từng tỉnh, thành khác nhau, dẫn đến tình trạng giáo viên có thâm niên, thành tích ngang nhau nhưng được xếp ở các hạng khác nhau.
Tiếp đó, báo điện tử VTV đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ tháng 12". Nội dung cụ thể như sau:
Bộ GD&ĐT mới ban hành Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Thông tư này thay thế Thông tư số 34 ngày 30/11/2021 của Bộ GD&ĐT và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Thông tư 13/2024 có một số điểm quy định mới và điều chỉnh so với Thông tư số 34/2021 là không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng do Chính phủ đã bỏ hình thức thi thăng hạng; không quy định nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng do Chính phủ đã quy định chi tiết tại Nghị định số 85/2023.
Ngoài ra, Thông tư mới quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và hạng I đối với giáo viên mầm non, phổ thông, giáo viên dự bị đại học.
Như vậy, thay vì phải thi, giáo viên được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, số năm công tác.
Ví dụ, trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III và tương đương, có 2 năm (đối với mầm non) và 3 năm (đối với phổ thông, dự bị đại học) công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên.
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II và tương đương, có 5 năm trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm được xếp loại chất lượng ở mức "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Bộ GD&ĐT cho rằng, các tiêu chuẩn trên sẽ giúp đảm bảo yêu cầu tỷ lệ giáo viên hạng I tối đa 10%, hạng II không quá 50%, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cũng như lựa chọn được những người xứng đáng, có đóng góp được ghi nhận và có sự nỗ lực phát triển nghề nghiệp trong thời gian giữ hạng.
Quy định cụ thể việc xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc tính thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề khi giáo viên đăng ký dự thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Các nội dung quy định tại Thông tư số 13/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để địa phương tiếp tục triển khai việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ nhà giáo.
Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) bỏ thi, chuyển sang xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.