Mở túi đồ ăn mẹ chồng gửi, tôi thấy tờ giấy bọc trứng là giấy khám thai, xâu chuỗi 20 tờ lộ ra bí mật nhà chồng không tin nổi

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Tôi bất ngờ nhưng không dám chắc mình đã nhìn đúng.

Báo Thanh Niên Việt có bài viết: "Mở túi đồ ăn mẹ chồng gửi, tôi thấy tờ giấy bọc trứng là giấy khám thai, xâu chuỗi 20 tờ lộ ra bí mật nhà chồng không tin nổi", nội dung như sau:

Chuyện nhà, chuyện đời

Tôi vốn không hay tò mò chuyện nhà chồng, nhất là những rắc rối liên quan đến cô em út. Em gái chồng tôi nhỏ hơn anh ấy sáu tuổi, từ nhỏ đã nổi tiếng bướng bỉnh và ương ngạnh. Dù học hành chẳng đến nơi đến chốn, em ấy vẫn luôn được mẹ chồng tôi bao bọc và bênh vực. Mỗi khi có ai đó góp ý, bà chỉ thở dài rồi nói: "Tại tôi chiều nó quá."

Hai năm trước, em út đột ngột bỏ nhà đi. Mẹ chồng tôi kể rằng em giận chuyện không được đi du học nên trốn vào miền Nam làm ăn. Bà buồn và ít nói hẳn đi từ dạo ấy, nhưng tuyệt nhiên không hề chia sẻ thêm điều gì về chuyện này.

Tuần trước, mẹ chồng gửi lên cho vợ chồng tôi mấy túi đồ quê. Trong đó có vài con gà, ít rau và một rổ trứng gà. Khi tôi mang vào bếp rửa trứng, tôi thấy bà dùng giấy cũ để bọc từng quả trứng. Chuyện này vốn không lạ vì bà hay tận dụng giấy báo cũ. Nhưng khi tôi nhìn kỹ hơn, một trong những tờ giấy đó lại là kết quả khám thai. Tên bệnh viện ở Hà Nội và tên người khám ghi rõ ràng là em út của chồng tôi.

Tôi bất ngờ lắm, nhưng không dám chắc mình đã nhìn đúng. Tôi lặng lẽ xếp lại tờ giấy và tự trấn an bản thân. Tuy nhiên, tối đó tôi không tài nào chợp mắt được. Sáng hôm sau, tôi mở nốt chỗ giấy bọc trứng còn lại và kiểm tra kỹ hơn. Trong túi có khoảng hai mươi tờ giấy, tất cả đều là kết quả khám thai, siêu âm và đơn thuốc. Điều đáng nói là tất cả đều mang tên em gái chồng tôi. Các mốc thời gian nối tiếp nhau suốt chín tháng, có cả ngày dự sinh rõ ràng.

Tôi chết lặng người, vì chưa từng một ai trong nhà nhắc đến chuyện này. Mẹ chồng tôi hiện đang nuôi một bé trai khoảng gần hai tuổi. Bà nói đã nhận nuôi bé trong một lần làm từ thiện. Ai cũng tin và khen bà tốt bụng. Còn tôi, giờ thì không thể tiếp tục coi như chưa có gì xảy ra được nữa.

Tôi gọi điện cho mẹ chồng. Khi tôi hỏi, bà im lặng thật lâu. Sau đó, tôi nghe tiếng bà khóc. Bà kể rằng cái ngày em út bỏ nhà đi, nó đã nhắn tin báo rằng mình mang thai và không dám về. Mẹ chồng tôi vì sợ hàng xóm dị nghị và sợ chồng tôi (bố chồng) biết chuyện, nên đã âm thầm đưa em út đến một chỗ quen biết để sinh con. Sau đó, bà nói dối cả nhà rằng đứa bé là con nuôi mà bà thương nên mang về nuôi.

Giọng bà trong điện thoại nghẹn lại. Bà nói, nếu hôm ấy chính tay bà gói trứng chứ không phải chị giúp việc thì đã không xảy ra sơ suất này. Bà van tôi đừng nói với ai, đừng làm lớn chuyện. Bà kể em út vẫn không thiết tha gì với con, sinh xong rồi bỏ đi biệt tích. Còn bà, vì thương cháu, lại càng không đành lòng để nó không ai nuôi dưỡng.

Tôi nghe mà nghẹn ứ cả họng. Tôi thương bà – một người mẹ vì thương con quá mức mà tự làm khổ mình. Em út có thể hư hỏng và vô trách nhiệm, nhưng chính mẹ chồng tôi đã chọn cách che giấu, nghĩ rằng có thể lo liệu tất cả một mình.

Tôi không kể lại với chồng, cũng không nói với bất kỳ ai trong nhà. Tôi chọn giữ im lặng. Không phải vì sợ rắc rối, mà vì tôi biết, đôi khi sự thật không thể cứu rỗi được ai, nó chỉ làm thêm nhiều người đau lòng hơn mà thôi. Tôi làm thế có đúng không? Tôi sợ mỗi lần về quê đối diện với thằng bé, tôi lại không "diễn" nổi!

Báo Thanh Niên Việt có bài viết: "Sau ly hôn, tôi về nhà bố mẹ đẻ sống, không ngờ cách mẹ đối xử với tôi còn đau hơn cả những lời xóc óc", nội dung như sau:

Tôi dọn về nhà mẹ đẻ sau khi ký vào tờ đơn ly hôn, một buổi chiều u ám đến lạ, cứ như thể bầu trời cũng muốn báo hiệu rằng con đường phía trước sẽ chẳng hề dễ dàng.

Mẹ tôi vừa mới nghỉ hưu. Mới ở với bà chưa đầy hai tuần mà tôi đã cảm thấy ngột ngạt đến lạ. Mẹ không hề đánh mắng hay chửi rủa, nhưng những tiếng thở dài mỗi khi tôi bước qua phòng khách, cái cách bà chỉnh lại tấm chăn tôi vừa gấp, hay ánh mắt bà nhìn ra cổng rồi lẩm bẩm "Phụ nữ bỏ chồng, con không nuôi, về đây làm gì", tất cả những điều ấy cứa vào lòng tôi còn sâu hơn bất kỳ lời nói cay nghiệt nào.

Tôi từng nghĩ sau ly hôn, mình sẽ được tự do bay nhảy. Nhưng tôi nào ngờ, cái giá của sự tự do ấy lại là cảm giác chông chênh, bấu víu vật vờ ngay trong chính ngôi nhà mình đã lớn lên.

Bố tôi ít nói hơn, nhưng tôi cũng không giấu được sự phiền lòng trong ánh mắt ông. Một bữa cơm tối, mẹ buột miệng hỏi: "Mày định ở đây đến bao giờ?".

Tôi buông đũa, cổ họng nghẹn ứ. Bố gắp cho tôi một miếng cá, không nói gì, chỉ khẽ thở ra một hơi mệt mỏi.

Tôi hiểu chứ. Bố mẹ vừa về hưu, đang muốn sống những ngày an nhàn thì tôi lại trở về, mang theo bao nhiêu xáo trộn. Còn tôi, vừa bước ra khỏi cuộc hôn nhân 7 năm, tiền tiết kiệm gần như chẳng còn gì. Mua nhà ư? Đó là chuyện xa xỉ. Thuê nhà ư? Lấy đâu ra tiền mà vừa thuê vừa tích cóp được chút nào?

Tôi cũng từng định giành quyền nuôi con, nhưng chồng cũ đã gằn giọng vào mặt tôi: "Cô không tiền, không nhà, không công việc ổn định, giành cái gì? Để con khổ theo cô à?".

Tôi cứng họng, bởi đó đúng là sự thật phũ phàng. Thực ra không phải anh ta thương con, mà là muốn tôi không có chỗ dựa, càng khốn đốn càng tốt. Để rồi khi tôi gọi điện cho con, anh ta lại xen vào giễu cợt: "Về nhà mẹ đẻ dựa dẫm sống hả? Không có chỗ nào để đi chứ gì?".

Tôi cúp máy, nhưng rồi lại ngồi thừ ra, cứ nghĩ mãi về câu nói đó suốt cả buổi. Phải rồi, tôi đang sống dựa, mà một khi đã sống dựa thì làm gì có tiếng nói, làm gì có quyền lựa chọn.

Hôm qua tôi cãi nhau với mẹ chỉ vì đi làm về trễ, quên không mua rau. Mẹ đay nghiến: "Người ta bỏ chồng còn có chí mà phấn đấu. Còn mày? Ăn rồi chỉ biết chờ đồng lương ba cọc ba đồng".

Tôi hét lên: "Nếu ngày xưa mẹ không bắt con lấy người ta thì giờ con đâu khổ thế này?".

Mẹ tôi định nói thêm gì đó thì bố từ trong phòng đi ra, nói: "Thôi. Ở thì sống cho yên, không thì đi. Mẹ con gì mà suốt ngày cãi nhau".

Tôi rút vào phòng mình. Căn phòng ngày xưa từng treo đầy ảnh của gia đình nhỏ bé của tôi, giờ trống huơ trống hoác. Tôi kéo tấm rèm, gió đêm tràn vào lạnh ngắt. Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi, có nên ra ngoài thuê một căn phòng trọ nhỏ mà sống cho yên không? Nhưng như thế thì tôi sẽ chẳng tiết kiệm được là bao, mà giờ tôi rất cần có tiền phòng thân. Tôi nên làm thế nào đây?

Nguồn:

https://thanhnienviet.vn/mo-tui-do-an-me-chong-gui-toi-thay-to-giay-boc-trung-la-giay-kham-thai-xau-chuoi-20-to-lo-ra-bi-mat-nha-chong-khong-tin-noi-209250629140654883.htm

https://thanhnienviet.vn/sau-ly-hon-toi-ve-nha-bo-me-de-song-khong-ngo-cach-me-doi-xu-voi-toi-con-dau-hon-ca-nhung-loi-xoc-oc-209250629212302534.htm

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!