Cuộc sống "trời đày" của người đàn ông chỉ mong có nơi thờ cha tử tế
Sống một mình trong túp lều tạm, không chỉ cô đơn, mà hằng ngày anh Chiêm phải gồng mình chống chọi với những cơn đau đầu. Anh chỉ mong có một mái nhà kiên cố, để nơi đặt bàn thờ cha không còn bị dột.
Ngày 01/07/2025, Dân trí đưa tin "Cuộc sống "trời đày" của người đàn ông chỉ mong có nơi thờ cha tử tế". Nội dung chính như sau:
Dưới cái nắng tháng 6 gay gắt cùng những cơn gió bỏng rát, bên túp lều tranh ven đường, anh Lương Văn Chiêm (SN 1981, trú tại thôn Căm, xã Văn Phú, tỉnh Thanh Hóa) ngồi thất thần, gương mặt hằn rõ vẻ mệt mỏi. Di chứng chấn thương sọ não khiến anh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau đầu.
Anh Chiêm từng có một mái ấm nhỏ, nhưng hạnh phúc ngắn ngủi rồi vụt tắt. Từ một người chồng, người cha, anh trở nên cô độc, bước vào những ngày tăm tối nhất cuộc đời.
Túp lều tranh là nơi anh Chiêm đang sinh sống (Ảnh: Thanh Tùng).
“Có những ngày tôi ước ao được vợ nấu cho bữa ăn, được con í ới gọi “bố ơi”. Nhưng điều đó giờ sao xa vời quá!”, anh Chiêm chia sẻ.
Năm 2005, anh Chiêm quen một người phụ nữ kém 8 tuổi ở làng bên. Dù không đăng ký kết hôn, nhưng 2 người sống với nhau như vợ chồng. Hai năm sau, họ có với nhau một cậu con trai kháu khỉnh.
Hàng ngày, anh Chiêm đi bốc vác thuê, vợ ở nhà lo việc đồng áng. Cuộc sống ở quê tuy vất vả nhưng cũng đủ ăn mặc. Tuy nhiên, biến cố bất ngờ ập đến.
Anh Chiêm hàng ngày hứng chịu những cơn đau đầu do di chứng chấn thương sọ não (Ảnh: Thanh Tùng).
Cuối năm 2009, anh Chiêm đi làm về không thấy vợ con đâu. Khi đang tìm kiếm, anh nhận được điện thoại từ vợ, thông báo rằng chị đã đưa con trai vào miền Nam sinh sống. Cuộc gọi kết thúc đột ngột và từ đó, anh mất liên lạc với vợ con.
“Ngày cô ấy bỏ đi, tôi không biết vì sao lại như vậy. Tôi không đánh đập hay chửi bới. Phải chăng do hoàn cảnh quá nghèo nên vợ tôi mới quyết định như vậy?”, anh Chiêm than thở.
Từ ngày vợ bỏ đi, anh sống lặng lẽ, cô độc trong căn nhà sàn của bố mẹ để lại. Cú sốc gia đình khiến anh suy sụp, tiều tụy, công việc bấp bênh.
Biến cố vẫn chưa dừng lại ở đó. Khoảng tháng 8/2017, trong một lần điều khiển xe máy trên đường làng, anh Chiêm bị ngã, dẫn đến tụ máu não và phải phẫu thuật. Ngày anh gặp nạn, họ hàng, bà con lối xóm ai cũng thương xót. Còn bố anh phải bán cả mảnh đất trồng luồng, vay mượn tiền chữa trị cho con.
Nghĩ về cuộc đời với đầy rẫy bi kịch, anh Chiêm buồn bã (Ảnh: Thanh Tùng).
Anh Chiêm từ một người đàn ông khỏe mạnh trở nên tiều tụy, mất sức lao động. Thậm chí, phần xương sọ gửi lại bệnh viện vẫn chưa thể ghép do thiếu kinh phí.
“Chi phí phẫu thuật hết hơn 150 triệu đồng, bố tôi đã cố gắng hết sức nhưng chỉ cứu được mạng sống cho tôi. Các bác sĩ bảo nếu muốn ghép xương sọ phải có thêm chi phí, nhưng gia đình không đủ tiền nên tôi đành cam chịu”, anh Chiêm nói.
Nỗi đau thể xác chưa nguôi ngoai, nỗi đau mất mát người thân lại ập đến. Chỉ 1 năm sau đó, bố anh bị tai biến qua đời.
Không còn bố, mẹ già yếu, 2 em dù đã lập gia đình nhưng hoàn cảnh khó khăn nên anh Chiêm sống một mình, cô đơn trong căn nhà sàn cũ. Từ khi bị tai nạn, anh không thể lao động nặng nhọc. Những lúc trái gió trở trời, anh đau đến ngất lịm. Cũng vì thế mà chẳng ai dám thuê anh làm việc.
Giữa lúc bế tắc nhất cuộc đời, một lần nữa tai ương lại ập xuống. Cuối năm 2024, căn nhà sàn của anh bất ngờ đổ sập. Bà con lối xóm, người thân dựng tạm cho anh túp lều để ở.
“Không có nhà nên bàn thờ bố tôi chỉ dựng tạm trên vách tre của túp lều. Tôi mơ ước có một căn nhà để ổn định cuộc sống, sau này con trai có quay về còn có chỗ ở và chỗ thờ tự bố”, anh tâm sự.
Phần sọ của anh Chiêm bị lõm sau vụ tai nạn (Ảnh: Thanh Tùng).
Ông Lê Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Phú, tỉnh Thanh Hóa cho biết, hoàn cảnh anh Chiêm thuộc diện hộ nghèo. Bản thân anh mang bệnh, không còn khả năng lao động nên đã khó càng thêm khổ. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên quan tâm, hỗ trợ và thăm hỏi.
Thông qua báo Dân trí, ông Cảnh mong muốn bạn đọc chung tay sẻ chia, giúp đỡ anh Chiêm sớm vượt qua nghịch cảnh, ổn định cuộc sống.
Báo Saostar ngày 28/06/2025 đưa thông tin với tiêu đề: "Người đàn ông mắc ung thư gan vì thói quen uống nước buổi sáng" cùng nội dung như sau:
Buổi sáng được xem là thời điểm vàng trong ngày, khi cơ thể và tinh thần con người vừa tái tạo năng lượng sau giấc ngủ, sẵn sàng cho những hoạt động mới. Không ít người lựa chọn khởi đầu buổi sáng bằng các thói quen lành mạnh để nâng cao thể chất, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa bệnh tật.
Tuy nhiên, thói quen buổi sáng chỉ thực sự mang lại lợi ích nếu như thực hiện đúng cách. Nếu không, không chỉ vô tác dụng mà còn có thể là mối đe dọa âm thầm đối với sức khỏe lâu dài.
Nhiều thói quen buổi sáng tưởng chừng có ích nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng nếu làm sai cách. Ảnh minh hoạ
Người đàn ông mắc ung thư gan vì uống nước mỗi buổi sáng
Mới đây, trường hợp ông Lương khi được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư gan khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Bởi từ trước cho đến nay, ông Lương là người luôn duy trì lối sống điều độ, không hút thuốc, không uống rượu, ăn uống giản dị và chăm chỉ vận động nhẹ mỗi ngày.
Đặc biệt, ông còn giữ một thói quen tưởng chừng vô cùng lành mạnh: uống một cốc nước ấm vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Thói quen này được ông Lương duy trì suốt 22 năm.
Tuy nhiên, sau khi nhập viện do triệu chứng đau bụng và mệt mỏi kéo dài, các bác sĩ phát hiện ông mắc ung thư gan giai đoạn cuối với nhiều khối u di căn.
Nguyên nhân được cho là xuất phát từ chiếc bình giữ nhiệt mà ông dùng hằng ngày. Qua điều tra, gia đình ông Lương cho biết bình nước của ông được mua tại một sạp hàng không rõ nguồn gốc, chất liệu bên trong không đạt chuẩn an toàn thực phẩm.
Cẩn trọng với thói quen tưởng chừng lành mạnh
Uống nước vào buổi sáng là một thói quen tốt, giúp cơ thể thanh lọc, thúc đẩy trao đổi chất. Tuy nhiên, điều quan trọng là lựa chọn nguồn nước sạch và dụng cụ chứa an toàn. Những chiếc cốc nhựa tái chế, bình giữ nhiệt kém chất lượng hoặc bình bị rỉ sét đều có thể trở thành “kẻ giết người thầm lặng”.
Uống nước mỗi buổi sáng là một thói quen tốt, nhưng cần chọn lọc nguồn nước và dụng cụ chứa an toàn. Ảnh minh hoạ
Theo các chuyên gia, nhiều loại bình giữ nhiệt giá rẻ, không rõ nguồn gốc có thể chứa các hợp chất độc hại. Khi đựng nước nóng, các chất này dễ dàng thôi nhiễm vào nước và khi uống vào cơ thể trong thời gian dài sẽ gây tổn thương gan, thận, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư. Trường hợp của ông Lương là một hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người về việc lựa chọn sản phẩm liên quan đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, mỗi người nên định kỳ kiểm tra sức khỏe, đặc biệt là các cơ quan dễ tổn thương như gan. Những dấu hiệu nhỏ như vàng da, vàng mắt, hơi thở có mùi lạ hay mệt mỏi kéo dài… không nên xem nhẹ.
Lưu ý quan trọng khi uống nước ấm mỗi buổi sáng
Uống nước ấm vào buổi sáng là một thói quen tốt giúp kích thích tiêu hóa, thải độc và đánh thức các cơ quan trong cơ thể sau một đêm nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích và tránh rủi ro cho sức khỏe, cần lưu ý:
- Chỉ nên sử dụng nước đun sôi để nguội đến khoảng 40–50 độ C.
- Tuyệt đối không dùng nước để qua đêm trong bình giữ nhiệt kém chất lượng.
- Chọn bình và cốc uống nước có nguồn gốc rõ ràng, làm từ vật liệu an toàn như inox 304, thủy tinh chịu nhiệt hoặc nhựa không chứa BPA.
Uống nước ấm mỗi buổi sáng - thói quen nhỏ nhưng chọn đúng cách mới thực sự mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe.