Người đàn ông phát hiện mất sạch 504 triệu đồng sau khi tự chuyển tiền vào tài khoản đứng tên mình 500 triệu

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Anh Q đã chuyển số tiền 500 triệu đồng vào tài khoản Ngân hàng do mình đứng tên. Tuy nhiên sau đó, anh phát hiện bị mất là 503,8 triệu đồng trong tài khoản.

Ngày  

Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, mặc dù các cơ quan chức năng đã liên tục đưa ra cảnh báo, tuy nhiên, tình trạng lừa đảo qua mạng thời gian gần đây vẫn tiếp tục nở rộ. Đáng chú ý, mặc dù hình thức lừa đảo không mới, cũng chưa hẳn đã tinh vi, nhưng không hiểu vì sao vẫn có nhiều người “sập bẫy” với số tiền lên tới hàng trăm, thậm chí cả tỷ đồng…

Qua theo dõi, cập nhật tin báo từ Công an các đơn vị, địa phương, gần đây trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các đối tượng tội phạm vẫn sử dụng phương thức như giả danh Công an, Viện kiểm sát, cán bộ thuế… thông báo nạn nhân có liên quan đến vụ án hình sự như rửa tiền, ma túy. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân hợp tác, chuyển tiền vào tài khoản “kiểm tra” để chứng minh mình vô tội. Thủ đoạn này dù được xem là “đã lỗi thời”, thế nhưng vẫn có nhiều người muốn khẳng định mình vô tội bằng cách chuyển tiền.

 

Đơn cử, lúc 21 giờ 20 phút ngày 25/6, Công an phường Phước Mỹ (cũ) tiếp nhận tin báo của anh B.M.C (SN 2006), trú thành phố Hà Nội về việc, lúc 9 giờ cùng ngày, tại đường Dương Đình Nghệ (Đà Nẵng), anh C bị một đối tượng mạo danh Công an liên lạc qua điện thoại, nói anh liên quan đến việc rửa tiền. 

Anh C làm theo hướng dẫn và đã chuyển 990 triệu đồng cho đối tượng để chứng minh mình trong sạch. Khi phát hiện bị đối tượng mạo danh lừa đảo, anh C đến Công an phường trình báo sự việc.

Lúc 10 ngày 27/6, Công an phường Hòa Minh tiếp nhận tin báo của anh Nguyễn H.Q (SN 1992), trú cùng Hòa Minh về việc, ngày 26/6, anh Q nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng cán bộ thuế thành phố Đà Nẵng, đối tượng yêu cầu anh Q chứng minh năng lực vốn điều lệ khi mở công ty. Anh Q chuyển số tiền 500 triệu đồng vào tài khoản Ngân hàng do mình đứng tên. 

Đến 12 giờ 15 phút cùng ngày, anh phát hiện bị mất là 503,8 triệu đồng trong tài khoản. Cơ quan Công an xác định nguyên nhân ban đầu có thể anh Q bị kẻ gian chiếm quyền sử dụng điện thoại.

Một hình thức lừa đảo khác, không mới nhưng vẫn được các đối tượng tội phạm khai thác, đó là lừa đặt phòng khách sạn. Điển hình, lúc 16 giờ 30 ngày 27/6, chị P.T.K.D (SN 1983), trú phường Hoà Minh) đến Công an phường trình báo lúc 09 giờ 40 phút cùng ngày, chị D sử dụng mạng xã hội Facebook để truy cập vào trang web có tên “Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An” (có tích xanh) để đặt phòng khách sạn. 

Sau khi làm theo các yêu cầu của trang web, chị đã chuyển khoản 05 lần với tổng số tiền hơn 178 triệu đồng nhưng vẫn không đặt được phòng.

Hay như trường hợp của chị Đ.T.N (SN 1984), trú đường Trần Cao Vân, thành phố Đà Nẵng. Ngày 27/6, chị N nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là nhân viên công ty cấp nước hướng dẫn cập nhập hồ sơ nước vì lý do sáp nhập tỉnh, thành phố. Sau khi làm theo các bước như hướng dẫn thì chị phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị trừ 02 lần với tổng số tiền gần 227 triệu đồng…

Theo Công an TP Đà Nẵng, để phòng chống lừa đảo qua mạng, người dân cần thường xuyên cập nhật tin tức về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao, phương thức, thủ đoạn phạm tội tránh mắc bẫy. 

Khi nhận cuộc gọi lạ có yếu tố đe dọa, liên quan pháp lý, cần bình tĩnh xác minh lại qua kênh chính thống hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, tuyệt đối không tin tưởng các cuộc gọi tự xưng là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, ngân hàng, điện lực... yêu cầu chuyển tiền. 

Bên cạnh đó, để tránh bị lừa đảo khi đặt phòng khách sạn trực tuyến, người dân nên ưu tiên các nền tảng đặt phòng uy tín; kiểm tra thông tin kỹ lưỡng; không chuyển khoản cá nhân khi chưa xác minh. Hãy gọi điện xác nhận với khách sạn trước khi thanh toán và đọc kỹ các điều khoản hủy phòng, hoàn tiền.

Ngày 16 tháng 6 năm 2025, báo Đời sống Pháp luật đưa tin "Công an cảnh báo: Chặn ngay tin nhắn này trên điện thoại, kẻo bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng". Nội dung như sau:

Công an cho biết chỉ cần người dân trả lời là cái bẫy bắt đầu được hé mở và sập bẫy lúc nào chẳng hay. Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội phát cảnh báo khẩn tới người dân Công an Đà Nẵng phát cảnh báo quan trọng Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo của 2 số điện thoại 0342867523, 077606035: Người thường xuyên mua hàng online cần cảnh giác

Mới đây, công an Hà Tĩnh đã đăng tải thông tin “Cẩn trọng với những tin nhắn... "đi lạc”! Một buổi sáng đầu tuần, chị N.T.T (nhân viên văn phòng tại thành phố Hà Tĩnh) bất ngờ nhận được tin nhắn SMS với nội dung sau. “Chào em nha!...giờ anh mới nhắn tin cho em được. Không biết chị Thủy đã nói gì cho em nghe về anh chưa?”

Nội dung tin nhắn của chị chị N.T.T và đối tượng lừa đảo.

Chị T. cho biết: "Tôi rất ít khi trả lời tin nhắn của người không quen biết qua mạng. Tuy nhiên, nội dung tin nhắn có vẻ liên quan đến công việc, người được nhắc đến trong tin nhắn có tên trùng với người quen của tôi nên tôi đã trả lời.

Qua vài tin, tôi xác định người nhắn đến đã nhầm số thì họ bày tỏ mong muốn được kết nối làm quen vì “hữu duyên”, "thêm bạn mới, thêm niềm vui mới". Vì đã cảnh giác nên tôi không tiếp tục trả lời nhưng rất có thể với nhiều người khác, một tin nhắn thân thiện có thể dễ dàng mở ra một cuộc trò chuyện, một mối quan hệ”.

Tương tự, chị L.T.B (phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) cũng nhận được những tin nhắn "đi lạc" với nội dung: "Công việc anh giao em làm đến đâu rồi. Nếu có khó khăn gì báo cáo gấp nhé”.

Chị B. cho biết tin nhắn này đến từ số điện thoại lạ, nội dung cũng chẳng liên quan gì đến chị, nhưng chị thắc mắc nếu mình trò chuyện thì các đối tượng xấu lừa đảo như thế nào?

Không chỉ chị T., chị B. mà một số chị em thời gian gần đây thường nhận được những tin nhắn nhầm số rồi gạ gẫm làm quen. Mô tuýp của những đối tượng này là gửi tin nhắn giả vờ là người quen cũ, đồng nghiệp hoặc ai đó “từng gặp”..., chỉ cần mình trả lời là cái bẫy bắt đầu được hé mở và sập bẫy lúc nào chẳng hay.

Theo Thượng tá Nguyễn Trường Diệu - Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, thời gian gần đây, trên địa bàn xuất hiện tình trạng các đối tượng sử dụng tin nhắn từ số điện thoại lạ với nội dung bâng quơ hoặc tự giới thiệu được người họ hàng, bạn bè... cho số điện thoại để làm quen. Đây thực chất là hình thức lừa đảo tình cảm "bình mới, rượu cũ".

Thay vì giả mạo các tài khoản Facebook “đẹp mã” để kết bạn và nhắn tin làm quen thì nay các đối tượng sử dụng chiêu trò nhắn tin “nhầm” qua số điện thoại.

Các đối tượng sẽ sử dụng kịch bản sẵn có để làm quen rồi ngỏ ý kết bạn qua các tài khoản mạng xã hội - nơi các đối tượng đã chuẩn bị sẵn một “profile” hào nhoáng. Làm quen một thời gian, các đối tượng sẽ đưa nạn nhân vào các bẫy đầu tư chứng khoán, tiền ảo hoặc có thể gửi đường link chứa mã độc để xâm nhập tài khoản ngân hàng...

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác và tuân thủ các nguyên tắc để tự bảo vệ mình. Theo đó: Người dân cần cẩn trọng khi tiếp xúc với người lạ trên mạng, đặc biệt là các tài khoản lạ, không có bạn chung, người nước ngoài; tuyệt đối không tin tưởng vào những “bạn bè” qua mạng khi chưa gặp mặt và nắm rõ thông tin cá nhân; chặn hoặc không tò mò trả lời các tin nhắn từ người lạ, sử dụng tổng đài 5656 (miễn phí) để chặn các số điện thoại gọi điện, nhắn tin làm phiền.

Đặc biệt, người dân cảnh giác khi được mời tham gia các hệ thống đầu tư online, công việc đơn giản nhưng có thu nhập “khủng”, tìm hiểu kỹ về các hoạt động kiếm tiền online như: sàn thương mại điện tử, làm nhiệm vụ hưởng hoa hồng, đầu tư online; kiểm tra kỹ các thông tin khi có đề nghị nhận quà tặng từ người lạ, không chuyển tiền trả những khoản phí trước khi nhận và kiểm tra hàng; khi có nghi vấn phải báo cho người nhà biết và thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để xử lý.

"Việc tìm kiếm bạn bè, kết bạn qua mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trở thành nạn nhân lừa đảo hoặc bị xâm hại bởi các hành vi khác.

Vì vậy, người dân cần tìm hiểu thật kỹ thông tin, gặp mặt trực tiếp và xác định chính xác danh tính trước khi đi đến một mối quan hệ với bạn quen qua mạng" - Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Ngoài dạng tin nhắn trên, người dùng điện thoại cũng cần cảnh giác với một số kiểu tin nhắn sau: 

- Tin nhắn chứa thông tin đăng nhập (Username/Password)

- Tin nhắn chứa thông tin tài khoản ngân hàng

- Tin nhắn từ bạn bè nhưng bất thường

- Tin nhắn chứa liên kết hoặc file đính kèm không rõ nguồn gốc

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!