Bị mẹ bắt đi xem mắt, đến nơi tôi sốc vì gặp sếp, thân phận của anh ta mới là điều làm tôi choáng váng không đứng vững
Cả hai nhìn nhau, cứng đờ vài giây. Tôi lắp bắp: "Ơ… sếp…".
Báo Thanh Niên Việt có bài viết: "Bị mẹ bắt đi xem mắt, đến nơi tôi sốc vì gặp sếp, thân phận của anh ta mới là điều làm tôi choáng váng không đứng vững", nội dung như sau:
Tôi năm nay 27 tuổi, đang làm nhân sự cho một công ty nước ngoài. Sếp trực tiếp của tôi là anh Khánh – phó giám đốc phụ trách vận hành. Anh hơn tôi gần chục tuổi, tính cách khá nghiêm túc, lạnh lùng và ít nói, nhưng phải công nhận là anh cực kỳ sắc sảo trong công việc. Mấy chị em đồng nghiệp trong công ty có người thì thầm thương trộm nhớ, có người lại sợ anh một phép, còn riêng tôi… thì chẳng dám nghĩ gì xa xôi. Bởi lẽ, anh ấy ở "một đẳng cấp khác" hẳn – từ ngoại hình, sự nghiệp cho đến thần thái, tất cả đều là thứ tôi chẳng thể nào với tới được. Hơn nữa, tôi cũng không ưa lắm kiểu đàn ông cao ngạo, khó gần như thế.
Dạo gần đây, mẹ tôi cứ liên tục hối thúc chuyện yêu đương. Bà cứ bảo nếu không có ai thì để bà giới thiệu cho, tôi cứ "gặp thử đi, hợp thì tính". Tôi chán đến mức gật bừa cho xong chuyện. Thế rồi, một buổi xem mắt tại quán cà phê được sắp đặt, mẹ gửi cho tôi số điện thoại và cứ khẳng định người ta "rất ổn, gia đình tử tế".
Tôi đến sớm 5 phút, đang thong thả nhấp ngụm nước thì người bước vào khiến tôi suýt sặc: Đó chính là sếp tôi – anh Khánh!
Cả hai chúng tôi nhìn nhau, cứng đờ vài giây. Tôi lắp bắp mãi mới thành lời: "Ơ… sếp…".
Anh ấy cũng có chút lúng túng, rồi khẽ thở dài, nở một nụ cười nhẹ: "Là em à? Duyên ghê ha."
Không biết ai ngồi trước cũng thấy bất tiện, nên tôi nhanh nhảu nói luôn: "Thôi để em nhắn mẹ hủy, anh không cần ngồi lại đâu…".
Nhưng anh ta lại khoát tay: "Không sao, cứ ngồi một lát cũng được. Thật ra… anh cũng không nghĩ sẽ gặp người quen ở đây."
Chúng tôi nói chuyện một lúc lâu, không khí thoải mái hơn tôi tưởng rất nhiều. Sếp bên ngoài trông thì có vẻ nghiêm nghị, ai ngờ khi ngồi riêng lại rất nhẹ nhàng, khéo léo, thậm chí có lúc còn pha trò hài hước nữa chứ. Anh ấy tâm sự khá nhiều chuyện, rằng mình cũng không phải thiếu gia gì như lời đồn. Anh từ một cậu sinh viên nghèo khó vươn lên, chăm chỉ phấn đấu đến mức quên cả yêu đương, để rồi đến tận U40 vẫn độc thân.
Đến lúc tính tiền, tôi định chia đôi thì anh gạt đi: "Coi như anh mời em một bữa đi, vì dù sao mai anh vẫn là cấp trên mà."
Tôi bật cười, đứng dậy, định chào tạm biệt thì anh nói thêm một câu khiến tôi khựng lại: "Em có biết… mình từng gặp nhau rồi không? Anh cũng mới phát hiện ra thôi."
Tôi ngơ ngác không hiểu gì. Anh móc từ ví ra một tấm ảnh cũ, đã mờ theo thời gian. Trong ảnh là tôi, lúc đó chắc tầm 5, 6 tuổi, đang đứng trong sân nhà trẻ, cười toe toét, còn bên cạnh là một cậu bé đeo ba lô to hơn cả người. Anh nói: "Năm đó anh ở trọ gần nhà em, học lớp 9. Mẹ em hay nhờ anh đón em giúp vì nhà không có ai rảnh. Em quấn anh lắm, còn bắt anh mua kem mỗi lần đón…"
Tôi cứng người. Tôi không hề nhớ chuyện đó, nhưng mẹ tôi từng kể hồi nhỏ hay nhờ "một cậu sinh viên ở trọ" đưa đón tôi. Tôi cứ nghĩ là ai xa lạ, không ngờ… đó lại chính là anh.
Anh kể, sau đó gia đình anh chuyển đi nhưng vẫn giữ bức ảnh đó như một kỷ niệm. Mẹ tôi thì lại biết chuyện này, nên khi bà mai giới thiệu "cái con bé ngày xưa anh hay đón đó", anh đã nhận lời đi xem mắt, dù bình thường anh luôn từ chối những buổi như thế.
Tôi không biết phải mô tả cảm xúc của mình lúc đó như thế nào nữa: vừa bất ngờ, vừa xúc động, rồi… cả sự ngượng ngùng nữa.
Người mà tôi từng nghĩ quá xa vời, không thể nào chạm tới, hóa ra lại từng nắm tay tôi đi qua đường, từng đứng đợi tôi trước cổng trường từ rất lâu về trước.
Tôi không rõ mọi chuyện rồi sẽ đi tới đâu, nhưng buổi xem mắt định mệnh đó đã khiến tôi nhìn sếp mình và cả quá khứ của chính mình theo một cách hoàn toàn khác.
Hóa ra, có những người lặng lẽ xuất hiện trong đời ta từ rất sớm, chỉ là đến khi trưởng thành, ta mới nhận ra họ vẫn chưa từng rời đi.
Sau buổi gặp hôm đó, anh Khánh dịu dàng với tôi hơn – dù vẫn là tư cách sếp ở công ty. Thi thoảng, tôi lại tủm tỉm tưởng tượng mình giống nữ chính trong mấy bộ phim ngôn tình, nhưng rồi tôi lại sợ, thực tế chẳng bao giờ như phim. Liệu tôi có nên tiến tới trong mối quan hệ này không?
Báo Thời báo VHNT có bài viết: "Bố vợ lên thành phố mừng sinh nhật cháu, nửa đêm thấy con rể ăn vụng ngoài phòng khách mà mắt đỏ hoe", nội dung như sau:
Tôi là một lão nông chính hiệu. Vợ tôi mất sớm, nhà chỉ còn hai cha con rau cháo nuôi nhau qua ngày. Tôi chẳng có tài cán gì đặc biệt, chỉ giỏi làm mấy sào ruộng, nuôi được vài con cá nhỏ.
Nhưng ơn trời, con gái tôi rất ngoan. Con bé học giỏi lắm, lại còn biết đỡ đần việc nhà từ tấm bé. Sau này thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng, tôi mừng đến mức cười tủm tỉm cả ngày. Ai hỏi có chuyện gì vui, tôi chỉ cười hiền khô: "Có đứa con như thế, tôi không vui sao được?"
Nói vậy thôi, chứ tôi bắt đầu làm việc quần quật không ngừng nghỉ. Cày ruộng nhà mình xong lại đi làm thuê cho người ta, ai thuê gì tôi cũng nhận, chỉ cốt để dành dụm được chút tiền đóng học phí cho con.
Ra trường, con bé đi làm và cứ đều đặn hàng tháng gửi tiền về cho tôi. Tôi thường gọi điện bảo con mau kiếm bạn trai đi. Chẳng bao lâu sau, con bé thật sự dắt một chàng trai về ra mắt. Cậu ấy cũng xuất thân nông thôn, nhưng từ hồi sinh viên đã biết khởi nghiệp, giờ đã làm chủ một công ty rồi.
Chàng rể quý
Ban đầu tôi hơi nghi ngờ, sợ cậu ta chỉ giỏi nói miệng. Nào ngờ, vừa bước chân vào nhà, cậu ta đã lăn xả vào làm hết việc này việc kia. Tôi nói: "Cháu làm chủ công ty, đâu quen làm những việc nhà nông này. Cháu cứ để đó bác làm được rồi." Nó chỉ cười hiền: "Con cũng xuất thân nhà nông mà bác, nên mấy việc này con đều biết làm hết."
Ở chơi mấy ngày, nhìn cách cậu ta cư xử, tôi hoàn toàn yên tâm và đồng ý cho hai đứa cưới nhau. Đám cưới diễn ra ở quê, chẳng phô trương gì, chỉ mời người thân ruột thịt thôi. Sau đám cưới, con rể đưa cho tôi một tấm thẻ rồi bảo: "Tiền mừng cưới con xin gửi bố, chúng con cũng thêm vào đây chút tiền biếu bố dưỡng già." Mấy hôm sau rảnh rỗi ra ngân hàng kiểm tra, tôi giật mình suýt ngất khi thấy bên trong đó có những 300 triệu đồng. Cả đời tôi chưa từng thấy nhiều tiền đến vậy. Tôi vội gọi cho con gái và con rể, nói không thể nhận số tiền lớn này, nhưng con rể chỉ nhẹ nhàng bảo: "Bố à, mình là một nhà mà. Vợ chồng con sống ở thành phố, ít khi ở bên bố, lỡ bố cần tiền mà không ai hay thì sao? Bố cứ cầm lấy mà phòng thân, sau này chúng con vẫn sẽ gửi thêm."
Con đã nói vậy thì tôi đành nhận. Tôi vốn tưởng con gái lấy chồng rồi thì sẽ không có nhiều thời gian cho cha già nữa. Ai ngờ đâu, thằng rể lại hay chạy xe về quê thăm tôi, mang theo bao nhiêu là quà cáp, thuốc men, không để tôi thiếu thốn thứ gì.
Nỗi lo thầm lặng và sự thật bất ngờ
Sau này con gái sinh cháu, tôi cũng lên thành phố ở cùng mấy hôm để chăm sóc con. Gần đây là sinh nhật cháu ngoại, tôi lục khắp các cửa hàng trong làng, gom được bao nhiêu đồ chơi trẻ con đem lên làm quà cho cháu. Nhưng khi đến nơi, tôi lại bất ngờ. Trên bàn ăn toàn những món đạm bạc, thậm chí còn không có cả bánh sinh nhật. Cháu tôi buồn rầu nói: "Lâu rồi con không được ăn thịt. Bố mẹ bảo ăn thế này mới tốt cho sức khỏe."
Tôi nghĩ chắc tụi trẻ bây giờ theo lối sống hiện đại, ăn uống thanh đạm là chuyện thường tình. Tôi cũng không để tâm nhiều. Nhưng mấy ngày liền vẫn là những món thanh đạm đó, chính tôi cũng bắt đầu thấy ngán. Đêm đó, bụng cồn cào, tôi định ra bếp tìm gì đó ăn. Vừa mở cửa phòng, tôi thấy con rể đang một mình ăn mì tôm trong đêm tối.
Tôi chết lặng. Con rể thấy bố vợ cũng giật mình rồi cười trừ, hỏi tôi có ăn không để nó nấu một bát mì tôm cho tôi. Sau đó, tôi ôn tồn hỏi chuyện: "Thực ra bố có chuyện này để trong lòng cũng lâu rồi. Có phải các con đang gặp khó khăn gì không? Cơm canh thì đạm bạc, mấy hôm nay bố thấy con toàn ngủ ở phòng khách, thức tới tận khuya."
Gặng hỏi mãi thì con rể cũng khai thật: "Công ty con đang gặp chút khó khăn. Con đã vét hết tiền trong nhà ra để xoay xở nên dạo này mới phải ăn uống đạm bạc như thế. Đêm con phải làm thêm, sợ gây ồn nên mới ra sofa ngủ."
Tình cha và niềm tin
Nghe chuyện, tôi lấy ngay cái thẻ nó từng đưa ra: "Sao con không nói sớm? Tiền này bố chưa đụng một đồng nào, con cứ lấy mà dùng." Nó lắc đầu, giọng vẫn bình thản: "Tiền đó con tặng bố rồi, đã tặng thì không lấy lại. Con đưa tiền cũng để vợ con yên tâm. Còn chuyện công ty, con tin sẽ ổn lại thôi." Tôi nghẹn giọng: "Người lớn chịu được nhưng trẻ con thì không. Nó đang tuổi lớn mà con." Nó mỉm cười: "Bố, chỉ là tạm thời thôi ạ. Không bao lâu nữa sẽ qua hết thôi. Bố cứ yên tâm."
Lúc đó, mắt tôi đỏ hoe. Tôi không nói thêm gì, chỉ lặng lẽ xua tay: "Thôi được, các con đã quyết như thế, bố cũng không cản. Nhưng từ hôm nay, bố sẽ ở đây và sẽ là người đi chợ, nấu cơm. Công việc cần phải làm nhưng không thể bỏ bê sức khỏe được."
Từ hôm đó, bữa cơm trong nhà lại có thịt, có cá, có rau có quả đủ đầy. Chưa đầy nửa tháng sau, công ty của thằng rể đã vượt qua khó khăn. Cuộc sống dần trở lại bình thường. Lúc ấy, tôi mới rời thành phố. Trên đường về quê, lòng tôi nhẹ tênh, vì biết con gái mình có một người chồng thật sự đáng tin và tử tế.
Nguồn:
https://thanhnienviet.vn/bi-me-bat-di-xem-mat-den-noi-toi-soc-vi-gap-sep-than-phan-cua-anh-ta-moi-la-dieu-lam-toi-choang-vang-khong-dung-vung-209250707144734286.htm
https://arttimes.vn/gia-dinh/bo-vo-len-thanh-pho-mung-sinh-nhat-chau-nua-dem-thay-con-re-an-vung-ngoai-phong-khach-ma-mat-do-hoe-c59a64020.html