Lên thành phố trông cháu nhưng con dâu kêu tốn tiền sinh hoạt phí, tôi nói đúng một câu rồi dọn đồ về quê

Cứ cuối tháng, con dâu tôi lại mang sổ sách, máy tính ra cộng trừ rồi than thở chi tiêu tốn kém, tiền chợ, tiền điện, tiền nước hết nhiều.

Ngày 24/4/2024, Tạp chí điện tử người đưa tin đã đăng tải thông tin với tiêu đề: "Lên thành phố trông cháu nhưng con dâu kêu tốn tiền sinh hoạt phí, tôi nói đúng một câu rồi dọn đồ về quê". Nội dung cụ thể như sau:

Cứ cuối tháng, con dâu tôi lại mang sổ sách, máy tính ra cộng trừ rồi than thở chi tiêu tốn kém, tiền chợ, tiền điện, tiền nước hết nhiều.

Cách đây vài tháng, con trai gọi điện về, ngỏ ý nhờ tôi lên thành phố trông cháu, vì con dâu sắp hết thời gian nghỉ thai sản, phải đi làm trở lại.

Mẹ ở nhà một mình, con cũng không yên tâm. Mẹ lên đây giúp đỡ chúng con, gần con gần cháu cho vui, mà con cũng yên tâm hơn mẹ ạ”, con trai tôi nói.

Chồng tôi m.ất đã lâu, 2 đứa con trai đều đang ở thành phố, 1 đứa đã có gia đình, 1 đứa còn độc thân. Ở quê, tôi có tiệm tạp hóa nhỏ nên cũng có đồng ra đồng vào, hơn nữa, nhà cửa rộng rãi, vườn tược sum suê, có bà con làng xóm rất vui. Nghĩ cảnh lên thành phố, ở chung cư tôi thấy hơi ngột ngạt. Nhưng vì thương con thương cháu, nên suy nghĩ kỹ rồi tôi cũng đồng ý.

Vì thương con, thương cháu nên tôi bỏ nhà cửa, vườn tược lên thành phố giúp đỡ chúng. (Ảnh minh họa)

Thời gian đầu lên nhà con trai, con dâu, mấy mẹ con rất vui vẻ. Hàng ngày, tôi ở nhà chăm cháu cho bố mẹ nó đi làm. Chiều tối tôi vẫn tranh thủ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, đỡ đần các con. Tuổi đã cao, giờ giấc sinh hoạt thay đổi, cuộc sống xáo trộn nên cũng khá mệt song tôi thấy vui vì được gần con, gần cháu.

Tuy nhiên, ở được 3-4 tháng, tôi và con dâu bắt đầu nảy sinh mâ.u th.uẫn, xuất phát từ việc chăm cháu. Mẹ chồng nàng dâu sống chung một nhà không thể tránh được vấn đề va chạm nên tôi cũng nhẫn nhịn cho vui cửa vui nhà. Thế nhưng đỉnh điểm mâ.u th.uẫn là khi con dâu thường xuyên than thở chuyện chi phí sinh hoạt tốn kém.

Cứ gần cuối tháng, con dâu tôi lại ngồi ghi chép, cộng trừ trên máy tính, miệng than thở: “Ôi sao dạo này tiền chợ hết nhiều thế nhỉ?”; “Tháng này tiêu âm cả lương”; “Vừa vào hè tiền điện đã gần 2 triệu”; “Đẻ đứa con cõng thêm bao nhiêu chi phí thế này”; “Chi tiêu thế này thì chuẩn bị bán nhà đi m.ất”;...

Chẳng biết con dâu có ý gì hay không nhưng tôi nghe những lời đó mà thấy chạnh lòng vô cùng. Tôi lên chăm cháu chưa nửa lời than vất vả, vậy mà con dâu lại kêu ca tốn này tốn nọ, còn nói trước mặt mẹ chồng, không có chút ý tứ nào cả. Hay con dâu muốn ám chỉ rằng từ ngày có thêm tôi, gia đình nó chi tiêu tốn kém hơn?

Không phải một lần mà nhiều lần con dâu có thái độ như vậy nên tôi rất bực mình. Nhiều đêm m.ất ngủ, tôi vắt tay lên trán suy nghĩ, cuộc sống của mình đang thoải mái, tự do, sao lại phải chịu cảnh “nhìn thái độ con dâu mà sống” như thế này?

Sau nhiều lần nín nhịn, tôi quyết định về quê, không chịu cảnh "nhìn mặt con dâu mà sống" nữa. (Ảnh minh họa)

Hôm ấy, con dâu tôi lại kể lể chuyện chi tiêu tốn kém. Quá sức chịu đựng, tôi liền nói với nó: “Mỗi tháng nhà con chi tiêu hết bao nhiêu?”.

- “17 triệu đồng mẹ ạ”, con dâu trả lời.

- “Vậy từ tháng sau, con cộng thêm 6 triệu tiền thuê giúp việc vào sổ chi tiêu gia đình nhé! Mẹ về quê, không trông cháu nữa, các con sắp xếp thuê người mà trông bé”, tôi nói, rồi vào trong nhà dọn dẹp đồ đạc, trở về quê.

Lúc này, con dâu ra sức giải thích nhưng tôi không chấp nhận. Ngồi trên xe trở về nhà, con trai, con dâu gọi điện, nhắn tin liên tục.

Nghĩ đến cháu nội, tôi chảy nước mắt, không biết ngày mai cháu ăn, ngủ thế nào? Với điều kiện kinh tế của các con, tôi biết chúng không đủ khả năng thuê giúp việc. Nhưng tôi đã nghĩ kỹ, cần phải để con dâu biết được cái thiếu sót của bản thân và tự suy ngẫm về những hành động, lời nói của mình.

Trước đó, báo Vietnamnet cũng đăng tải thông tin với tiêu đề: "Mẹ chồng lên chăm cháu, con dâu đề nghị đóng góp tiền sinh hoạt". Nội dung cụ thể như sau:

Vợ chồng tôi mới sinh con đầu lòng được 5 tháng. Sắp tới vợ tôi sẽ đi làm trở lại. Công ty cô ấy ở khu công nghiệp, cách nhà 30 km.

Ảnh: B.N

Công việc ở đây ổn định, vợ tôi không có ý định chuyển sang nơi khác làm. Để thuận tiện, có người hỗ trợ chăm sóc con, vợ tôi nhờ trung tâm mối giới tìm cho một giúp việc vào giờ hành chính.

Thế nhưng, cô ấy quá khó tính. Một tuần trung tâm đưa 3 giúp việc đến thử việc vẫn không hài lòng. Tôi nản, báo trung tâm chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ giúp việc.

Đúng lúc đó, mẹ tôi ở dưới quê lên chơi. Bà mang gà, vịt và rau cỏ cho hai vợ chồng đủ ăn trong một tuần. Tôi than vãn vợ sắp đi làm, không biết gửi con cho ai.

Mẹ tôi liền tự nguyện ở lại trông cháu. Bà bảo: “Công việc dưới quê cũng ít. Bố con đi xây nhà cho người ta liên miên. Mẹ ở đây vài tháng, đến Tết các con tìm được giúp việc thì mẹ về.

Tôi mừng rỡ, thông báo với vợ. Mặt cô ấy bỗng tối sầm lại, tỏ vẻ khó chịu. Vợ trách tôi không hỏi ý cô ấy trước.

“Anh với mẹ phải bàn bạc với em, xem em có đồng ý phương án đó hay không? Anh với mẹ lại tự quyết với nhau”, vợ tôi cằn nhằn.

Cô ấy ra điều kiện, mẹ chồng ở lại chăm cháu phải thực hiện theo hướng dẫn của mình. Từ ăn bột giờ nào, uống sữa mấy cữ/ngày, cách thay bỉm ra sao… Ngoài ra, vợ tôi sẽ lắp thêm camera.

Vợ giải thích, bà nội cao tuổi, lại có bệnh huyết áp thấp. Cô ấy ở cơ quan, theo dõi qua camera. Ở nhà có vấn đề gì còn biết mà xử lý. Vì bệnh này lúc bình thường không sao nhưng tụt đường huyết rất dễ n.gất xỉ.u.

Điều kiện quan trọng nhất, cô ấy đòi mẹ chồng phải đóng góp 2 triệu phí sinh hoạt và điện nước.

“Mẹ ở đây, thêm miệng ăn, điện nước tăng lên… Em mới đi làm lại, lương sẽ chưa cao. Thu nhập của anh thì ba cọc ba đồng, mẹ đóng 2 triệu coi như phụ giúp, cho mình đỡ gánh nặng”, vợ tôi nói tiếp.

Cô ấy cho biết thêm, hồi mới sinh, bà ngoại lên đây ở một tháng cũng đưa 3 triệu lo cơm nước hàng ngày. 

Tôi giận run người trước những câu nói khó nghe của vợ. Vợ tôi sẵn sàng chi tiền thuê giúp việc nhưng lại tính toán với mẹ chồng. Bà ở cũng là chăm cháu giúp con dâu, nào có ăn không của cô ấy. 

Tối đó, chúng tôi lời qua tiếng lại căng thẳng. Đỉnh điểm, vợ tuyên bố thà bỏ tiền thuê giúp việc để điều chỉnh họ theo ý mình còn hơn nhờ bà nội giúp.

Cô ấy chê mẹ tôi cổ hủ, không biết nuôi trẻ con theo khoa học. Mấy ngày cô ấy sinh con trong viện, mẹ chồng lên trông mà như cực hình.

Mẹ tôi nghe được, gi.ận tím mặt. Hôm sau bà đùng đùng bỏ về quê. Anh chị tôi gọi điện lên mắn.g không ra sao. Bố đẻ tôi thì c.ấm cửa hai vợ chồng bước chân về nhà.

Tình cảnh gia đình tôi lúc này rất rối ren. Bình thường với chồng con, vợ tôi vẫn tử tế. Lúc nào cô ấy cũng chăm sóc chu đáo. Chẳng hiểu sao với mẹ chồng, cô ấy như biến thành con người khác.

Giờ chỉ có nước đưa vợ về xin lỗi bố mẹ. Thế nhưng, vợ tôi nhất định không đồng ý. Vì cô ấy quan điểm mình không làm sai, tại sao phải xin lỗi.

Xin hãy cho tôi lời khuyên!