Sếp nữ hỏi 'Tôi và vợ cậu, ai xinh hơn?', nam ứng viên EQ cao trả lời khiến HR cười tủm tỉm và tuyển luôn

Trong tuyển dụng, đôi khi chỉ cần khôn khéo một chút là đã lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng rồi.

Báo Phụ nữ mới ngày 15/4 đưa thông tin với tiêu đề: Sếp nữ hỏi 'Tôi và vợ cậu, ai xinh hơn?', nam ứng viên EQ cao trả lời khiến HR cười tủm tỉm và tuyển luôn. Với nội dung như sau: 

Các chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, 80% thành công của một người là nhờ vào EQ, chỉ có 20% trong đó là nhờ vào IQ. Có thể thấy, EQ hiện hữu trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt trong tuyển dụng, đôi khi chỉ cần khôn khéo một chút là đã lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng rồi.

Mới đây, một chàng trai tên Tiểu Nam đã chia sẻ câu chuyện phỏng vấn vào một công ty nổi tiếng tại Bắc Kinh (Trung Quốc) trên mạng xã hội cá nhân của mình. Theo đó, sau khi vượt qua vòng kiểm tra kiến thức và kỹ năng chuyên môn, Tiểu Nam và 2 nam ứng viên nữa được nhận vào vòng trong. Tại đây, cả 3 ứng viên sẽ trải qua màn phần phỏng vấn trực tiếp với trưởng bộ phận.

Vì đã chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng, nên Tiểu Nam bước vào vòng kiểm tra với một phong thái tự tin. Song, sau khi nghe phía nhà tuyển dụng đặt câu hỏi trực tiếp, cả 3 ứng viên lại lập tức "xịt keo". Cụ thể câu hỏi của sếp nữ đặt ra khi đó là: "So sánh giữa tôi và vợ của các cậu, nếu không có vợ thì người yêu cũng được, ai xinh đẹp hơn?".

Ảnh minh họa

Sau khi nghe xong câu hỏi, 3 ứng viên lần lượt đưa ra đáp án của mình. Nam ứng viên đầu tiên bộc bạch: "Vợ tôi hiện đang là người mẫu chuyên nghiệp, mặc dù chị cũng rất xinh nhưng chắc chắn vợ tôi xinh hơn chị rất nhiều".

Nhà tuyển dụng nghe xong thì không nói gì mà chỉ tủm tỉm cười, đồng thời chờ đợi câu trả lời từ ứng viên thứ hai. Lúc này nam ứng viên thứ hai tiếp lời: "Tôi thấy chị xinh đẹp hơn vợ tôi nhiều đấy. Bởi nhìn chị kỹ, tôi thấy chị toát lên vẻ đẹp của sự sang trọng, quý phái".

Sau đó, HR quay sang chờ câu trả lời của Tiểu Nam. Tiểu Nam thấy vậy cũng từ tốn lên tiếng: "Theo thực tế thì chị đẹp hơn vợ tôi. Bởi không chỉ có nhan sắc, chị còn có vẻ đẹp của trí tuệ. Tuy nhiên, đáp án tôi đưa ra cuối cùng vẫn là vợ tôi xinh đẹp hơn. Bởi dù cô ấy không tài giỏi như chị, cũng không xinh đẹp được bằng chị, nhưng vì trong trái tim của tôi có cô ấy và tôi yêu cô ấy, chỉ cần bấy nhiêu đó thôi cũng khiến vợ tôi trở thành người phụ nữ xinh đẹp và đặc biệt nhất thế giới này rồi".

Nghe xong đáp án này của Tiểu Nam, sếp nữ nở một nụ cười thật tươi, rồi thông báo anh chàng đã chính thức vượt qua vòng phỏng vấn cuối cùng này.

Thật ra, câu hỏi của vị sếp nữ trên là để kiểm tra EQ của 3 ứng viên. Có thể thấy, Tiểu Nam đã có một câu trả lời vô cùng khéo léo và tinh tế, dùng người này để nâng người kia nên mà không làm phật ý hay mất vòng ai cả. Vậy nên, anh đã thành công chinh phục được nhà tuyển dụng và được nhận vào làm việc tại một công ty top đầu.

Tiếp dến, báo Trí Thức Trẻ cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Đi phỏng vấn gặp câu hỏi: “Bạn muốn làm việc với sếp thế nào?” - trả lời sao cho thông minh nhất?

Nội dung được báo đưa như sau: 

Câu hỏi phỏng vấn này vừa là cạm bẫy vừa là cơ hội. Người được phỏng vấn nên tận dụng cơ hội, cố gắng tránh những hy vọng cụ thể về cấp trên, đồng thời hãy nói thêm về những yêu cầu của bản thân.

Câu hỏi này có vẻ đơn giản, nhưng thực ra có rất nhiều câu trả lời hợp lý để đối phó. Các khía cạnh mà câu hỏi này đề cập bao gồm nhận thức về bản thân, giá trị, sáng kiến, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, khả năng thích ứng... Một sai lầm phổ biến mà các ứng viên mắc phải là luôn tuân theo các yêu cầu của cấp trên mà không tự đề cao giá trị của mình. Theo cách này, người phỏng vấn sẽ nghĩ rằng không thực tế hay đơn giản chỉ đang muốn đáp qua loa cho xong chuyện.

Vậy thì, nếu được nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn muốn làm việc với kiểu lãnh đạo như thế nào?”, thì đâu sẽ là câu trả lời của bạn?

(Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là một số câu trả lời thú vị mà bạn có thể ứng dụng vào buổi phỏng vấn sắp tới.

Câu trả lời thứ 1: Khá thỏa đáng, không khiêm tốn cũng không kiêu ngạo

“Mong cấp trên hướng dẫn thêm trong công việc và chỉ ra ngay những sai sót trong công việc. Tôi hy vọng rằng tôi có thể phát triển nhanh chóng cùng với công ty và đội ngũ trong một nhóm hoạt động hiệu quả.”

Câu trả lời thứ 2: Hạ thấp vị thế của bản thân và học hỏi một cách khiêm tốn

“Tôi hy vọng được làm việc với những người lãnh đạo biết tận dụng lợi thế, hiểu được tiềm năng của cấp dưới. Giao cho họ những công việc có thể giúp họ đào tạo chuyên môn, để họ tiếp tục phát triển và làm giàu trong công việc. Khi cấp dưới gặp phải vấn đề, người lãnh đạo có thể đưa ra một số ý kiến để cấp dưới có thể tự điều chỉnh càng sớm càng tốt và đưa mình vào công việc trong trạng thái tốt.

Tôi cũng sẽ nắm bắt cơ hội để trao đổi với các nhà lãnh đạo và xin ý kiến của họ; tôi sẽ quan sát phương pháp của các tổ chức hàng đầu trong việc xử lý công việc, so sánh và phân tích những thiếu sót của chính họ, và tiếp tục cải thiện. Học hỏi và tiến bộ, đó chính là phương châm của tôi.”

Câu trả lời thứ 3: Thể hiện khả năng giao tiếp và thích ứng của bạn

“Tôi nghĩ vấn đề không phải là cấp trên như thế nào mà là cách chúng ta giao tiếp với cấp trên và hoàn thành công việc ra sao. Vì trong nhiều trường hợp, không phải chúng ta có thể quyết định cấp trên là người như thế nào.

Và sở dĩ cấp trên trở thành cấp trên là vì họ sở hữu điều gì đó đặc biệt, dù là cấp trên kiểu gì tôi cũng sẽ học hỏi những điểm mạnh từ họ. Nếu đó là một nhà lãnh đạo nghiêm túc, tôi sẽ học hỏi thái độ nghiêm túc của anh ấy, và nếu đó là một nhà lãnh đạo có tài giao tiếp, tôi sẽ học khả năng cư xử của anh ấy.”

(Ảnh minh hoạ)

Câu trả lời thứ 4: Bắt đầu từ góc độ văn hóa công ty, đồng thời cho thấy bạn phù hợp với công ty đến mức nào

“Một công ty là tập hợp những người tin tưởng vào cùng một văn hóa doanh nghiệp, vì vậy tôi hy vọng rằng cấp trên và tôi có nhiều điểm tương đồng hơn là bổ sung cho nhau. Bởi vì càng nhiều điểm tương đồng càng dễ cộng hưởng, có lợi cho hiệu quả công việc. Tất nhiên không có nghĩa là bổ sung không tốt, chúng ta có thể học hỏi ưu điểm của nhau từ việc bổ sung.”

Câu trả lời thứ 5: Câu trả lời toàn diện nhất

“Trước hết, là cấp dưới, yêu cầu cơ bản nhất là phải thực hiện tốt yêu cầu của cấp trên, vì vậy dù cấp trên là người như thế nào thì những nhiệm vụ cấp trên triển khai đều phải hoàn thành với số lượng và chất lượng cao nhất. Thứ hai, vì anh ấy có thể trở thành cấp trên của tôi, điều đó cho thấy anh ấy có những kỹ năng quản lý nhất định và sẽ đánh giá khách quan về hiệu quả công việc và năng lực của tôi. Vì vậy, tôi sẽ cẩn thận lắng nghe ý kiến của cấp trên. Những gì tôi học được sẽ là đóng góp thiết thực cho công ty.”

Nhưng cuối cùng, không có câu trả lời tiêu chuẩn cho loại câu hỏi mở này. Bạn phải trả lời dựa trên cá tính của chính mình và hiệu quả tại chỗ. Nếu không, người phỏng vấn sẽ cảm thấy sự thể hiện của bạn không nhất quán trước sau, hoặc bạn đã chuẩn bị trước đầy đủ, bạn chỉ biết hình mà không biết ý, hoặc không đủ chân thành. Điều này thực sự sẽ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn cuối cùng của bạn.

Chỉ số IQ cao là yếu tố số 1 dự đoán tiềm năng của một người, nhưng 5 đặc điểm này là chìa khóa quyết định sự thành bại