Hãi hùng phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại làm ra hàng chục ngàn tấn giá đỗ
6 cơ sở ở tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng hoạt chất độc hại tạo ra hàng ngàn tấn giá đỗ bán ra thị trường.
Ngày 26/12/2024 Báo Người lao động đưa tin "Hãi hùng phát hiện 6 cơ sở dùng hoạt chất độc hại làm ra hàng chục ngàn tấn giá đỗ'. Nội dung chính như sau:
Ngày 26-12, tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt phá nhiều cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất giá đỗ bán ra thị trường.
Theo đó, sau một thời gian kiên trì theo dõi, phát hiện không gian mạng nổi lên một nhóm đối tượng thuộc "Hội giá đỗ Miền Nam" và "Hội làm giá đỗ" có những dấu hiệu vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã đồng loạt kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột.
Trong đó, có 2 cơ sở của đối tượng Lâm Văn Đạo (SN 1990, ngụ xã Ea Tu), 2 cơ sở của đối tượng Vũ Duy Tư (SN 1991), 1 cơ sở của Nguyễn Văn Quynh (SN 1973) và 1 cơ sở của Nguyễn Văn Hảo (SN 1988) cùng ở phường Tân Hòa.
Qua kiểm tra, các đối tượng khai nhận, trong quá trình sản xuất giá đỗ đã sử dụng vôi cục, nước giếng và một loại chất lỏng không màu, mà nhóm này thường trao đổi tiếng lóng với nhau qua mạng là nước "kẹo".
Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk nước "kẹo" thực chất là hoạt chất 6-Benzylaminopurine, không thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Đây là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu đưa vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Khi hít hoặc tiếp xúc qua da lâu dài có thể làm thai nhẹ ký, não úng thủy và các dị tật bẩm sinh, còn ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong.
Thế nhưng nhóm này vẫn thường xuyên dùng ngâm ủ làm giá đỗ, với mục đích làm cho rễ cây giá ngắn lại để tập trung dưỡng chất phát triển cho thân cây giá to, mập, tăng trọng lượng và có hình thức đẹp.
Tỉ lệ các đối tượng pha trộn là 400ml nước "kẹo" pha với 1.000 lít nước giếng, đủ để tưới cho ra khoảng 2.000kg giá đỗ thành phẩm. Các đối tượng đều biết rõ hoạt chất 6-Benzylaminopurine bị cấm sử dụng và khi đưa vào cơ thể sẽ gây nguy hại cho sức khỏe con người. Do đó, mỗi lần sử dụng xong, thì các đối tượng đem giấu can chứa hoạt chất 6-Benzylaminopurine này vào nhà vệ sinh, góc kho xưởng, trong phòng ngủ, tầng hầm để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Quá trình kiểm tra, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, thu giữ 20.357 kg giá đỗ mà nhóm này đã ngâm hoạt chất 6-Benzylaminopurine, với giá bán ra khoảng 400 triệu đồng. Ngoài ra, cơ quan công an thu giữ 37 can nhựa với 135 lít hoạt chất cấm trên. Nếu không bị phát hiện, với 135 lít dung dịch này, các đối tượng sẽ sản xuất và đưa ra thị trưởng khoảng 675 tấn giá thành phẩm với giá bán khoảng 18,7 tỉ đồng.
Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận trong năm 2024, nhóm này đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm hóa chất 6-Benzylaminopurine, trung bình mỗi ngày khoảng từ 8 đến 10 tấn. Riêng có 1 cơ sở sản xuất còn ký hợp đồng bán cho 1 siêu thị từ 350 - 400kg giá đỗ/ngày. Trên bao bì giá đỗ này, được các đối tượng dán lên những nhãn mác "Vì sức khỏe của mọi người", "Không hóa chất", "Không chất kích thích", "Không chất bảo quản".
Hiện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố 4 vụ án, khởi tố bắt tạm giam 4 bị can là Lâm Văn Đạo, Vũ Duy Tư, Nguyễn Văn Quynh, Nguyễn Văn Hảo về hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Đồng thời đang tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý toàn diện vụ án.
Báo Kinh Tế Đô Thị ngày 3/9/2023 đưa thông tin với tiêu đề: "7 thực phẩm quen thuộc nhưng chứa nhiều kí sinh trùng" cùng nội dung như sau:
Lươn
Lươn cũng được xem là loài có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn. Khi vào thời điểm mùa sinh của ký sinh trùng, tỉ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%.Khi ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa. Lưu ý khi chế biến lươn phải chín thật kỹ, nhiệt độ đủ làm cho nước nóng sôi và tối thiểu phải đun sôi từ 4 - 5 phút mới có thể an toàn để ăn.
Theo một nghiên cứu của GS Trần Vinh Hiển, cố vấn khoa học BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, ở cả lươn nuôi và lươn hoang dã thì tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum là từ 0,8-29,6%, mùa khô tỉ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa. GS Trần Thị Kim Dung (bộ môn ký sinh trùng ĐH Y dược TP.HCM) cũng cảnh báo tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spinigerum khá cao ở người có thói quen ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, gỏi lươn..
Ốc
Ốc đồng chứa rất nhiều ký sinh trùng như giun, sán, đặc biệt là ốc được bắt ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm thì nguy cơ nhiễm ký sinh trùng càng cao. Vì vậy, nếu bạn chế biến ốc không kĩ thì nguy cơ nhiễm giun sán là rất cao.
Khi vào cơ thể, chúng có thể kí sinh tại rất nhiều bộ phận nội tạng, gây ra những biểu hiện bên ngoài như phù chân, tay, nôn mửa, đau bụng, sốt, tiêu chảy… Ngoài ra một số loạigiun sán kí sinhlâu trong cơ thể còn có thể gây bệnh ung thư.
Thịt bò tái, bít tết
Thịt bò là món ăn bổ dưỡng và chúng ta thường ăn hàng ngày, nhưng cách mà chúng ta đang ăn món bò tái, bít tết cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Ai cũng biết rằng, nếu thịt bò nấu chín sẽ dễ bị dai và mất đi hương vị thơm ngọt. Vì thế đa phần sẽ chọn cách chế biến thịt bò tái. Nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, ăn bò tái là cách rất dễ đưa ký sinh trùng vào cơ thể.
Ruột (lòng) gia cầm
Món ăn này khi chế biến một số món rất ngon, tuy nhiên lại có rất nhiều ký sinh trùng và một số vi khuẩn có hại khó tiêu diệt ngay cả khi đã nấu ở nhiệt độ cao. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn các món chế biến từ lòng gia cầm để bảo vệ sức khỏe.
Hàu sống
Hàu sống là món ăn phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới. Một số cách ăn hàu sống thường là ăn tái với chanh hoặc mù tạt. Món này có thể cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, kẽm,... thế nhưng, một vi khuẩn họ Vibrio gây bệnh tả lại có thể được chứa trong hàu sống.
Gỏi cá
Gỏi cá là món cá sống có hương vị đặc biệt, tươi ngon. Tuy nhiên, cá sống chứa nhiều ký sinh trùng sán lá gan và các ký sinh trùng khác. Loài ký sinh này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh chóng đi vào gan và túi mật, làm hỏng gan nhanh chóng.
Khi phát bệnh, cơ thể bắt đầu có dấu hiệu đau nhức, đầy hơi kèm theo đau bụng. Nếu kiểm tra sẽ thấy chức năng gan hoạt động bất thường.
Tôm hùm
Kí sinh trùng thường sống bám vào bên trong vỏ tôm. Khi chúng ta ăn tôm chưa được nấu chín kỹ, ký sinh trùng đi theo món ăn nhanh chóng vào cơ thể, đặc biệt là loài sán lá phổi.
Khi ăn món tôm hấp hoặc nướng chưa đủ chín, sán lá phổi sẽ tiếp cận nhanh vào phổi và ký sinh trong đó khiến người nhiễm bệnh gặp bất lợi lớn về sức khỏe. Bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ho, đau ngực, ho ra máu, nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu vùng phổi.
Trước đó, báo Vietnamnet ngày 23/4/2023 cũng có bài đăng với thông tin: "Những món ăn có thể truyền nhiễm ký sinh trùng cho người". Nội dung được báo đưa như sau:
Bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết phòng khám truyền nhiễm của bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân mắc các triệu chứng như đau bụng, sút cân, mệt mỏi, ngứa. Kết quả xét nghiệm dương tính cùng lúc với nhiều loại giun sán như sán dây bò, sán lá gan lớn, sán lá gan bé, giun đũa chó mèo.
Một số loại giun sán xâm nhập vào cơ thể con người qua da khi tiếp xúc. Một số giun sán lây truyền qua đường ăn uống, như ăn món tái, sống, chưa được nấu chín kỹ hoặc thực phẩm không hợp vệ sinh, chứa trứng hoặc ấu trùng sán.
Các chuyên gia tổng hợp một số món ăn có nguy cơ khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng, như sau:
Các món từ thịt
Ký sinh trùng như sán dây bò thường ký sinh trong thịt nạc, nội tạng động vật. Bởi vậy, các món từ thịt, nội tạng bò, lợn nếu không được nấu chín có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng.
Con bò hay lợn khỏe mạnh, vi sinh vật không nhiễm trong thịt mà ở đường tiêu hóa. Bởi vậy, khi giết mổ, cần đảm bảo bộ phận tiêu hóa của bò hay lợn không bị vỡ ra, vi sinh vật sẽ không chui từ đường tiêu hóa ra ngoài. Nói cách khác, quy trình giết mổ sạch cho ra thịt sạch.
Tuy nhiên, nhìn chung, bạn thường không biết được nguồn gốc thịt khi mua. Vì vậy, bác sĩ Thiệu khuyên cẩn trọng nếu ăn thịt bò tái, bởi có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan. Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Như vậy, món phở bò tái hoặc bò tái nhúng lẩu, bò bít tết tái là món ăn khoái khẩu của nhiều người, song có thể khiến người ăn bị nhiễm sán.
Nem chua
Nem chua là thực phẩm không được nấu chín mà lợi dụng hơi men của lá (lá ổi, lá sung) và thính gạo để làm chín. Quá trình chế biến, thịt lợn giã nhuyễn trộn với thính, bì lợn thái chỉ, muối tiêu, đường, tỏi, sau đó chia thành các phần nhỏ, cuốn kèm với một loại lá nào đó tùy khẩu vị người ăn. Với cách chế biến này, nếu thịt lợn làm nem chua bị nhiễm sán, giun, nguy cơ lây sang người rất cao.
Nem đủ ngày, đủ độ chua, axit trong nem có thể tiêu diệt trứng, ấu trùng sán. Nem chưa lên men đủ ngày thì trứng, ấu trùng sán nếu có trong nem chưa bị tiêu diệt, người ăn có thể bị nhiễm ký sinh trùng.
Thịt, nội tạng động vật có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng, không nên ăn tái hoặc chế biến chưa sạch, nấu chưa chín. Ảnh: Bùi Thủy
Rau sống, nước ép rau củ
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, rau sống hoặc các thực phẩm như nước ép rau củ sống cũng tiềm ẩn nguy cơ truyền nhiễm ký sinh trùng cho người ăn. Một số loại rau ăn sống như rau muống chẻ, rau diếp cá, rau má, lá cải, không rửa sạch thì rất dễ nhiễm ký sinh trùng.
Thực tế, các loại rau trồng dưới đất, dưới nước nên dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, chưa kể nhiều nơi nước thải ô nhiễm hoặc được tưới bằng phân tươi. Vì vậy, nguyên tắc đơn giản là rửa sạch rau trước khi chế biến. Bản chất ký sinh trùng không phải vi trùng, vi khuẩn mà là trứng giun, trứng sán, thậm chí con giun, con sán, nên khi rửa dưới vòi nước sạch sẽ trôi hết.
Hoa quả leo trên mặt đất
Hoa quả ít có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng vì ở trên cao, song một số loại quả leo ở bề mặt đất thì không sạch. Khi ăn, bạn rửa sạch, gọt vỏ thì khó có nguy cơ nhiễm giun, sán.
Theo các chuyên gia, triệu chứng khi nhiễm sán phổ biến là đau bụng, ăn không ngon, sụt cân hoặc chóng mặt, đau đầu, thiếu máu, hạ huyết áp. Một số trường hợp đốt sán chui ra khỏi hậu môn, gây cảm giác ghê sợ.
Để phòng tránh, bác sĩ Thiệu khuyến cáo người dân tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh ăn uống, không ăn thịt sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm bệnh; ăn chín, uống sôi; phát hiện và tẩy sán kịp thời.