Bốn cách đòi tiền khi người vay không chịu trả

Nếu bạn cho vay tiền nhưng đến hẹn không thể đòi hãy thử áp dụng 4 cách sau, theo gợi ý của luật sư Đặng Xuân Cường .

Mới đây, báo Vnexpress đăng tải bài viết "Bốn cách đòi tiền khi người vay không chịu trả" có nội dung như sau:

Luật sư Cường (Công ty Luật TAT Law Firm) cho hay, trong mọi hoàn cảnh, không nên thuê "xã hội đ.en" hoặc đ.e d.ọa, sử dụng vũ lực để đòi nợ. Việc này khiến chủ nợ "đang đúng thành sai" và có thể bị xử lý về các hành vi Cưỡng đoạt tài sản, Cướp tài sản, Cố ý gây thương tích. Thay vào đó, người cho vay có thể dùng những cách hợp pháp để đòi tiền.

Phương án 1, bạn nên tìm gặp, nói chuyện để yêu cầu họ trả nợ đúng hạn hoặc "cơ cấu n.ợ", thậm chí cho vay thêm nhưng yêu cầu có tài sản thế chấp. Ví dụ, A cho B vay tín chấp một tỷ đồng nhưng B thua lỗ, không thể trả, chỉ còn một căn nhà giá 2 tỷ đồng. A khi đó có thể cho vay thêm một tỷ đồng nếu B đồng ý thế chấp căn nhà này.

Phương án này có ưu điểm "cùng thắng", phía cho vay không s.ợ m.ất ti.ền còn người vay có thêm vốn để kinh doanh. Nhược điểm, nó yêu cầu người vay phải có "tài sản sạch" bởi không hiếm trường hợp một căn nhà "liên quan nhiều bên", gây phức tạp khi thu hồi. Do đó, cần thẩm định tài sản trước khi ký hợp đồng thế chấp.

N.ợ tiền mà tr.ốn tr.ánh không chịu trả có thể bị kh.ởi t.ố - Ảnh minh họa

Phương án 2, nếu người vay có dấu hiệu tr.ốn trá.nh, chủ nợ cần chuẩn bị hồ sơ tố cáo họ ra cơ quan điều tra về các hành vi như lừ.a đ.ảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chi.ếm đo.ạt tài sản.

Ưu điểm của việc này ở chỗ đa số con nợ đều "sợ làm việc với cả.nh s.át", họ có thể thu xếp trả tiền ngay khi nhận giấy triệu tập. Trường hợp con nợ thực sự chiếm đoạt tài sản, họ sẽ chịu mức á.n t.ù rất nặng so với các t.ội danh khác nên dù đòi được ti.ền hay không, người cho vay ít nhất có thể "giải tỏa tâm lý".

Phương án ba, việc kiện ra toà trong vụ á.n dân sự là phương án tiếp theo nên được áp dụng nếu người vay không có dấu hiệu ph.ạm t.ội. Tòa án chắc chắn sẽ ban hành quyết định hoặc bản án buộc người vay trả cả tiền gốc và lãi.

Nhược điểm của kiện tụng là "rất m.ất thời gian". Nếu tòa án không thể "hòa giải thành", buộc người vay nhận trả nợ ngay từ đầu, các phiên sơ – phúc thẩm có thể kéo dài cả năm trời.

Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa, cơ quan thi hành á.n dân sự hoặc thừa phát lại cũng "m.ất thêm ít nhất cả năm" để tìm tài sản của bên vay, bán đấu giá... Chưa kể, người vay tiền nếu đã không thể trả thường "không còn tài sản gì đáng giá nên không thể thi hành án".

Phương án thứ tư, khi những cách trên không khả thi, các bên trong giao dịch vay nên ngồi lại với nhau để "khoanh n.ợ". Bên cho vay có thể chốt số tiền cần được thanh toán và "chốt lại", không lấy lãi nữa đồng thời cho người vay thêm thời gian để thu xếp.

Cách làm này "giữ được tình cảm" nếu hai bên quen biết nhau và giúp người vay ổn định tâm lý, tập trung làm ăn trả nợ. Thực tế, nhiều trường hợp người vay tiền do bị "thúc ép quá đáng" đã trốn tránh, bỏ cả công việc của mình dẫn tới mất hoàn toàn khả năng trả nợ. Việc này gây thi.ệt h.ại cho cả đôi bên.

Tiếp đến, báo Tuổi Trẻ đăng tải bài viết "Cho vay ti.ền đòi không chịu trả, phải làm gì?". Cụ thể như sau:

Tôi cho người quen vay tiền (nhiều lần) bằng cách chuyển khoản trong 2 năm với tổng số tiền hơn 1,2 tỉ đồng. Sau đó tôi nhiều lần đòi nhưng người kia không trả nợ cho tôi (không phải họ không có tiền, mà có tiền mua sắm xây dựng nhà to). 

Tôi đòi rất nhiều lần, lần thì hứa trả, lần thì thách tôi đi tố công an. Suốt 2 năm qua tôi không đòi được tiền. Người đó cũng không ở nhà thường xuyên, mà cũng đi địa phương khác làm ăn. 

Mấy tháng gần đây người này né tránh không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn tôi gửi. 2 năm qua tôi không muốn khởi kiện vì thấy kiện nhau cùng mất thì giờ, vậy luật sư tư vấn giúp xem tôi cần phải làm gì để lấy lại được tiền của mình?

Bạn đọc Nguyễn Phương Lâm (TP.HCM) nhờ luật sư tư vấn.

Luật sư Giang Hồng Thanh

Luật sư Giang Hồng Thanh, Đoàn luật sư Hà Nội, tư vấn:

Hành vi của người vay tiền có dấu hiệu của tội "l.ạm dụ.ng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự. Điều luật quy định như sau:

Điều 175. Tội l.ạm dụ.ng tín nhiệm chi.ếm đo.ạt tài sản:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây ch.iếm đo.ạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng… thì bị ph.ạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc ph.ạt t.ù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gi.an d.ối hoặc b.ỏ tr.ốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả".

Theo thông tin bạn chia sẻ, người vay tiề.n nhận được 1,2 tỉ đồng của bạn, sau đó không trả dù có khả năng để trả (có nhà cửa khang trang), rồi tìm cách tránh né bạn thông qua việc đi khỏi địa phương, không trả lời điện thoại, tin nhắn. Đối chiếu với điều luật trên, đó là hành vi lạm dụng tín nhiệm ch.iếm đo.ạt tài sản.

Trong trường hợp này, bạn cần nộp đơn t.ố g.iác t.ội ph.ạm đến Cơ quan cảnh sát điều tra CA TP.HCM để tố cáo hành vi v.i ph.ạm pháp luật của người vay ti.ền. 

Nếu trong quá trình xác minh tin báo về t.ội phạ.m, cơ quan điều tra nhận thấy thông tin bạn cung cấp là chưa chính xác, người vay tiền không có những việc làm như bạn trình bày nên không ph.ạm t.ội hình sự, cơ quan điều tra sẽ hướng dẫn bạn khởi ki.ện ra tòa có th.ẩm quy.ền (ở đây là tòa án nhân dân quận, huyện nơi người vay tiền cư trú) để giải quyết.

Cần phải lưu ý là trong trường hợp cơ quan điều tra kết luận người kia phạm tội, thì người đó sẽ chỉ bị buộc trả lại số tiền đã chiếm đoạt của bạn mà không phải trả lãi. Còn nếu bạn khởi kiện dân sự ra tòa á.n thì khi đó bạn mới có thể nhận được tiền gốc và lãi trên số tiền gốc tương ứng với thời gian từ khi người kia nhận tiền cho đến khi trả hết ti.ền.