Xôn xao thông tin: Xe gầm cao từ giờ vào đô thị phải lắp camera xóa “điểm m:ù” để tránh gây tainan, bao giờ thì thực hiện?

Xôn xao thông tin: Xe gầm cao từ giờ vào đô thị phải lắp camera xóa “điểm m:ù” để tránh gây tainan, bao giờ thì thực hiện?

Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị.


Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung của 2 Dự thảo Luật này, cụ thể như: chính sách phát triển hoạt động đường bộ; việc đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ; thực hiện chính sách pháp luật của thanh tra đường bộ; các hành vi bị nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; quy định về đấu giá biển số xe; hình thành quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ cần nghiên cứu để giao chủ thể quản lý quỹ…

Đề xuất có quy định về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), PGS.TS Vũ Hoài Nam (Trường Đại học Xây dựng) bày tỏ ủng hộ Dự thảo Luật đã quy định bảo đảm an toàn giao thông trường học để bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, cần có quy định riêng với xe chở trẻ em đến trường, không chỉ áp dụng theo các điều kiện chung với người lái xe khách. “Hiện nay có nhiều xe 16 chỗ chở khách, ngoài giờ thì nhận chở thêm học sinh, không đủ điều kiện, nên khi xảy ra tai nạn khó để cứu học sinh vì các xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn”- PGS.TS Vũ Hoài Nam góp ý.
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị
 

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề xuất, Dự thảo Luật TTATGTĐB cần quy định, xe gầm cao, rơ-moóc gầm cao đi vào đô thị gây tai nạn giao thông rất nhiều, đặc biệt là tại các “điểm mù” khiến người tham gia giao thông ngã chui vào gầm xe tải. Đồng thời, nên quy định điều kiện để xe gầm cao được đi vào đô thị phải bảo đảm như: phải trang bị hệ thống camera xóa “điểm mù”, phải có hệ thống chắn mới được phép lưu thông. Không thể để tình trạng các xe này đi vào đô thị gây tai nạn nhiều.

Trưởng ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Thanh Hiếu góp ý, tại khoản 4 điều 5 của Dự thảo Luật TTATGTĐB nêu “tạo điều kiện thuận lợi đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ”  và có 2 điều cụ thể hóa chính sách này (khoản 5 điều 10): người điều khiển phương tiện phải  “giảm tốc độ hoặc dừng lại tại nơi xe lăn của người khuyết tật qua đường”; khoản 1 điều 33 – người lái xe “được chở tối đa 2 người”. Tuy nhiên, với nhóm người khuyết tật, chưa rõ xe buýt có đường lên xuống cho xe lăn đã/sẽ được thể hiện trong Luật nào? Nếu chưa có, cần bổ sung vào Dự thảo Luật này.

Đồng thời, tại khoản 1 điều 13 quy định người đi bộ “phải đi trên hè phố, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ”. Vậy trường hợp có hè phố nhưng bị chiếm dụng (để bán hàng ăn, để xe… như thường thấy), người đi bộ không có hè phố để đi, lỡ xảy ra tai nạn, thì trách nhiệm thuộc về ai?.

Trưởng ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Thanh Hiếu góp ý tại hội nghị
Trưởng ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Thanh Hiếu góp ý tại hội nghị
Cùng quan tâm đến nội dung này, Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Kim Anh đề xuất, Dự thảo Luật TTATGTĐB rà soát, quan tâm đến quy định về đường, xe buýt dành cho phụ nữ, trẻ em.

Điều 59 của Dự thảo Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người lái xe, phục vụ quy định không được gây khó khăn với phụ nữ có thai, người khuyết tật, người cao tuổi. Tuy nhiên, bà Lê Kim Anh cho rằng, phải nhìn nhận dưới góc độ trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ những đối tượng đặc thù, dễ bị tổn thương, không phải là “gây khó khăn”.

Khó thực hiện khi quy định về quỹ đất dành cho giao thông

Góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ, Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng, tỷ lệ đất dành cho giao thông theo Dự thảo Luật là từ 16-26%. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch mạng lưới đường giao thông chưa có nội dung quy định từng cấp hạng đường, trong khi đó cấp hạng đường (bãi đỗ xe) chưa có quy định, vì vậy cần quy định rõ để khi triển khai quy hoạch bảo đảm các điều kiện.

Còn luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội bày tỏ, quỹ đất dành cho giao thông nếu tiếp cận ở góc độ Luật TTATGTĐB thì phù hợp, nhưng nếu nhìn ở các luật khác sẽ không phù hợp vì ở mỗi tỉnh có quy hoạch sử dụng đất khác nhau. “Hệ thống giao thông đồng bộ nhưng điều kiện kinh tế cho từng địa phương sẽ có đặc trưng khác nhau. Vì thế khi đưa 18%, 20% hay 26% quỹ đất dành cho hoạt động giao thông có thể chỉ phù hợp với một số tỉnh” – luật sư Nguyễn Văn Hà nêu.
PGS.TS Vũ Hoài Nam Trường Đại học Xây dựng phát biểu tại hội nghị
PGS.TS Vũ Hoài Nam Trường Đại học Xây dựng phát biểu tại hội nghị
Luật sư Nguyễn Văn Hà dẫn chứng, ví dụ như tại Hà Nội nếu quy hoạch không mở rộng, đưa tỷ lệ này vào rất khó. Vì vậy để đảm bảo linh hoạt trong quá trình quy hoạch giao thông, có thể bỏ nội dung này ra ngoài Dự thảo Luật, vì đã quy định trong các luật chuyên ngành khác (như Luật Đất đai) có nhiều mảng liên quan đến quy hoạch, trong đó có quy hoạch lĩnh vực giao thông. Do vậy nếu chuyển nội dung này ra khỏi Dự thảo Luật Đường bộ, cũng không ảnh hưởng đến phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt quy hoạch sử dụng đất cho giao thông.

Tại hội nghị, Phó giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, hàng ngày, hàng giờ có nhiều vi phạm phá vỡ kết cấu hạ tầng giao thông như xe quá khổ quá tải, xe bánh xích nhưng Luật Đường bộ chỉ quy định ngắn gọn về nhiệm vụ của thanh tra đường bộ (thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) mà không quy định rõ thanh kiểm tra xử lý nội dung gì.

Nội dung này đã được chuyển sang Dự thảo Luật TTATGTĐB nhưng lại chỉ quy định riêng cho lực lượng Cảnh sát giao thông được thực hiện tuần tra, xử lý. Nghĩa là khi có vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông (như xe bánh xích phá hoại mặt đường), bất kỳ cơ quan, người dân nào cũng phải báo lại cho cơ quan công an; thanh tra đường bộ được giao tài sản nhưng lại không có thẩm quyền ngăn chặn hành vi phá hoại. Điều này khiến việc ngăn chặn không được kịp thời, chủ động. “Đề nghị quy định cụ thể hơn chức năng của lực lượng thanh tra đường bộ trong Dự thảo Luật TTATGTĐB” – ông Trần Hữu Bảo nêu.
Đại biểu thảo luận tại hội nghị
Đại biểu thảo luận tại hội nghị
Ngoài ra, các ý kiến cũng đề cập đến một số nội dung cụ thể như hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật TTATGTĐB: cấm “điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ” thì cần định nghĩa hoặc kiểm tra hoặc dẫn chiếu “vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ”, cần làm rõ thế nào là vật thể siêu nhẹ?, diều hoặc flycam có thuộc nhóm này không?

Thiếu tá Đào Việt Long – Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội đề nghị, bổ sung hành vi nghiêm cấm tại khoản 11, điều 9 Luật TTATGTĐB: thêm hành vi nghiêm cấm gắn biển số đã được cấp cho phương tiện khác để có chế tài quản lý.

Thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu và cho biết, đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ để gửi tới ban soạn thảo các Dự án Luật để tiếp tục thảo luận, cho ý kiến đóng góp tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra tháng 5/2024.
 
Nguồn: Tổng Hợp