Trốn truy nã vẫn giả danh đại tá An ninh điều tra để lừa nhiều người làm sổ đỏ

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Trong thời gian trốn truy nã, Phạm Văn Thảo (SN 1991, HKTT tại xã Tây Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, nay là Ấp Hai Tốt, xã Tây Yên, tỉnh An Giang), đối tượng có 3 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản” đã sử dụng giấy chứng minh CAND giả mang tên Lê Nhật Phong, giả mạo là cán bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 21/07/2025, Công an nhân dân đưa tin "Trốn truy nã vẫn giả danh đại tá An ninh điều tra để lừa nhiều người làm sổ đor". Nội dung chính như sau: 

Liên quan đến vụ án trên, ngày 21/7, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố Phạm Văn Thảo về 2 tội danh gồm “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Vụ án bắt nguồn từ việc Cơ quan ANĐT, Bộ Công an nhận được thông tin về đối tượng tên Lê Nhật Phong, tự xưng là "Đại tá, Phó Cục trưởng Cục ANĐT Bộ Công an" để lừa đảo nhiều cá nhân trên địa bàn một số tỉnh phía Nam. Trong khi Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đang tiếp nhận thông tin thì một ngày sau đó (ngày 21/2), đơn vị đã tiếp nhận thông tin của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Lâm Đồng về đối tượng trên…

Tên trộm đang trốn truy nã giả danh Phó Cục trưởng để lừa đảo -0
Phạm Văn Thảo giả mạo là “Đại tá, Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an” cùng các giấy tờ giả.

Nhận thấy đây là vụ án nghiêm trọng, phức tạp; hành vi của bị can làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Nhà nước trong việc quản lý giấy tờ, hồ sơ… Vì thế, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.

Qua rà soát, các cán bộ điều tra đã xác định Phong có tên thật là Phạm Văn Thảo; đối tượng đang trốn truy nã tại địa chỉ số 2A, Hoàng Văn Thụ, phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, ngày 25/2, Cơ quan ANĐT, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Thảo về tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" để điều tra, làm rõ.

Quá trình điều tra xác định, trong thời gian tạm giam chờ  thi hành 2 bản án với hình phạt tổng hợp 30 tháng tù giam về tội "Trộm cắp tài sản" (tháng 9/2015), Thảo bị bệnh yếu hai chân không đi lại được. Vì thế, TAND TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định số 2/2015/QĐCA thay thế biện pháp ngăn chặn từ tạm giam bằng biện pháp cho gia đình bảo lĩnh để điều trị bệnh. Khoảng tháng 6/2016, khi chữa khỏi bệnh, bị can không trình diện chính quyền địa phương nơi cư trú và nhận quyết định thi hành án (30 tháng tù giam) mà đã bỏ trốn khỏi địa phương và bị Cơ quan Thi hành án hình sự tỉnh Kiên Giang truy nã.

Quá trình lẩn trốn, Thảo lên mạng xã hội facebook đặt mua giấy CMND giả mang tên Lê Nhật Phong để sử dụng. Theo lời khai của Thảo tại Cơ quan ANĐT thì đối tượng đã sử dụng điện thoại cá nhân chụp hình và gửi hình ảnh của bản thân cho một tài khoản facebook đăng quảng cáo làm giấy tờ giả.

Khoảng 5 ngày sau, Thảo nhận được giấy CMND giả từ một người giao hàng và thanh toán số tiền 200 nghìn đồng. Ngày 4/7/2016, Thảo sử dụng giấy CMND giả nêu trên đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đất Mũi, tỉnh Cà Mau (Sacombank Đất Mũi) đăng ký mớ tài khoản ngân hàng, làm thẻ ATM để sử dụng.

Cuối năm 2016, do giấy CMND mang tên Lê Nhật Phong bị hư hỏng, Thảo liên hệ qua tài khoản facebook để làm giả CMND khác có thông tin như CMND giả trên. Tương tự lần trước, đối tượng chụp hình chân dung và gửi hình ảnh của bản thân cho tài khoản facebook trên. Khoảng một tuần sau, bị can nhận được giấy CMND giả từ một người giao hàng và thanh toán số tiền 200 nghìn đồng.

Trong thời gian trốn truy nã, từ tháng 3/2019 đến tháng 2/2020, Thảo đến xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (nay là xã Quảng Sơn, tỉnh Lâm Đồng) thuê nhà của bà H' Yong để ở trọ và làm thuê. Thời gian sinh sống tại đây, Thảo sử dụng tên giả Lê Nhật Phong, tự xưng là cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ, có nhiều mối quan hệ với cơ quan chức năng. Sau đó, đối tượng tiếp xúc, làm quen với một số hộ dân và biết được những người này có nhu cầu làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với diện tích đất khai hoang lâu năm… Vì thế, Thảo nảy ý định lừa đảo bằng cách tổ chức họp với người dân tại nhà của bà Dương Thị Khoa (bạn gái bị can Phạm Văn Thảo) tại xã Quảng Sơn; yêu cầu những ai muốn làm giấy chứng nhận QSDĐ thì đưa tiền cho bị can để liên hệ cơ quan chức năng làm thủ tục; mỗi giấy chứng nhận QSDĐ phải chi 30 triệu đồng cho Thảo.

Để tạo niềm tin cho người dân, Thảo mua 1 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giả tên Lê Nhật Phong, sinh ngày 15/6/1979, CMND số: 025700272, ký hiệu CK 168994 do Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cấp trên mạng Internet. Sau đó, đối tượng đưa cho các bị hại xem để chứng minh rằng bị can có khả năng làm được giấy chứng nhận QSDĐ.

Do tin tưởng Thảo là cán bộ Công an, có thể làm được giấy tờ nhà đất nên ông K' Liêng, bà HGlăng, ông K'Kril, bà Dương Thị Khoa, bà H’Lang, ông K'Lý và ông Lưu Văn Hùng (trú tại xã Quảng Sơn) đã đưa cho bị can hơn 272 triệu đồng để liên hệ với các cơ quan chức năng, làm giấy chứng nhận QSDĐ đối với diện tích đất khai hoang lâu năm.

Sau khi nhận được tiền của các nạn nhân, Thảo bỏ trốn khỏi thôn Quảng Hợp, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Giong, tỉnh Đắk Nông (nay là xã Quảng Sơn). Khi phát hiện Thảo bỏ trốn và không trả tiền, các bị hại đã làm đơn trình báo sự việc đến Cơ quan CSĐT Công an huyện Đăk Glong, tố giác Lê Nhật Phong, sinh năm 1979 (tên và năm sinh giả mà bị can sử dụng) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Quá trình điều tra, Cơ quan ANĐT Bộ Công an còn làm rõ, không dừng lại ở đó, vào tháng 9/2023, Thảo tiếp tục lên mạng xã hội facebook tìm mua căn cước công dân (CCCD), bằng lái xe, giấy chứng minh CAND, phụ kiện CAND, QĐND giả,... Sau đó, thông qua ứng dụng nhắn tin messenger, bị can cung cấp thông tin, chụp và gửi hình ảnh bản thân để đặt làm giả các giấy tờ. Theo đó, đối tượng đã mua tổng cộng 2 CCCD giả, 1 giấy chứng minh CAND giả và trang phục CAND với giá 2,5 triệu đồng.

Từ vụ án trên, Cơ quan ANĐT đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần nâng cao cảnh giác với thủ đoạn giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mọi thông tin liên quan cần được liên hệ trực tiếp với cơ quan chủ quản để được hướng dẫn và thực hiện đúng quy định pháp luật, tránh trường hợp bị các đối tượng giả danh, giả mạo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi giả danh, giả mạo cán bộ Công an đệ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cần báo ngay cho Cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngày 20/06/2025, Đời sống Pháp luật đưa tin "2 số điện thoại lừa đảo bị công an chỉ đích danh". Nội dung chính như sau: 

Gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối tượng Lưu Thanh Bảo (SN 1993, trú tại phường 8, TP.HCM) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, từ tháng 10 đến tháng 11/2024, đối tượng Lưu Thanh Bảo (SN 1993, trú tại phường 8, TP.HCM) đã lập tài khoản Facebook tên “Lưu Bảo” để rao bán các mặt hàng trang trí dịp lễ Tết như cây thông Noel, đèn nháy, đồ thủ công… Sau khi chia sẻ bài viết vào nhiều hội nhóm mua bán, Bảo sử dụng số điện thoại 0342.867.523 và tài khoản Zalo tên “Hoàng Phong” để liên hệ với khách hàng.

Khi có người mua, đối tượng yêu cầu chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền, Bảo lập tức cắt đứt liên lạc và không giao hàng như cam kết. Với những khách đặt số lượng lớn, Bảo còn gửi hàng mẫu miễn phí để tạo niềm tin, sau đó mới tiến hành chiếm đoạt số tiền lớn từ đơn hàng chính.

 

Không dừng lại ở đó, Bảo còn dùng thêm số điện thoại 077.606.035, giả danh nhân viên nhà xe gọi điện cho khách để xin lỗi vì giao hàng chậm, nhằm kéo dài thời gian và đánh lạc hướng nạn nhân.

Thủ đoạn của đối tượng được đánh giá là tinh vi, có tính toán kỹ lưỡng và đã gây thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng. Từ các tài liệu thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố và bắt tạm giam Lưu Thanh Bảo để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi giao dịch mua bán qua mạng xã hội hoặc các hình thức trực tuyến. Người tiêu dùng cần xác minh danh tính người bán, tìm hiểu độ uy tín, không chuyển tiền đặt cọc trước khi có đủ thông tin tin cậy. 

Đặc biệt, người dân không nên cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm như số tài khoản, mã OTP, mật khẩu và không truy cập các đường link lạ. Ưu tiên giao dịch trên các sàn thương mại điện tử uy tín có chính sách bảo vệ người mua rõ ràng.

Trong trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, cần nhanh chóng trình báo cho cơ quan công an hoặc các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ và xử lý kịp thời. Đồng thời, người dân cần cảnh giác với các tài khoản mạng xã hội không rõ ràng, tránh giao dịch với những người không có địa chỉ kinh doanh cụ thể, không có đánh giá uy tín từ người mua khác.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!