Sửa điểm thi từ 364 lên 586, nữ sinh bị 'lật tẩy' vì người nhà không tin con trượt ĐH, đến tận Sở Giáo dục đòi phúc khảo: 'Em không muốn cha mẹ thất vọng!'

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Nghi ngờ điểm thi của con gái đã bị sửa đổi, gia đình nữ sinh Trung Quốc quyết định kiện cơ quan giáo dục ra tòa rồi phát hiện sự thật cay đắng đằng sau.

Ngày 21/7/2025, Tạp chí Người đưa tin đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Sửa điểm thi từ 364 lên 586, nữ sinh bị 'lật tẩy' vì người nhà không tin con trượt ĐH, đến tận Sở Giáo dục đòi phúc khảo: 'Em không muốn cha mẹ thất vọng!'". Nội dung như sau:

Theo Sohu, ngày 25/6/2013, hệ thống tra cứu điểm thi đại học của thành phố Huệ An, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, chính thức được mở. Sau khi nhập những thông tin cần thiết, nữ sinh Dương Đình Đình nhận được kết quả thi lần lượt là: Môn tiếng Trung 111 điểm; môn Toán 129 điểm; môn Tiếng Anh 131 điểm; môn Nghệ thuật 215. Tổng cộng, cô đạt 586 điểm, xếp hạng 684 toàn tỉnh.

Với kết quả này, Đình Đình kỳ vọng được nhận vào những trường top như Đại học Hạ Môn hoặc Đại học Trung Nam. Thế nhưng hơn nửa tháng trôi qua, trong khi các bạn khác lần lượt nhận thông báo trúng tuyển, nữ sinh này vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào. Vì quá lo lắng, bố mẹ Đình Đình khuyên con gái kiểm tra lại điểm thi. Tuy nhiên lúc này, hệ thống tra cứu điểm thi lại gặp lỗi.

Không yên tâm, ông Dương – cha của Đình Đình – đã nhờ một người bạn làm ở Phòng Giáo dục tỉnh Phúc Kiến kiểm tra  giúp. Kết quả nhận được khiến cả gia đình này choáng váng: điểm thực của Đình Đình chỉ là 364, thấp hơn số điểm ban đầu tới 222 điểm. Với kết quả này, Đình Đình chỉ xếp hạng 59.846 toàn tỉnh.

Ảnh minh hoạ: Internet

Cho rằng có nhầm lẫn, ông Dương tiếp tục nhờ bạn mình kiểm tra lại nhưng kết quả không thay đổi. Gia đình lập tức đưa Đình Đình đến Sở Giáo dục tỉnh yêu cầu phúc khảo và đối chiếu bài thi.

Trước đó, vào năm 2011, Đình Đình từng tham dự kỳ thi đại học và đạt 512 điểm. Chính vì vậy, ông Dương không tin lần thi này con gái lại có kết quả thấp đến như vậy. Trước sự chênh lệch quá lớn về điểm số, ông quyết định đưa con đến thẳng Sở Giáo dục tỉnh Phúc Kiến để yêu cầu phúc khảo và xác minh lại bài thi.

Sau quá trình rà soát kỹ lưỡng, cơ quan này xác nhận điểm thi 364 của Đình Đình là hoàn toàn chính xác. Theo kết quả đối chiếu, dù đề thi là tự luận, nữ sinh này lại chỉ ghi đáp án mà không làm đầy đủ các bước giải, dẫn đến việc bị chấm điểm thấp. Hơn nữa, ở những bài thi tiếng anh và toán, nữ sinh này cũng bỏ trống rất nhiều câu hỏi. 

Tuy nhiên, khi tận mắt xem lại bài thi, Đình Đình khẳng định chữ trong bài thi không phải của mình. Nữ sinh này còn khẳng định khi làm bài, cô trình bày rất rõ ràng từng bước thay vì chỉ ghi mỗi đáp án.

Để chứng minh mình không nói dối, nữ sinh này đã viết lại những gì bản thân đã làm để hội đồng chấm thi kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan chức năng phát hiện phần lớn những gì cô viết trùng khớp với các bài luận mẫu có thể tìm thấy dễ dàng trên Baidu. Từ đó, họ kết luận nữ sinh này không trung thực.

Về phía ông Dương, vì tin lời con gái nên ông đã kiện đơn vị trên ra tòa án địa phương, đồng thời kêu gọi truyền thông vào cuộc để tìm lại công bằng cho con mình. 

Đầu tháng 9/2013, Tòa án Nhân dân số 1 thành phố Huệ An thụ lý vụ việc và cho giám định chữ viết tay trên bài thi. Kết quả xác nhận toàn bộ bài làm đều do chính tay Dương Đình Đình viết.

Ảnh minh hoạ: Internet

Trước những bằng chứng không thể chối cãi, lúc này, Đình Đình mới thừa nhận toàn bộ sự việc. Nữ sinh này cho biết vì sợ cha mẹ thất vọng khi chỉ đạt 364 điểm, cô đã nhờ bạn bè tạo ra một hệ thống tra cứu điểm thi giả và sửa điểm thi của mình lên 586 để “an lòng phụ huynh”. Thế nhưng, cô không ngờ rằng cha mẹ mình lại xem trọng điểm số đến mức quyết làm rõ mọi chuyện đến cùng. Từ đó, sự việc dần vượt khỏi tầm kiểm soát của nữ sinh này.

Hoá ra, nguồn cơn của sự dối trá bắt đầu từ năm 2012 – khi Đình Đình thi đại học lần đầu và đạt 512 điểm. Khi đó, cha mẹ Đình Đình cho rằng kết quả đó chưa xứng đáng nên bắt cô ôn thi lại. Trong thời gian chuẩn bị, nữ sinh gặp tai nạn giao thông khiến sức khỏe và tinh thần suy sụp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình ôn luyện. Kết quả thi thấp là điều cô đã dự đoán, nhưng lại không dám đối mặt nên phải dựng nên vở kịch trên.

Trước những lời thú nhận của con gái, ông Dương dường như chết lặng. Sau khi toàn bộ sự thật bị phanh phui, gia đình Đình Đình bị xử thua kiện, nữ sinh này cũng bị tước quyền tham gia kỳ thi đại học.

Vụ việc sau khi được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc. Dù hành vi của Đình Đình là sai trái, song nhiều người vẫn cho rằng áp lực từ sự kỳ vọng thái quá của cha mẹ mới chính là nguyên nhân đẩy sự việc đi xa đến vậy. Có thể nói, việc phụ huynh mong con cái học giỏi vốn xuất phát từ tình yêu thương, thế nhưng sự kỳ vọng thái quá lại dễ trở thành gánh nặng tinh thần, vô tình đẩy con trẻ vào những lựa chọn sai lầm.

Báo Đời sống pháp luật ngày 20/7 đã đăng tải bài viết với tiêu đề: "Gian lận trong kỳ thi đại học: Giám thị thu 1,2 tỷ đồng, cầm đầu đường dây thi hộ, lôi kéo 3 sinh viên tìm cách sửa bài thi". Cụ thể như sau:

Vào ngày 4/7/2024, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã công bố 5 vụ án điển hình trong những năm gần đây liên quan đến hành vi tổ chức gian lận thi cử và các tội phạm có liên quan. Trong số này có một vụ điển hình liên quan đến một giám thị lợi dụng chức trách giám sát kỳ thi của mình để tổ chức hành vi gian lận trong kỳ thi tuyển sinh Đại học Trung Quốc.

Ảnh minh hoạ

Bị cáo họ Trần là giáo viên tại một trường trung học ở thành phố Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, đồng thời là cán bộ coi thi trong kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2020. Đầu năm 2020, Trần lần lượt móc nối với Tạ, Lý A và Hùng cùng lên kế hoạch tổ chức hành vi gian lận trong kỳ thi Đại học năm đó.

Họ Tạ sau đó đã liên hệ với ba sinh viên Đại học là Diệp, Lý B và Lưu để hỗ trợ truyền tin nhắn, đề thi và đáp án cho các thí sinh gian lận. Trần là người chủ trì và điều phối toàn bộ hoạt động, bao gồm liên hệ với thí sinh và phụ huynh, thu tiền, chi trả chi phí và cung cấp đề thi. Qua trao đổi với nhiều phụ huynh, Trần đã thu tổng cộng 338.000 NDT (khoảng 1,2 tỷ đồng).

Từ ngày 3 đến 4/7/2020, Trần và Tạ đã sắp xếp cho sinh viên Diệp, Lý B và Lưu thuê phòng tại khách sạn gần địa điểm thi để tiện hỗ trợ gian lận. Ngày 5/7, Trần mua các thiết bị hỗ trợ gian lận như camera hành trình, camera mini nhưng sau khi thử nghiệm thấy hiệu quả không đạt yêu cầu nên quyết định không sử dụng.

Ngày 6/7, Lý A dùng giấy tờ do Trần cung cấp để đến tiệm photocopy làm giả thẻ dự thi và thẻ giám thị. Cùng ngày, Trần, Tạ, Hùng và Lý A đến một trường trung học ở thành phố Giám Lợi để khảo sát khu vực thi, sau đó tiếp tục bàn bạc chi tiết gian lận với một số thí sinh và phụ huynh.

Chủ mưu Trần đã liên hệ với phụ huynh họ Ngô, cam kết sẽ cung cấp đáp án đề thi tuyển sinh Đại học cho con trai của ông. Đổi lại, ông Ngô, vốn là phát thanh viên tại điểm thi phải đồng ý lợi dụng vị trí công tác của mình để hỗ trợ đưa người tham gia gian lận vào phòng thi.

Khoảng 7 giờ sáng ngày 7/7, Ngô lái xe đưa Diệp, Lý B và Lưu vào khu vực thi. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, Diệp giả danh cán bộ thanh tra kỳ thi thì bị giáo viên tại trường phát hiện và giao nộp cho cơ quan công an. Sau khi Diệp bị bắt, chủ mưu Trần và các đồng phạm lập tức chuyển sang "kế hoạch dự phòng": Trần chịu trách nhiệm chụp đề thi, còn Tạ, Lý B và Lưu sẽ làm bài tại khách sạn. Đáp án sau đó do Tạ chuyển lại cho Hùng vốn đã lẩn trốn sẵn trong phòng thi, và tìm cách đưa hối lộ cho giám thị coi thi.

Ảnh minh hoạ

Khoảng 14 giờ chiều cùng ngày, Trần với tư cách là giám thị đã nhận được đề thi môn Toán khối Tự nhiên trong kỳ thi Đại học năm 2020. Trước khi đề thi chính thức được phát ra, Trần dùng điện thoại di động chụp lại đề và gửi qua ứng dụng WeChat (ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc) cho Tạ và các đối tượng liên quan. Khi nhóm này đang giải đề tại khách sạn thì bị lực lượng công an ập vào bắt quả tang. Sau đó, Trần và Lý A cũng lần lượt ra đầu thú.

Kết quả xét xử

Tòa án Nhân dân thành phố Giám Lợi, tỉnh Hồ Bắc sau khi xét xử đã tuyên án như sau:

Bị cáo Trần bị kết án 4 năm tù giam và phạt tiền 20.000 NDT (khoảng 72 triệu đồng) về tội "Tổ chức gian lận trong thi cử" và "Chiếm đoạt bí mật nhà nước trái phép".

Bị cáo Tạ bị kết án 3 năm tù giam và phạt tiền 10.000 NDT (khoảng 36 triệu đồng) về tội "Tổ chức gian lận trong thi cử".

Bị cáo Lý A bị kết án 1 năm tù, cho hưởng án treo 2 năm và phạt tiền 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) cũng về tội "Tổ chức gian lận trong thi cử".

Sau khi tuyên án, không có bị cáo nào kháng cáo hay viện kiểm sát kháng nghị. Bản án đã có hiệu lực pháp lý.

Kỳ thi tuyển sinh Đại học là một trong những kênh quan trọng nhất để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài quốc gia, liên quan trực tiếp đến tương lai của học sinh, sự công bằng trong giáo dục và triển vọng phát triển của đất nước. Hành vi tổ chức gian lận trong kỳ thi cao khảo không chỉ phá hoại nguyên tắc thi cử công bằng mà còn là một đòn giáng mạnh vào lòng tin xã hội, cần phải bị nghiêm trị theo pháp luật.

Tòa án Nhân dân Tối cao nhấn mạnh: "Trần là giáo viên, đồng thời là giám thị kỳ thi, nhưng lại lợi dụng chức vụ để tổ chức gian lận trong kỳ thi tuyển sinh Đại học toàn quốc với tính chất nghiêm trọng, nên cần bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật."

Việc xét xử vụ án này thể hiện rõ vai trò của tòa án trong việc sử dụng chức năng xét xử để nghiêm trị hành vi gian lận thi cử, bảo vệ sự công bằng trong giáo dục và củng cố niềm tin vào giá trị trung thực trong xã hội. Đồng thời, đây cũng là lời nhắc nhở các thí sinh cần dựa vào thực lực, kiến thức chân chính để đối mặt với "kỳ thi lớn đầu đời", và cảnh tỉnh các bậc phụ huynh không nên vì lòng tham mà đi vào con đường sai trái, gây hại cho cả tương lai của con em mình.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!