Đến tuổi trung niên mới biết anh em chị ruột không bao giờ là người một nhà: Đau mà thật

Người xưa bảo: Anh em chỉ cần một lòng thì hóa nguy thành may. Nhưng thực tế có thể thấy hầu hết anh chị em khó tìm thấy tiếng nói chung. Đơn giản là vì mỗi người trong gia đình mang một cá tính, sở thích không hề giống nhau.

Ngày 1/12/2023, Thời báo Văn học Nghệ thuật có đăng tải thông tin với tiêu đề: "Đến tuổi trung niên mới biết anh em chị ruột không bao giờ là người một nhà: Đau mà thật". Nội dung cụ thể như sau:

Ca dao có câu: Anh em nào phải người xa, Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Yêu nhau như thể tay chân, Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Ý muốn nhắc nhở chúng ta là những đứa con ở trong gia đình, cùng cha mẹ sinh ra thì nhất định phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Nhắc đến hai chữ anh em là nhắc đến ý nghĩa tình thâm, ruột thịt bởi chẳng ai có thể cùng nhau lớn khôn từ những ngày thơ ấy đến khi trưởng thành cả như những anh chị em trong cùng một nhà.

Nhưng nhờ sự bền chặt của tình cảm anh em lại không dài theo năm tháng đời người cũng không thể cùng nhau đi qua thăng trầm như những gì cha mẹ mong mỏi.

Theo tuổi tác, trải nghiệm trưởng thành, những đứa con trong gia đình dần nhận ra mối quan hệ giữa anh chị em trong cùng một nhà không phải lúc nào cũng trọn vẹn đến cùng.

(ảnh minh họa)

Dù là cùng cha mẹ sinh ra nhưng khi đến độ tuổi trung niên thì phải thừa nhận rằng nhiều anh chị em cảm thấy xa cách nhau rất nhiều.

Những quỹ đạo và mục tiêu sống khác nhau

Hoàn cảnh gia đình khác nhau sẽ tạo nên quỹ đạo cuộc đời và mục tiêu hoàn toàn không giống nhau. Hãy quan sát gia đình con một đi. những đứa con có thể dễ dàng lựa chọn tình yêu thương duy nhất của cha mẹ dành cho mình để thay đổi cuộc sống, hoàn thiện bản thân. Nhưng gia đình có nhiều con thì khác, chúng không thể cứ dựa dẫm vào cha mẹ mà buộc phải dựa vào chính mình. Hoàn cảnh sống này dẫn đến quỹ đạo khác biệt của mỗi đời người.

Anh chị em cùng nhau lớn lên, thế nhưng tới lúc trưởng thành thì mỗi người sẽ phải tự bay đi đến vùng đất mà mình muốn. Ở mỗi nơi với những mục tiêu khác nhau, gặp gỡ những con người khác nhau nên sẽ hình thành quỹ đạo cuộc đời khác nhau.

Đến khi mỗi người tìm được cho mình người bạn đời, thành gia lập thất, chịu ảnh hưởng bởi một nửa còn lại, quỹ đạo đó lại thêm một lần và nhiều lần nữa dịch chuyển. Cứ thế anh chị em sẽ có khoảng cách và rồi sớm không còn nhận ra nhau.

Sự khác biệt của mỗi cá nhân dẫn đến khác biệt về thái độ sống

Người xưa bảo: Anh em chỉ cần một lòng thì hóa nguy thành may. Nhưng thực tế có thể thấy hầu hết anh chị em khó tìm thấy tiếng nói chung. Đơn giản là vì mỗi người trong gia đình mang một cá tính, sở thích không hề giống nhau.

Giống như ngoài xã hội, dù được nuôi dưỡng chung trong cùng một bầu khí gia đình nhưng mỗi đứa con lại là những bản ngã khác biệt. Điều này dẫn đến sự khác biệt rất lớn hoặc thậm chí là đối lập hoàn toàn giữa mỗi đứa con với nhau.

(ảnh minh họa)

Cha mẹ nuôi con sẽ nhận ra chỉ riêng việc ăn uống cũng có sự khác biệt, đứa thích cá, đứa thích thịt, đứa không chịu ăn hành....

Thậm chí không chỉ đơn thuần là khác biệt của mỗi cá nhân mà chính sự khác biệt đó dẫn đến mâu thuẫn và sự xung đột. Các con có khi sẽ gây gổ với nhau vì sự đối nghịch đó và cần cha mẹ phải trở thành trọng tài phân xử đúng sai.

Khi trưởng thành, mỗi đứa con có một lựa chọn riêng và định hình phong cách sống của mình thì sự khác biệt đó lại càng tạo nên khoảng cách.

Lợi ích kinh tế và xung đột tương ứng

Khi đến tuổi trưởng thành với nhiều tham vọng, toan tính để vun vén cho gia đình nhỏ của mình, anh em trong nhà sẽ dần nảy sinh mâu thuẫn.

Khi con nhỏ, anh em cãi nhau vì ai cũng mong muốn được bố mẹ công nhận. Khi lớn lên, vì lợi ích kinh tế mà anh em có thể xung đột bởi đều muốn cha mẹ dành cho mình phần hơn trong số tài sản thừa kế.

Đối mặt với những lợi ích riêng thì ai mà chẳng trở nên tham lam, chính điều này mà tình anh chị em ngày càng sứt mẻ đi.

Nếu sự phân chia của cha mẹ không đồng đều thì sớm muộn anh chị em tranh giành, sống chết với nhau. Có rất nhiều gia đình phải đau đớn vì bi kịch phân chia đất đai, tài sản bởi cha mẹ thương đứa con này hơn đứa con kia.

Đã là con người thì ai cũng có những ích kỷ, nhỏ nhặt.

Thế nhưng đây chỉ là một góc nhìn nhỏ, không phải gia đình nào anh chị em trưởng thành cũng xa lạ, tranh giành với nhau. Có những gia đình bố mẹ mất, anh em càng cố gắng nâng đỡ nhau trong cuộc sống này. Họ vẫn luôn tự hào là những anh chị em sinh ra dưới cùng một mái nhà.

Trước đó, ngày 20/5/2023, báo Tổ Quốc cũng đăng tải thông tin với tiêu đề: "Về già, anh em trong nhà 'keo sơn' đến mấy cũng không được 'phạm' 4 điều này kẻo 'tan đàn xẻ nghé', từ ruột thịt thành k.ẻ th.ù". Nội dung cụ thể như sau:

Anh em ruột thịt nhớ tránh xa 4 điều này để không rơi vào những hoàn cảnh khó xử.

Cha mẹ cho ta cuộc đời, tặng ta những người anh chị em ruột thịt. Anh em trong nhà chính là người thân thiết chỉ sau đấng sinh thành, bởi không chỉ chung một dòng máu mà còn cùng nhau lớn lên, trưởng thành. Tuy nhiên, thứ tình cảm thiêng liêng này đôi khi cũng bị lung lay bởi những điều khác. Đặc biệt, nhớ tránh xa 4 điều dưới đây để tránh phát sinh những mâu thuẫn không đáng có:

1. Tham lam tài sản của cha mẹ

Cha mẹ h.y si.nh cả cuộc đời cho con cái. Khi về già, họ muốn để lại nhiều ti.ền b.ạc của cải để thế hệ sau bớt vất vả và sống êm ấm. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguồn cơn khiến không ít trường hợp tình anh chị em trong nhà tan nát vì tranh giành tài sản của cha mẹ để lại.

Nhiều người con vì lòng tham mà gây ra mâu thuẫn trong gia đình. Họ bị ti.ền b.ạc chi phối rồi quên mất rằng, những tranh chấp như thế không chỉ khiến tình thân bị sứt mẻ mà còn khiến thiên hạ chê cười. Tuy nhiên, không phải con cái lúc nào cũng hiểu đạo lý đó. Nhất là khi bị cuốn vào vòng xoáy kim tiền, bị những tài sản hiện hữu cám dỗ rồi quên mất giá trị tình thân.

2. Không can thiệp quá sâu vào cuộc sống cá nhân của từng người

Người ta thường nói: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Khi anh chị em trong nhà lớn lên, mỗi người sẽ đều có những gia đình nhỏ, những không gian riêng tư. Ở đó, họ đều có câu chuyện của riêng mình, có vui buồn, có hạnh phúc. Vẫn biết người trong một nhà nên quan tâm, sẻ chia với nhau nhưng khi sự quan tâm ấy trở thành có sự can thiệp quá sâu có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt, có thể khiến mối quan hệ thân thiết bỗng rạn nứt.

Do đó, dù là ruột thịt thân thiết nhưng mỗi người đều có một cuộc sống riêng. Đừng nên can thiệp quá sâu hay quyết định thay cuộc sống của người khác. Dẫu "anh em như thể tay chân" thì cũng nên vạch rõ ranh giới và giành một sự tôn trọng cho cuộc sống riêng của mỗi người.

3. Không tùy tiện vay mượn ti.ền b.ạc

Anh chị em trong gia đình khi lớn lên sẽ có công việc và điều kiện kinh tế khác nhau. Có người có cuộc sống khấm khá, có người lại gặp nhiều khó khăn. Việc giúp đỡ nhau giữa những người trong một nhà là điều tốt và đáng trân trọng. Tuy nhiên đó không phải là trách nhiệm hay nghĩa vụ của riêng một cá nhân nào. Do đó, không nên tạo sức ép để khiến ai đó phải cho bạn vay mượn ti.ền b.ạc.

Bên cạnh đó, đây vốn là vấn đề rất nhạy cảm, đặc biệt là với những người thân thiết. Nếu cư xử không khéo léo, bạn có thể hủy hoại đi tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Trong thực tế cuộc sống, không ít trường hợp anh chị em trong gia đình xảy ra mâu thuẫn, thậm chí đưa nhau ra tòa vì chuyện vay mượn ti.ền b.ạc.

Quả thực, cũng một mái ấm, có những vấn đề không thể giải quyết một cách rạch ròi, nhưng cũng có những việc không thể qua quýt. Tuy nhiên, sự rõ ràng trong chuyện ti.ền b.ạc sẽ giúp chúng ta tránh được những mâu thuẫn không đáng có với những người thân yêu của mình.

4. Không quên ơn

Làm người biết trân trọng, bạn sẽ càng ngày càng giàu có. Làm người biết ơn, bạn sẽ được hưởng phúc cả đời. Hãy trân trọng và biết ơn, đó là vẻ đẹp từ trái tim của một con người và nó là một truyền thống gia đình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn. Những lúc đó, tình thân là thứ đáng quý hơn bao giờ hết. Anh chị em trong nhà sẽ cũng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, là anh em ruột thịt thì có ơn cũng phải nhớ và quý trọng. Đôi khi không thể hiện bằng lời nói nhưng cũng hãy khắc cốt ghi tâm ở trong lòng.

Nhiều người nghĩ rằng anh em ruột thịt cớ sao phải cảm ơn và xem đó là điều đương nhiên rồi quên lãng. Thế nhưng càng ruột thịt thì càng phải trân trọng bởi khi cả thế giới quay lưng với bạn, chỉ có người thân sẵn sàng đưa tay ra giúp đỡ bạn. Đây là đạo lý mà bất cứ ai cũng nên ghi nhớ.

(Tổng hợp)