'400 hay 500 tấn vàng trong dân, không ai biết chính xác'

Nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, đến thời điểm hiện tại không hề có thống kê chính thức về lượng vàng trong dân. Việc siết xuất hóa đơn mua - bán vàng sẽ góp phần minh bạch hơn thị trường vàng.

Báo Thanh Niên ngày 16/4 đưa thông tin với tiêu đề: '400 hay 500 tấn vàng trong dân, không ai biết chính xác'. Với nội dung như sau: 

"Tất cả đều là dự đoán, ước lượng"

Trao đổi với Thanh Niên, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam Nguyễn Thế Hùng cho biết, đến thời điểm hiện tại không có bất kỳ thống kê chính thức nào về lượng vàng trong dân, tất cả đều là dự đoán, ước lượng.

"Cách đây 10 năm, ước lượng căn cứ vào số lượng nhập khẩu, sản xuất vàng SJC và tung ra thị trường. Tuy nhiên, 10 năm qua đi đã thay đổi rất nhiều, con số không chính xác vì không có cơ sở nào để đánh giá", ông Hùng nói.

Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua - bán vàng

ĐT

 

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, hiện nay, Việt Nam không dùng vàng tài khoản mà dùng vàng vật chất. Nguyên nhân làm cho giá chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là do cung - cầu.

"Cung không có mà cầu vẫn tăng, giá vàng thế giới tăng thì giá vàng trong nước tăng. Nếu nguồn cung ít hơn nữa sẽ làm khoảng cách chênh lệch giá ngày càng lớn. Có những nguồn tin cho rằng, lượng vàng trong dân hiện khoảng 400 - 500 tấn nhưng không ai biết chính xác, đều chưa có dữ liệu chính xác", ông Long nhấn mạnh.

Ông Trần Ngọc Báu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần WiGroup (đơn vị về dữ liệu lớn hiện nay - PV) cũng cho biết, không có thống kê nào chính thống về lượng vàng trong nền kinh tế.

Tất cả ước tính hiện nay đều do các cá nhân, tổ chức tự tính toán dựa trên các phương pháp, kinh nghiệm khác nhau mang tính ước chừng, phỏng đoán...

Ông Báu phân tích, tính toán chỉ có thể dựa trên lượng vàng nhập khẩu chính ngạch, nhưng còn con số nhập lậu, thị trường "chợ đen" hay tồn trong dân thì không thể biết được, trong khi lượng vàng trên các kênh này đều rất lớn.

Biến động vàng ngày 16.4: Giá vàng lên xuống bất thường như ‘tàu lượn siêu tốc’

Giải mã dữ liệu khi xuất hóa đơn điện tử trong mua - bán vàng

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước hôm 12.4, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11.4 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng liên quan yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua - bán vàng nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý.

Hiện không có thống kê nào chính thống về lượng vàng trong nền kinh tế

ĐT

Cạnh đó, thực hiện ngay công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng giá vàng...

Với việc yêu cầu doanh nghiệp triển khai sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua - bán vàng, ông Báu đánh giá, bước đầu cần thực hiện đồng bộ. Số lượng hàng hóa đầu vào, đầu ra được kiểm soát.

"Khi tất cả phải xuất hóa đơn, một số dữ liệu liên quan đến thị trường vàng sẽ được giải mã. Ít nhất phải thực hiện việc đong đếm được lượng mua - bán ra sao để có những điều tiết phù hợp. Chính sách tốt, hiệu quả cần được dựa trên thiết kế xuất phát từ các dữ liệu tổng thể", ông Báu nhấn mạnh.

Đề cập nội dung này, ông Hùng cho rằng: "Minh bạch hóa giao dịch, mua - bán dùng hóa đơn điện tử là xu hướng chung, như vậy sẽ biết được nguồn vàng như thế nào, ai bán ai mua".

Tuy nhiên, chuyển đổi ngay sẽ khó khăn, cần thời gian, có hướng dẫn cụ thể của ngành thuế vì vàng không phải mặt hàng như xăng dầu, có rất nhiều loại vàng. "Phải xem các nước áp dụng như thế nào. Chủ trương là thế nhưng triển khai cần để doanh nghiệp có thời gian thích ứng", ông Hùng nêu quan điểm.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, để xem tổng nguồn vàng trên thị trường bao nhiêu, việc xuất hóa đơn mua - bán vàng chỉ là một trong những biện pháp, không phải là biện pháp chính có thể kiểm soát tình trạng buôn lậu vàng.

"Quan trọng là phải kiểm soát được nguồn hàng từ bên ngoài. Nguồn cung thường doanh nghiệp nói rằng mua trong dân, mà hiện nay ai biết được vàng trong dân là bao nhiêu. Cửa hàng vàng cũng chỉ gom mua đến một lượng nào đó thôi, chủ yếu mua trong dân nên để kiểm soát buôn lậu thì hơi khó chứng minh", ông Long lý giải thêm.

Hướng tới bình ổn, minh bạch thị trường vàng, theo vị chuyên gia này, phải triển khai đồng bộ giải pháp, sửa Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Quan trọng là phải chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, công cụ phái sinh...) trên một trung tâm giao dịch tập trung.

"Cần sớm cho phép sở giao dịch hàng hóa giao dịch mặt hàng vàng kỳ hạn thông qua hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn như các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Các thành viên tham gia phải đáp ứng những tiêu chuẩn chặt chẽ, được phép xuất nhập khẩu vàng (căn cứ theo đặc tả hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn vàng do sở giao dịch hàng hóa ban hành)", ông Long nói.

Tiếp dến, báo Tuổi Trẻ cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Chuyên gia sốt ruột khi 400 tấn vàng nằm trong dân, cần bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Nội dung được báo đưa như sau: 

'Việc duy trì độc quyền SJC sẽ tạo sự chênh lệch rất lớn trong khi ở nước ngoài, ngân hàng trung ương không trực tiếp quản lý vàng'.

Tọa đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững" - Ảnh: VGP

Ngày 25-1, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm 'Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững'.

Theo ông Nguyễn Thế Hùng - phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, quốc tế coi vàng là hàng hóa, gồm vàng vật chất (thỏi, miếng, đồng tiền vàng và trang sức) và phi vật chất (vàng tài khoản và chứng chỉ), được giao dịch thông dụng trên thị trường.

Tuy nhiên, nghị định 24 quản lý hoạt động kinh doanh vàng chỉ đề cập vàng vật chất, vàng miếng được chọn là thương hiệu quốc gia và Nhà nước sản xuất, độc quyền kinh doanh vàng miếng.

Người dân không nên chạy theo giá vàng đang tăng mạnh

"Việc duy trì độc quyền SJC sẽ tạo sự chênh lệch rất lớn trong khi ở nước ngoài, ngân hàng trung ương không trực tiếp quản lý vàng" - ông Hùng nói và đề nghị cần xem xét lại cách thức quản lý thị trường vàng nếu cho rằng đây là loại hàng hóa thông thường.

Ông Nguyễn Việt Anh - phó tổng giám đốc TP Bank - chỉ ra thị trường vàng vừa qua bị tác động bởi các yếu tố như tâm lý, chính trị, vĩ mô và biến động của lạm phát, cũng như yếu tố bong bóng.

Do đó, ông cho rằng người dân không nên vội vã chạy theo biến động mạnh của giá vàng. Bởi thực tế giá vàng tăng mạnh, người dân mua vàng nhiều đẩy giá tăng, nhưng chỉ sau công điện của Thủ tướng, giá vàng giảm ngay lập tức.

Giá vàng miếng SJC tăng lên 77 triệu đồng/lượngNgân hàng Nhà nước sẵn sàng tăng cung vàng miếng SJC để bình ổn thị trường

"Nếu thị trường thanh khoản ít, nguồn cầu nhiều mà cung ít tạo ra yếu tố tăng giá mạnh khi chỉ có người mua mà không có người bán. Đó là cơ chế hình thành bong bóng, giá tăng một cách vô lý. Vì vậy, việc điều hành giá vàng cần điều hành cả tâm lý người dân trước biến động giá vàng" - ông Việt Anh nói.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội, ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách, việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và vàng nguyên liệu, lấy thương hiệu vàng SJC là thương hiệu quốc gia là không phù hợp.

Bởi người dân có tâm lý tích trữ vàng để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro, trong đó ưu tiên lựa chọn SJC. Tình trạng mất cân đối cung cầu tạo ra sự không bình đẳng giữa các thương hiệu vàng bốn số 9 so với vàng SJC.

Chưa kể giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch đã gây nên tình trạng nhập lậu, buôn lậu vàng do lợi nhuận cao. Việc quản lý không tốt thị trường vàng còn dẫn tới thất thu thuế, không tạo ra cạnh tranh, minh bạch và bình đẳng, không cân đối được ngoại tệ để quản lý tỉ giá.

Theo đó, ông Cường đề nghị cần sửa đổi nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng miếng. Không nhất thiết độc quyền nhà nước về thương hiệu vàng, nhằm đáp ứng nhu cầu người dân. Cần xem xét lại về việc duy trì vàng thương hiệu quốc gia để trả lại cho vàng là loại hàng hóa thông thường.

Thay đổi cách quản lý để vàng là hàng hóa thông thường

Ông cũng đề nghị thành lập sàn giao dịch vàng do đây là loại hàng hóa đặc biệt, từ xưa đến nay có chức năng tích trữ, bảo toàn rất cao. Thêm nữa là cần sử dụng công cụ phái sinh, bán vàng theo hợp đồng và tương lai, nhập khẩu vàng theo thị trường.

GS.TS Trần Thọ Đạt - chủ tịch hội đồng khoa học và đào tạo, Trường đại học Kinh tế quốc dân - nhận định thực tế biến động giá vàng năm qua chỉ 5-6%, so với lãi suất thì thấp hơn nhiều.

Tuy vậy, việc người dân lựa chọn tích trữ vàng để vừa là phương tiện đầu cơ, vừa là phương tiện trú ẩn dẫn tới một khối lượng lớn vàng "nằm chết" trong khu vực người dân với khoảng 400 tấn.

Do đó, ông Đạt mong thay đổi tư duy về cách quản lý thị trường vàng. Cơ quan điều hành cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược với thị trường vàng như là bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính, mang tính hội nhập và liên thông với thế giới.

"Nhiều nước cho phép huy động vốn thông qua chứng chỉ chứng nhận vàng do Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước phát hành để đảm bảo an toàn. Việc mua bán chứng chỉ chứng nhận vàng phải tuân theo quy luật chặt chẽ", ông nêu.

Ông Đạt cũng đề nghị cần nghiên cứu cho phép sở giao dịch hàng hóa được giao dịch mặt hàng vàng thông qua các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn. Các thành viên tham gia phải đáp ứng được tiêu chuẩn chặt chẽ. Cùng với đó là việc thành lập quỹ tín thác bằng vàng để phát huy vai trò như quỹ bình ổn, góp phần làm kinh tế vĩ mô ổn định.

Giá vàng tuột dốc không phanh sau yêu cầu bình ổn thị trường vàng của Thủ tướng

Từ mức 79,2 triệu đồng/lượng buổi trưa, lúc 14h15 chiều nay, 28-12, giá vàng miếng SJC chỉ còn 76 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua - bán xa chưa từng có. Người có vàng đổ ra bán.