Voọc con trổ lông, giải oan cho mẹ khỏi "drama tình ái" tại Thảo Cầm Viên

Câu chuyện về voọc bạc nhưng đẻ con lông vàng tại Thảo Cầm Viên từng làm nhiều du khách thắc mắc

Báo Người Lao Động ngày 19/10 đưa thông tin với tiêu đề: "Voọc con trổ lông, giải oan cho mẹ khỏi "drama tình ái" tại Thảo Cầm Viên" cùng nội dung như sau:

Cụ thể, tại chuồng Voọc bạc tại Thảo Cầm Viên, câu chuyện về một cặp voọc bạc có con mới sinh có bộ lông vàng chóe khác hẳn cha mẹ, trùng hợp bên cạnh đó có một chuồng vượn má hung có bộ lông y hệt voọc con làm nhiều người nghĩ rằng mẹ voọc "có gì" với chú vượn má hung kia.

Trước thắc mắc của du khách, ông Mai Khắc Trung Trực - giám đốc Xí nghiệp động vật thuộc Thảo Cầm Viên Sài Gòn giải đáp voọc bạc có đặc điểm rất thú vị, dù cha mẹ có màu lông đen pha bạc nhưng voọc con khi sinh ra sẽ có lông vàng.

Khoảng 6 tháng sau khi sinh, voọc con mới đổi dần màu lông sang đen và khoảng một năm thì lông sẽ chuyển sang hoàn toàn giống với cha mẹ chúng.

Ông Trực cũng cho biết thêm loài vượn má hung cũng có đặc điểm thú vị với con đực có bộ lông đen, con cái sẽ có bộ lông vàng.

Voọc bạc có thân màu xám đen với những chóp lông, màu xám hoặc vàng nhẹ tạo nên ánh bạc, mặt trắng nhạt, bụng màu xám nhạt chủ yếu phân bố ở Nam và Đông Nam Á, chúng thường sinh sống ở rừng thường xanh, rừng nguyên sinh, thứ sinh, ven biển, bờ rừng, chúng thường sinh sản vào tháng 1 đến tháng 6 hàng năm, con mới sinh sẽ có màu vàng hoặc cam.

Ngắm voọc bạc tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn:

Bộ lông của Voọc con khi mới sinh sẽ có màu vàng cam đặc trưng - Ảnh: Thảo Cầm Viên

Khoảng 6 tháng sau khi sinh chú voọc con mới đổi dần màu lông sang đen - Ảnh: CHÍ NGUYÊN
Voọc bạc có thân màu xám đen với những chóp lông - Ảnh: CHÍ NGUYÊN
Voọc bạc là loài động vật được xếp hạng nguy cấp, cần được bảo tồn tại nước ta - Ảnh: CHÍ NGUYÊN

Voọc bạc chủ yếu phân bố ở Nam và Đông Nam Á - Ảnh: CHÍ NGUYÊN

Trước đó, báo Tuổi trẻ ngày 14/05 cũng có bài đăng với thông tin: "Thảo cầm viên lý giải voọc bạc nhưng sinh con lông vàng". Nội dung được báo đưa như sau:

Cụ thể tại khu vực chuồng voọc bạc ở Thảo cầm viên Sài Gòn có một cặp vừa sinh con. Đáng chú ý lông chú voọc con lại vàng chóe khác hẳn cha mẹ.

Trùng hợp cạnh đó có một chuồng vượn má hung có một chú vượn có màu lông y hệt voọc con. Nhiều du khách hài hước ghẹo rằng chú voọc con chắc có gì với chú vượn chuồng bên cạnh.

Vì sao voọc bạc lại sinh con lông vàng ở Thảo cầm viên Sài Gòn?

Trước thắc mắc của du khách, Tuổi Trẻ Online có trao đổi với ông Mai Khắc Trung Trực - giám đốc Xí nghiệp động vật thuộc Thảo cầm viên Sài Gòn - về câu chuyện này.

Ông Trực cho biết voọc bạc có đặc điểm rất thú vị, dù cha mẹ có màu lông đen pha bạc nhưng voọc con khi sinh ra sẽ có lông vàng.

Khoảng 6 tháng sau khi sinh chú voọc con mới đổi dần màu lông sang đen. Và khoảng một năm thì lông sẽ chuyển sang hoàn toàn giống với cha mẹ chúng.

Ông Trực cũng cho biết thêm trong Thảo cầm viên có loài vượn má hung cũng có đặc điểm thú vị không kém: vượn đực lông màu đen, còn vượn cái lông màu vàng.

"Khi con non sinh ra lông sẽ màu vàng. Sau đó mất khoảng thời gian để chuyển dần sang màu đen. Đến khoảng hai năm tuổi, con cái sẽ chuyển dần trở lại màu lông vàng. Con đực sẽ giữ màu lông đen", ông Trực cung cấp.

Cho đến hiện nay, Thảo cầm viên có trên 2.500 cây xanh thuộc 360 loài, trong đó có trên 700 cây cổ thụ.

Tại đây cũng nuôi dưỡng hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài. Trong đó có nhiều loài thuộc loại quý hiếm như trĩ sao, chà vá, vượn má vàng, hươu vàng, báo lửa, báo gấm...

Sáng 29-4, Thảo cầm viên Sài Gòn tổ chức đầy năm cho hươu cao cổ Thảo Em, buổi tiệc thu hút đông đảo du khách tham gia và cùng hát mừng chú hươu dễ thương này.