Từ 1/9/2025: Hàng triệu người sẽ bị ngừng giao dịch, có tiền cũng không rút được nếu không làm việc này
Đây được xem là biện pháp mạnh nhằm làm sạch hệ thống tài khoản ngân hàng, đồng thời ngăn chặn tình trạng tội phạm công nghệ cao, gian lận tài chính trên môi trường số.
Ngày 17/07/2025, Thời báo VHNT đưa tin "Từ 1/9/2025: Hàng triệu người sẽ bị ngừng giao dịch, có tiền cũng không rút được nếu không làm việc này". Nội dung chính như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, hiện cả nước có khoảng 200 triệu tài khoản ngân hàng cá nhân đã được mở, tuy nhiên chỉ 113 triệu trong số đó đã được xác thực danh tính bằng sinh trắc học.
Con số hơn 86 triệu tài khoản còn lại, vốn không phát sinh giao dịch trong thời gian dài, được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro và sẽ bị loại bỏ. Trên thực tế, nhiều ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Techcombank đã chủ động rà soát và khóa các tài khoản có dấu hiệu đáng ngờ trước khi quy định được áp dụng đồng bộ. Đây được xem là biện pháp mạnh nhằm làm sạch hệ thống tài khoản ngân hàng, đồng thời ngăn chặn tình trạng tội phạm công nghệ cao, gian lận tài chính trên môi trường số.
Ảnh minh họa
Song song với việc loại bỏ tài khoản không xác thực, các cơ quan chức năng cũng đang mạnh tay siết chặt các quy định pháp lý để tăng tính răn đe. NHNN đang xây dựng một kho dữ liệu tập trung về các tài khoản có dấu hiệu gian lận, đồng thời dự thảo nghị định nâng mức phạt đối với hành vi cho thuê, mượn tài khoản lên tối đa 200 triệu đồng, cao gấp 4-5 lần hiện nay. Ở góc độ cứng rắn hơn, Bộ Công an cũng đang đề xuất bổ sung quy định xử lý hình sự đối với các hành vi này.
Biện pháp xác thực sinh trắc học không chỉ áp dụng với tài khoản cá nhân. Kể từ ngày 1/7 vừa qua, các tài khoản doanh nghiệp cũng bắt buộc phải thực hiện định danh sinh trắc học của người đại diện hợp pháp để đủ điều kiện giao dịch. Hiện đã có khoảng 711.000 tài khoản tổ chức, chiếm 55% tổng số, đã hoàn thành việc đối chiếu thông tin theo quy định mới.
Cách xác thực sinh trắc học bằng CCCD gắn chip
Để xác thực sinh trắc học bằng CCCD gắn chip thì điện thoại của bạn phải có hỗ trợ NFC. Nếu điện thoại có hỗ trợ NFC thì bạn chỉ cần tìm đến mục giấy tờ tùy thân trên ứng dụng ngân hàng và sau đó làm theo hướng dẫn để quét CCCD gắn chip như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng ngân hàng mà bạn đang sử dụng trên điện thoại của mình lên
Bước 2: Đăng nhập tài khoản ngân hàng của mình
Bước 3: Cập nhật sinh trắc học
Thông báo yêu cầu cập nhật sinh trắc học sẽ nằm ngay trung tâm để người dùng có thể dễ dàng nhận thấy.
Hãy nhấn chọn vào thông báo Cập nhật sinh trắc học ngân hàng > Tiến hành đưa 02 mặt thẻ CCCD gắn chip của mình vào để chụp xác minh.
Ngày 21/05/2025 Nhịp sống thị trường đưa tin "Vietcombank và BIDV phát đi loạt thông báo khẩn, khách hàng chú ý các số điện thoại được công bố". Nội dung chính như sau:
Các số điện thoại lừa đảo
Vietcombank cho biết, thời gian qua đã xuất hiện hình thức lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng, tổng đài Vietcombank gọi điện mời phát hành thẻ tín dụng.
Thủ đoạn thường dùng là kẻ gian tự nhận là nhân viên ngân hàng gọi điện, gửi tin nhắn (SMS, Zalo, Messenger…) thuyết phục khách hàng chủ động mở thẻ ghi nợ phi vật lý hoặc làm hồ sơ phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng.
Các số điện thoại lừa đảo mà ngân hàng Vietcombank đã nhận được phản ánh của khách hàng là 02366888766, 02488860469, 02888865154…
Trong một số trường hợp, kẻ gian giả danh tổng đài ngân hàng. Cụ thể, khi nhận cuộc gọi, khách hàng sẽ nghe thấy thông điệp giả danh tổng đài tự động: “ Chúc mừng quý khách đã đủ điều kiện phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu, nhấn phím 1 hoặc nhấn phím 0 để gặp tổng đài viên ”.
Nếu khách hàng nhấn phím theo yêu cầu, kẻ xấu sẽ ngắt cuộc gọi, sau đó gọi lại tự nhận là nhân viên của ngân hàng và lừa đảo khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng.
Kẻ gian yêu cầu khách hàng cung cấp một số thông tin thẻ để liên kết thẻ của khách hàng với ví điện tử của chúng, từ đó chiếm đoạt tiền trong thẻ của khách hàng.
Ngân hàng cảnh báo hàng loạt chiêu trò lừa đảo mới. Ảnh minh hoạ
Theo ngân hàng, các thông tin kẻ gian thường yêu cầu cung cấp gồm hình ảnh thẻ; dãy số in trên thẻ; tên trên thẻ; màn hình hiển thị số thẻ đầy đủ trong dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank…); mã OTP được gửi tới số điện thoại của khách hàng.
Bên cạnh đó, các thông tin như thông tin số tài khoản, thông tin cá nhân (CCCD, hình ảnh sinh trắc học…), thông tin bảo mật dịch vụ (mật khẩu, OTP …) cũng được yêu cầu cung cấp nhằm đăng nhập ứng dụng ngân hàng và chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Trong quá trình lừa đảo, kẻ gian có thể yêu cầu khách hàng chuyển tiền thanh toán phí hồ sơ, phí phát hành thẻ….
" Vietcombank tuyệt đối không cung cấp các thông tin bảo mật (thông tin thẻ, mật khẩu ứng dụng VCBDigibank, mã OTP) cho bất kỳ ai. Chúng tôi không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ dưới mọi hình thức. Vì vậy, khách hàng không truy cập vào các đường link lạ hoặc quét mã QR không rõ nguồn gốc được gửi qua email, SMS hoặc mạng xã hội " – ngân hàng này khuyến cáo.
Nhiều ngân hàng khác như BIDV, VietinBank, Sacombank và ACB cũng đã đưa ra những cảnh báo về các hình thức lừa đảo mới.
Mới đây, BIDV phát đi cảnh báo về việc có một số trang web, Fanpage và cá nhân mạo danh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thiết lập Fanpage "Vì cuộc sống xanh" giả mạo nhằm thực hiện hành vi lừa đảo.
Ngân hàng này khẳng định: Trang Fanpage chính thức duy nhất của chương trình là "BIDV Vì Cuộc Sống Xanh". Ngân hàng cho biết thêm, việc đăng ký và tham gia chương trình thiện nguyện này là hoàn toàn miễn phí.
"BIDV không thực hiện bất kỳ hoạt động bán BIB, không kêu gọi ủng hộ, quyên góp hay gây quỹ dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó, BIDV đề nghị khách hàng cảnh giác với mọi nội dung, đường dẫn hoặc yêu cầu thanh toán để tránh bị lừa đảo", thông báo của ngân hàng cho biết.
Ngân hàng khuyến cáo người dân cảnh giác với các yêu cầu chuyển tiền bất thường.
Không chỉ vậy, ngân hàng này cũng cảnh báo người dân cảnh giác với những lời mời làm nhiệm vụ online hưởng hoa hồng. Đồng thời khuyến cáo tuyệt đối không chuyển khoản, nạp tiền theo yêu cầu của các đối tượng lạ hoặc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP …
Các ngân hàng cũng khuyến cáo người dùng cần cảnh giác cao độ với các đường link lạ, ứng dụng không rõ nguồn gốc và các yêu cầu chuyển tiền bất thường.
Các ngân hàng khẳng định không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật qua điện thoại, tin nhắn hay email.