Bộ Y tế yêu cầu thu hồi khẩn cấp 2 loại kem chống nắng giả

Đây chính là cách né nồm, tránh nồm rẻ nhất hiệu quả nhất miền Bắc!

Ngày 17/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi khẩn cấp và đình chỉ lưu hành hai sản phẩm kem chống nắng sau khi Viện Khoa học Hình sự kết luận đây là hàng giả.

Ngày 17 tháng 7 năm 2025, tạp chí Doanh Nghiệp Tiếp Thị đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Bộ Y tế yêu cầu thu hồi khẩn cấp 2 loại kem chống nắng giả". Nội dung như sau:

Ngày 17/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng hai công ty là Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Athena Việt Nam và Công ty TNHH Mỹ phẩm Lovis, yêu cầu thu hồi khẩn cấp và đình chỉ lưu hành đối với hai sản phẩm kem chống nắng bị xác định là hàng giả.

Hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành trên toàn quốc bao gồm: Kem chống nắng Vitamin C, do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Athena Việt Nam chịu trách nhiệm phân phối. Sản phẩm này được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm 242/24/CBMP-PT vào ngày 05/9/2024, và có địa chỉ công ty tại Lô 18-20 Khu Đồi Măng, phường Thanh Miếu, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 

Sản phẩm thứ hai là Kem chống nắng Sun Cream, do Công ty TNHH Mỹ phẩm Lovis chịu trách nhiệm phân phối, được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm 39/22/CBMP-PT vào ngày 09/9/2022, với địa chỉ công ty tại Số 64, phường Quang Trung, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

 

Theo Cục Quản lý Dược, cả hai sản phẩm trên đều có chỉ số SPF (chống nắng) dưới 70% so với mức công bố trên bao bì. Kết quả giám định được thực hiện bởi Viện Khoa học Hình sự – Bộ Công an, và kết luận sản phẩm là "hàng giả" theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Cục Quản lý Dược đã đưa ra loạt yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo việc thu hồi sản phẩm vi phạm được triển khai hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc.

Trước hết, các Sở Y tế địa phương được yêu cầu nhanh chóng thông báo đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn về hai sản phẩm kem chống nắng bị đình chỉ lưu hành. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh mỹ phẩm, tuyên truyền để người dân không mua, bán hay sử dụng các sản phẩm đã bị xác định là hàng giả.

Cục cũng đề nghị các Sở tiến hành thu hồi triệt để hai sản phẩm vi phạm, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các trung tâm kiểm nghiệm cần đẩy mạnh công tác lấy mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu hành, đồng thời thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của người dân về mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc nhằm phối hợp xử lý kịp thời.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối, Cục yêu cầu Công ty TNHH SX và TM Athena Việt Nam cùng Công ty TNHH Mỹ phẩm Lovis khẩn trương gửi thông báo thu hồi đến toàn bộ hệ thống phân phối và người sử dụng sản phẩm. Các đơn vị này cũng cần tiếp nhận sản phẩm bị trả lại từ các cơ sở kinh doanh và lập báo cáo chi tiết quá trình thu hồi, gửi về Cục Quản lý Dược trước ngày 07/8/2025.

Riêng Sở Y tế tỉnh Phú Thọ – nơi hai công ty nêu trên đặt trụ sở – được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương để giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi sản phẩm. Kết quả kiểm tra, giám sát cũng cần được tổng hợp và gửi về Cục trước ngày 22/8/2025.

Sáng nay, ngày 18 tháng 7 năm 2025, báo Tuổi trẻ cũng đăng tải bài viết với tiêu đề "Thu hồi kem chống nắng được xác định là hàng giả, kem dưỡng vitamin E nhưng không có vitamin E". Nội dung như sau:

kem chống nắng - Ảnh 1.

Sản phẩm kem chống nắng vitamin C của Athena bị thu hồi - Ảnh: Cục Quản lý dược

Kem chống nắng bị phát hiện là "hàng giả"

Cục Quản lý dược vừa ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc đối với hai sản phẩm kem chống nắng có dấu hiệu giả mạo chỉ số chống nắng (SPF):

Cụ thể, kem chống nắng Vitamin C, số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm 242/24/CBMP-PT cấp ngày 5-9-2024. Sản phẩm do Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Athena Việt Nam (địa chỉ: Lô 18-20 Khu Đồi Măng, phường Thanh Miếu, TP Việt Trì, Phú Thọ) chịu trách nhiệm phân phối.

Kem chống nắng Sun Cream, số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm 39/22/CBMP-PT cấp ngày 9-9-2022. Sản phẩm thuộc Công ty TNHH Mỹ phẩm Lovis (địa chỉ: Số 64, phường Quang Trung, TP Uông Bí, Quảng Ninh).

Theo kết quả giám định tại Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, chỉ số SPF thực tế của cả hai sản phẩm chỉ đạt dưới 70% so với công bố trên nhãn, vi phạm nghiêm trọng quy định ghi nhãn và quảng cáo, đồng thời bị xác định là hàng giả theo kết luận của Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Phú Thọ.

Cục Quản lý dược yêu cầu các đơn vị này phải gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở phân phối, tiếp nhận lại sản phẩm và nộp báo cáo thu hồi trước ngày 7-8. Sở Y tế Phú Thọ và các tỉnh, thành phố được giao phối hợp kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

kem chống nắng - Ảnh 2.

Kem chống nắng Sun Cream bị thu hồi - Ảnh: Cục Quản lý dược

Kem dưỡng vitamin E nhưng không có vitamin E

Cũng theo Cục Quản lý dược, căn cứ kết quả kiểm nghiệm từ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm - Sở Y tế Hà Nội, sản phẩm Vitamin E Mosturising Cream Enriched with Sunflowers Oil, trên nhãn ghi "Product of Thailand", đã bị phát hiện không chứa thành phần vitamin E như công bố, đồng thời không đạt chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật theo quy định.

Sản phẩm có số lô 56, ngày sản xuất 1-1-2024, hạn dùng 1-1-2028, được lấy mẫu kiểm nghiệm tại hai nhà thuốc tại Hà Nội là Nhà thuốc An An (153 TDP 14, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông) và Nhà thuốc Thảo Vy (122 đường Nguyễn Văn Giáp, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm).

Đáng chú ý, sản phẩm này in toàn bộ nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt, không ghi đơn vị chịu trách nhiệm đưa ra thị trường và chưa được cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu.

Với các vi phạm nghiêm trọng nêu trên, Cục Quản lý dược yêu cầu thu hồi, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm trên toàn quốc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đồng thời yêu cầu các Sở Y tế địa phương thông báo khẩn tới các cơ sở kinh doanh, buôn bán mỹ phẩm ngừng ngay việc sử dụng và lưu hành sản phẩm này, phối hợp truy tìm nguồn gốc và xử lý các vi phạm theo đúng quy định.

Người dân được khuyến cáo không sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không có thông tin đơn vị chịu trách nhiệm, không có nhãn phụ tiếng Việt hoặc có dấu hiệu làm giả công dụng.

Việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng không chỉ gây mất tiền mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe, đặc biệt là kích ứng da, nhiễm khuẩn, tổn thương lâu dài và thậm chí phá hủy lớp bảo vệ tự nhiên của da.

Nước giặt quốc dân không cần nước xả vẫn thơm, hơn 1,2 triệu người dùng Shopee cho 5 sao!